Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh mức dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2008 từ 5,2% xuống 4,8%
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh mức dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2008 xuống còn 4,8%, so với mức dự đoán trước đó là 5,2%.
Giám đốc IMF Rodrigo Rato cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ sụt giảm. Tăng trưởng của châu Âu sẽ không mạnh như trước đây, và tại Nhật Bản cũng vậy”. Theo ông, đà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục được duy trì, nhưng mức tăng trưởng còn phụ thuộc vào sự sụt giảm kinh tế tại Mỹ và châu Âu kéo dài bao lâu.
Mỹ kéo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm
Theo các quan chức IMF tại Đức tiết lộ ngày 9/10, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực 13 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) vào năm tới sẽ giảm xuống còn 2,1%, so với dự báo trước đó là 2,5%, trong đó kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 2% (so với mức dự báo 2,4% trước đó), kinh tế Pháp sẽ đạt 2% (so với 2,3%).
Kinh tế Trung Quốc dự báo sẽ chỉ đạt 10,0% trong năm tới, giảm 0,5% so với dự báo trước đó. IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong năm 2008 xuống còn 1,9%, so với dự báo trước đó là 2,8%.
Nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm tới không cao là do tác động của thị trường bất động sản Mỹ ảm đạm và những khó khăn về tín dụng. Sự giảm sút của kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ suy thoái. Tin tức từ báo chí Mỹ ngày 9/10 cho biết, lượng hàng nhập khẩu vào các cảng lớn của Mỹ trong tháng 8 vừa qua đã bất ngờ giảm 1,4%. Đây là lần đầu tiên lượng hàng nhập khẩu hàng tháng vào Mỹ giảm kể từ năm 2005.
Các nhà theo dõi thị trường dự đoán lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ có thể tiếp tục giảm trong tháng 9 và tháng 10, do đồng USD trượt giá và sức mua của người tiêu dùng Mỹ giảm.
Trong khi đó, tổng giá trị bán lẻ ở Mỹ trong tháng 9 chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, mức thấp nhất trong 5 tháng qua. Mức chi tiêu tiêu dùng được các nhà kinh tế theo dõi rất sát vì hoạt động này chiếm tới 70% giá trị của nền kinh tế Mỹ.
Lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 9 cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua, một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tại thị trường thứ cấp, liên quan đến các khoản cho vay để mua bất động sản.
Theo đánh giá của hãng Goldman Sachs, nguy cơ rơi vào suy thoái của kinh tế Mỹ hiện vào khoảng 40%. Một số nhà kinh tế dự đoán nhiều khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm thêm 0,25% lãi suất tại cuộc họp sắp tới vào ngày 30 và 31/10.
Các nước cần thay đổi kế hoạch ngân sách
Ông Rodrigo Rato cảnh báo, tình trạng bất ổn trên thị trường tiền tệ và tình trạng thắt chặt tín dụng hiện nay sẽ buộc chính phủ các nước trên thế giới phải có những thay đổi lớn về kế hoạch ngân sách của họ.
Thắt chặt tín dụng là “một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” chưa chấm dứt và sẽ làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Các nhà hoạch định chính sách không nên nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề cần giải quyết của các giám đốc ngân hàng, mà nó sẽ tác động tới cả ngành tài chính và ngân sách quốc gia.
Ông R. Rato cũng xác nhận là các nước châu Âu đang lo ngại về sự sụt giảm giá của đồng USD - một vấn đề có nguy cơ trở thành một nguyên nhân gây bất hòa tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) và cuộc họp thường niên của IMF trong năm nay.
Tương tự như nhận định của IMF, bản tổng kết của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố cũng đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên năm nay rất ảm đạm. Tăng trưởng kinh tế Pháp chỉ có thể đạt 1,8% trong khi dự kiến ban đầu là 2,2% và chỉ tiêu của chính phủ là 2,25% cho năm 2007.
Tuy nhiên, những nhận định nêu trên của IMF và OECD trái với một số dự báo lạc quan mà các tổ chức, ngân hàng uy tín khác vừa đưa ra trong tháng 9. Báo cáo của các ngân hàng trung ương thuộc nhóm G-10, hôm 10/9 nhận định, nền kinh tế thế giới vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn.
