Tăng giá “sân sau” cũng góp phần vào lạm phát
Nguy cơ xảy ra các giao dịch nội gián để trục lợi riêng trong các công ty có vốn sở hữu nhà nước là rất lớn
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) trong một nghiên cứu của mình đã kết luận rằng, nguy cơ xảy ra các giao dịch nội gián để trục lợi riêng trong các công ty có vốn sở hữu nhà nước là rất lớn.
Chính những giao dịch kiểu này cũng góp phần đáng kể vào việc tăng giá, thậm chí có thể làm cho thị trường bị lũng đoạn.
Còn nhớ cách đây khá lâu, trên báo Pháp luật Tp.HCM có một bài viết đề cập đến những cơn sốt bia giả tạo, hậu quả của mối quan hệ móc ngoặc giữa nhà máy sản xuất bia với các đại lý “sân sau” thân quen ở bên ngoài. Những cơn sốt được tạo ra thường rơi vào các dịp lễ, Tết hoặc vào các thời điểm nhà máy thông báo hết bia với lý do “cúp điện”, trục trặc kỹ thuật...
Thực chất, một số lượng bia lớn trước đó đã được tuồn cho các đại lý thân quen và khi giá bia đã bị đẩy lên cao, chúng được tung ra thị trường, thu về những khoản lợi nhuận kếch xù. Vì giá bán cho đại lý và giá bán lẻ vào lúc thị trường sốt có mức chênh lệch rất cao, 20%, 30%, thậm chí có thể lên tới trên 50% nên xảy ra hiện tượng: tìm mọi cách để được duyệt mua sản phẩm, kể cả việc chung chi.
Ví dụ, giá mua ghi trên phiếu là 100.000 đồng/thùng nhưng thực tế đại lý phải trả cao hơn tùy theo mức độ “sốt” của thị trường. Theo phản ánh của giới kinh doanh bia, cho đến nay tình trạng này vẫn còn tồn tại.
Đề cập đến vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, cho rằng đây là điển hình của hiện tượng giá cả bị móp méo do giao dịch nội gián để trục lợi riêng trong các công ty có vốn sở hữu nhà nước.
Theo ông Nam, thực tế đã có một số trường hợp tương tự như vậy bị phanh phui như vụ Công ty Dệt Long An cách đây mười năm, khi ngành dệt may còn phát triển rất hạn chế, đã tuồn một lượng hàng lớn ra ngoài cho một công ty tư nhân (thông qua một doanh nghiệp thương mại quốc doanh) với mức giá chênh lệch rẻ hơn so với thị trường lên tới hàng chục tỉ đồng.
Sau này, trong quá trình công ty bị đẩy vào bờ vực phá sản, nhiều cán bộ nhân viên đã gửi đơn tố cáo hành vi trục lợi của một số cán bộ lãnh đạo công ty thông qua việc cung cấp những mặt hàng tốt cho những đại lý “sân sau” của mình. Đến lượt mình, khi hàng đã có trong tay những đại lý này thao túng thị trường.
Hoặc một ví dụ khác là vụ điện kế điện tử tại Công ty Điện lực Tp.HCM bị phát hiện vào năm 2005. Từ việc cấu kết với nhà cung cấp thiết bị điện lực, thực chất là các công ty “người nhà”, một số cán bộ có chức quyền thuộc Công ty Điện lực Tp.HCM đã cố tình mua 312.000 chiếc điện kế điện tử kém chất lượng với giá chênh lệch so với giá cho phép lên đến 240.000 đồng/chiếc, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỉ đồng. Đây cũng là thiệt hại của người tiêu dùng khi họ phải trả tiền mua dịch vụ kém chất lượng với giá cao.
Các giao dịch nội gián dựa vào vị thế đặc quyền, độc quyền trong một số lĩnh vực của doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước để làm giá, trục lợi càng ngày càng trở nên tinh vi và chằng chịt. Đặc biệt, theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, đối với những lĩnh vực liên quan đến hệ thống phân phối bên ngoài thì nguy cơ móc ngoặc, đi đêm giữa các bên trục lợi, giữa “chân trong” với “chân ngoài” là rất lớn và khó tránh khỏi.
“Giá cả ở một số lĩnh vực như xăng dầu, hàng không, đường sắt, Nhà nước còn có thể nắm nhưng với những lĩnh vực liên quan đến hệ thống phân phối bên ngoài thì nhà nước cực kỳ khó kiểm soát. Hễ lĩnh vực nào có đặc quyền, đặc lợi thì nơi ấy sẽ hình thành vài đầu nậu bên ngoài chi phối”, ông Nam nói.
Thủ phạm của cơn sốt gạo vừa qua cũng được xác định là do hệ thống phân phối bị lũng đoạn. Dư luận đặt câu hỏi, muốn đầu cơ, lũng đoạn lẽ nào không có sự bắt tay giữa các đơn vị kinh doanh, xuất khẩu gạo lớn với những người đầu cơ?
Một thí dụ khác: mặt hàng xi măng. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng nói không tăng giá bán nhưng khi hàng đến tay người tiêu dùng giá xi măng đã đội lên tới 40-50% so với giá bán tại nhà máy. “Cả chục ngày nay, chúng tôi không có một bao xi măng Hà Tiên nào trong kho cả. Xe chở hàng phải nằm chết gí. Trong khi đó, nếu cần, vẫn có người đưa tới cả ngàn bao, tất nhiên với giá cao. Hàng này ở đâu ra? Vì sao họ mua được?”, anh Mười, một đại lý xi măng ở quận 12 bức xúc.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, điều kiện để tạo ra các giao dịch nội gián chính là do đặc quyền, đặc lợi trong kinh doanh. Khi có đặc quyền, đặc lợi thì tính cạnh tranh bị triệt tiêu. “Với các doanh nghiệp được hưởng đặc quyền, đặc lợi, hệ thống phân phối hầu như không có tính cạnh tranh.
Trong khi đó, với các doanh nghiệp nước ngoài như Toshiba, Hitachi... hệ thống phân phối của họ luôn phải đảm bảo chất lượng, giá cả của công ty mẹ. "Họ rất có trách nhiệm với người tiêu dùng, chứ không phải muốn tăng lúc nào thì tăng được", ông Nam nói.
* Giá thành thực chất là bao nhiêu?
Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, một trong những vấn đề chưa minh bạch hiện nay là giá của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đang giữ vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực như điện, nước, xăng dầu, hàng không...
Thực chất giá thành của những mặt hàng, dịch vụ do các đơn vị này cung cấp bao nhiêu vẫn đang là câu hỏi khó có lời giải đáp. Bà Lan kể cách đây khá lâu, bà có đặt vấn đề tìm hiểu giá điện với một lãnh đạo ủy ban vật giá nhưng vị này cũng lắc đầu “vùng cấm, không thể vào được đâu”.
Vậy, các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện phải kìm giá kiến nghị xin được tăng giá có hợp lý không? Cơ sở nào để xác định giá thành thực chất của sản phẩm, dịch vụ? Theo bà Lan, những vấn đề này rất cần được làm rõ.
Chính những giao dịch kiểu này cũng góp phần đáng kể vào việc tăng giá, thậm chí có thể làm cho thị trường bị lũng đoạn.
Còn nhớ cách đây khá lâu, trên báo Pháp luật Tp.HCM có một bài viết đề cập đến những cơn sốt bia giả tạo, hậu quả của mối quan hệ móc ngoặc giữa nhà máy sản xuất bia với các đại lý “sân sau” thân quen ở bên ngoài. Những cơn sốt được tạo ra thường rơi vào các dịp lễ, Tết hoặc vào các thời điểm nhà máy thông báo hết bia với lý do “cúp điện”, trục trặc kỹ thuật...
Thực chất, một số lượng bia lớn trước đó đã được tuồn cho các đại lý thân quen và khi giá bia đã bị đẩy lên cao, chúng được tung ra thị trường, thu về những khoản lợi nhuận kếch xù. Vì giá bán cho đại lý và giá bán lẻ vào lúc thị trường sốt có mức chênh lệch rất cao, 20%, 30%, thậm chí có thể lên tới trên 50% nên xảy ra hiện tượng: tìm mọi cách để được duyệt mua sản phẩm, kể cả việc chung chi.
Ví dụ, giá mua ghi trên phiếu là 100.000 đồng/thùng nhưng thực tế đại lý phải trả cao hơn tùy theo mức độ “sốt” của thị trường. Theo phản ánh của giới kinh doanh bia, cho đến nay tình trạng này vẫn còn tồn tại.
Đề cập đến vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, cho rằng đây là điển hình của hiện tượng giá cả bị móp méo do giao dịch nội gián để trục lợi riêng trong các công ty có vốn sở hữu nhà nước.
Theo ông Nam, thực tế đã có một số trường hợp tương tự như vậy bị phanh phui như vụ Công ty Dệt Long An cách đây mười năm, khi ngành dệt may còn phát triển rất hạn chế, đã tuồn một lượng hàng lớn ra ngoài cho một công ty tư nhân (thông qua một doanh nghiệp thương mại quốc doanh) với mức giá chênh lệch rẻ hơn so với thị trường lên tới hàng chục tỉ đồng.