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 17/9 nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á trong năm nay lên 8,3% so với con số dự báo trước đây là 7,6%...
Giám đốc IMF Rodrigo Rato cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ sụt giảm. Tăng trưởng của châu Âu sẽ không mạnh như trước đây, và tại Nhật Bản cũng vậy”. Theo ông, đà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục được duy trì, nhưng mức tăng trưởng còn phụ thuộc vào sự sụt giảm kinh tế tại Mỹ và châu Âu kéo dài bao lâu.
Mỹ kéo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm
Theo các quan chức IMF tại Đức tiết lộ ngày 9/10, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực 13 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) vào năm tới sẽ giảm xuống còn 2,1%, so với dự báo trước đó là 2,5%, trong đó kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 2% (so với mức dự báo 2,4% trước đó), kinh tế Pháp sẽ đạt 2% (so với 2,3%).
Kinh tế Trung Quốc dự báo sẽ chỉ đạt 10,0% trong năm tới, giảm 0,5% so với dự báo trước đó. IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong năm 2008 xuống còn 1,9%, so với dự báo trước đó là 2,8%.
Nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm tới không cao là do tác động của thị trường bất động sản Mỹ ảm đạm và những khó khăn về tín dụng. Sự giảm sút của kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ suy thoái. Tin tức từ báo chí Mỹ ngày 9/10 cho biết, lượng hàng nhập khẩu vào các cảng lớn của Mỹ trong tháng 8 vừa qua đã bất ngờ giảm 1,4%. Đây là lần đầu tiên lượng hàng nhập khẩu hàng tháng vào Mỹ giảm kể từ năm 2005.
Các nhà theo dõi thị trường dự đoán lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ có thể tiếp tục giảm trong tháng 9 và tháng 10, do đồng USD trượt giá và sức mua của người tiêu dùng Mỹ giảm.
Trong khi đó, tổng giá trị bán lẻ ở Mỹ trong tháng 9 chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, mức thấp nhất trong 5 tháng qua. Mức chi tiêu tiêu dùng được các nhà kinh tế theo dõi rất sát vì hoạt động này chiếm tới 70% giá trị của nền kinh tế Mỹ.
Lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 9 cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua, một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tại thị trường thứ cấp, liên quan đến các khoản cho vay để mua bất động sản.
Theo đánh giá của hãng Goldman Sachs, nguy cơ rơi vào suy thoái của kinh tế Mỹ hiện vào khoảng 40%. Một số nhà kinh tế dự đoán nhiều khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm thêm 0,25% lãi suất tại cuộc họp sắp tới vào ngày 30 và 31/10.
Các nước cần thay đổi kế hoạch ngân sách
Ông Rodrigo Rato cảnh báo, tình trạng bất ổn trên thị trường tiền tệ và tình trạng thắt chặt tín dụng hiện nay sẽ buộc chính phủ các nước trên thế giới phải có những thay đổi lớn về kế hoạch ngân sách của họ.
Thắt chặt tín dụng là “một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” chưa chấm dứt và sẽ làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Các nhà hoạch định chính sách không nên nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề cần giải quyết của các giám đốc ngân hàng, mà nó sẽ tác động tới cả ngành tài chính và ngân sách quốc gia.
Ông R. Rato cũng xác nhận là các nước châu Âu đang lo ngại về sự sụt giảm giá của đồng USD - một vấn đề có nguy cơ trở thành một nguyên nhân gây bất hòa tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) và cuộc họp thường niên của IMF trong năm nay.
Tương tự như nhận định của IMF, bản tổng kết của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố cũng đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên năm nay rất ảm đạm. Tăng trưởng kinh tế Pháp chỉ có thể đạt 1,8% trong khi dự kiến ban đầu là 2,2% và chỉ tiêu của chính phủ là 2,25% cho năm 2007.
Tuy nhiên, những nhận định nêu trên của IMF và OECD trái với một số dự báo lạc quan mà các tổ chức, ngân hàng uy tín khác vừa đưa ra trong tháng 9. Báo cáo của các ngân hàng trung ương thuộc nhóm G-10, hôm 10/9 nhận định, nền kinh tế thế giới vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn.
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 17/9 nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á trong năm nay lên 8,3% so với con số dự báo trước đây là 7,6%...