Sau này, trong quá trình công ty bị đẩy vào bờ vực phá sản, nhiều cán bộ nhân viên đã gửi đơn tố cáo hành vi trục lợi của một số cán bộ lãnh đạo công ty thông qua việc cung cấp những mặt hàng tốt cho những đại lý “sân sau” của mình. Đến lượt mình, khi hàng đã có trong tay những đại lý này thao túng thị trường.
Hoặc một ví dụ khác là vụ điện kế điện tử tại Công ty Điện lực Tp.HCM bị phát hiện vào năm 2005. Từ việc cấu kết với nhà cung cấp thiết bị điện lực, thực chất là các công ty “người nhà”, một số cán bộ có chức quyền thuộc Công ty Điện lực Tp.HCM đã cố tình mua 312.000 chiếc điện kế điện tử kém chất lượng với giá chênh lệch so với giá cho phép lên đến 240.000 đồng/chiếc, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỉ đồng. Đây cũng là thiệt hại của người tiêu dùng khi họ phải trả tiền mua dịch vụ kém chất lượng với giá cao.
Các giao dịch nội gián dựa vào vị thế đặc quyền, độc quyền trong một số lĩnh vực của doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước để làm giá, trục lợi càng ngày càng trở nên tinh vi và chằng chịt. Đặc biệt, theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, đối với những lĩnh vực liên quan đến hệ thống phân phối bên ngoài thì nguy cơ móc ngoặc, đi đêm giữa các bên trục lợi, giữa “chân trong” với “chân ngoài” là rất lớn và khó tránh khỏi.
“Giá cả ở một số lĩnh vực như xăng dầu, hàng không, đường sắt, Nhà nước còn có thể nắm nhưng với những lĩnh vực liên quan đến hệ thống phân phối bên ngoài thì nhà nước cực kỳ khó kiểm soát. Hễ lĩnh vực nào có đặc quyền, đặc lợi thì nơi ấy sẽ hình thành vài đầu nậu bên ngoài chi phối”, ông Nam nói.
Thủ phạm của cơn sốt gạo vừa qua cũng được xác định là do hệ thống phân phối bị lũng đoạn. Dư luận đặt câu hỏi, muốn đầu cơ, lũng đoạn lẽ nào không có sự bắt tay giữa các đơn vị kinh doanh, xuất khẩu gạo lớn với những người đầu cơ?
Một thí dụ khác: mặt hàng xi măng. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng nói không tăng giá bán nhưng khi hàng đến tay người tiêu dùng giá xi măng đã đội lên tới 40-50% so với giá bán tại nhà máy. “Cả chục ngày nay, chúng tôi không có một bao xi măng Hà Tiên nào trong kho cả. Xe chở hàng phải nằm chết gí. Trong khi đó, nếu cần, vẫn có người đưa tới cả ngàn bao, tất nhiên với giá cao. Hàng này ở đâu ra? Vì sao họ mua được?”, anh Mười, một đại lý xi măng ở quận 12 bức xúc.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, điều kiện để tạo ra các giao dịch nội gián chính là do đặc quyền, đặc lợi trong kinh doanh. Khi có đặc quyền, đặc lợi thì tính cạnh tranh bị triệt tiêu. “Với các doanh nghiệp được hưởng đặc quyền, đặc lợi, hệ thống phân phối hầu như không có tính cạnh tranh.
Trong khi đó, với các doanh nghiệp nước ngoài như Toshiba, Hitachi... hệ thống phân phối của họ luôn phải đảm bảo chất lượng, giá cả của công ty mẹ. "Họ rất có trách nhiệm với người tiêu dùng, chứ không phải muốn tăng lúc nào thì tăng được", ông Nam nói.
* Giá thành thực chất là bao nhiêu?
Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, một trong những vấn đề chưa minh bạch hiện nay là giá của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đang giữ vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực như điện, nước, xăng dầu, hàng không...
Thực chất giá thành của những mặt hàng, dịch vụ do các đơn vị này cung cấp bao nhiêu vẫn đang là câu hỏi khó có lời giải đáp. Bà Lan kể cách đây khá lâu, bà có đặt vấn đề tìm hiểu giá điện với một lãnh đạo ủy ban vật giá nhưng vị này cũng lắc đầu “vùng cấm, không thể vào được đâu”.
Vậy, các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện phải kìm giá kiến nghị xin được tăng giá có hợp lý không? Cơ sở nào để xác định giá thành thực chất của sản phẩm, dịch vụ? Theo bà Lan, những vấn đề này rất cần được làm rõ.