Thăm trụ sở của Google: Căn phòng của cậu bé đang lớn
Không gian làm việc của Google vừa hiệu quả, lại vừa là nơi người đi làm có thể thư giãn trong chốc lát
Tác giả bài viết từng là một du học sinh Việt Nam ở Mỹ và hiện giờ bạn đang làm việc tại một nơi gần thung lũng Silicon, nơi có nhiều công ty tin học lớn của thế giới. Sau đây là những cảm nhận của tác giả sau chuyến viếng thăm đến trụ sở của Google.
Là công cụ tìm kiếm phổ biến, Google còn được biết đến với một phong cách làm việc độc đáo, sáng tạo và hiệu quả.
Tạp chí Fortune từng xếp Google vào vị trí thứ nhất trong các công ty có môi trường làm việc tốt nhất ở Mỹ. Tháng 5 vừa rồi, tôi may mắn có dịp trực tiếp đến thăm trụ sở của công ty có nhiều danh tiếng này.
Đơn giản nhưng hiệu quả
Ra đời vào năm 1998, khi thị trường công cụ tìm kiếm trên mạng còn hỗn loạn với nhiều nhà cung cấp, nhiều phong cách trình bày khác nhau, Google đã nhanh chóng thâu tóm thị trường và trở thành người khổng lồ vào khoảng những năm đầu của thế kỉ 21. Google được nhiều người đặc biệt yêu thích vì sự tiện dụng.
Trang chủ rất đơn giản, có một ô để đánh cụm từ cần tìm, kết quả hiện ra cũng ngăn nắp, trật tự, quảng cáo và kết quả tìm kiếm được phân định rõ ràng, không lẫn lộn vào nhau. Cho đến nay, cái phong cách ấy vẫn dường như không mảy may thay đổi. Số liệu của công ty cho biết, hiện nay, Google đã có trang chủ tại 112 nước trên thế giới và phục vụ tới trên 380 triệu lượt người mỗi tháng.
Có lẽ, triết lý về sự đơn giản nhưng tiện dụng ấy đã được thổi vào cả phong cách thiết kế của tòa nhà làm việc của Google. Nhìn từ ngoài vào, trụ sở Google cũng như bao tòa nhà khác, nhiều cửa kính, nhiều tòa nhà phụ nằm trải dài; điểm phân biệt duy nhất có lẽ là tấm biển trắng gọn ghẽ đề tên công ty.
Nhưng bước qua cánh cửa, bạn sẽ thấy ngay rằng, đây rõ ràng không phải là một công ty thông thường. Các doanh nghiệp của Mỹ thường chia không gian của mình thành những ô vuông khép kín: những văn phòng riêng, đóng cửa kín, những ô, khối độc lập, được tiêu chuẩn hóa về hình dáng và màu sắc. Nhưng ở Google thì tôi lại có cảm giác choáng ngợp về không gian chung.
Trần nhà ở đây rất cao, khiến ta có cảm giác như cả tầng làm việc không có sự chia rẽ, chung một khoảng không ở phía trên như không gian ngoài trời. Xen kẽ giữa các khu làm việc trong một tầng là những khoảng không gian rất rộng dành cho các hoạt động chung, như là bếp ăn, bàn bi-a, ghế bành và tủ sách. Những khu vực này đều được thiết kể mở, không có cửa ra vào, không có điểm mở đầu và kết thúc, mà ngằm ngay giữa lối đi, tạo cảm giác, ai cũng có thể dừng chân, ai cũng có thể ở lại.
Các phòng làm việc cũng được chia thành khu, nhưng không khu nào có hình khối và sự sắp xếp giống nhau. Sự khác biệt ấy có thể rất nhẹ nhàng, ví dụ như màu của nội thất, hình thái của phòng họp, hay như cách sắp xếp các khu vực mở. Nhưng như vậy cũng đủ tạo ra sự mới mẻ khi đi từ khu nhà này sang khu nhà khác.
Cách sử dụng màu sắc ở đây cũng đậm đặc chất Google. Sử dụng các trang web khác, bạn sẽ để ý rằng chúng thường có nhiều màu sắc có độ đậm nhạt khác nhau, ví dụ Live.com của Microsoft, có một dải màu xanh da trời nhạt dần. Google thường chỉ sử dụng những gam màu cơ bản, đơn sắc không thay đổi sự đậm nhạt.
Ở trụ sở của Google cũng vậy. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những ống nước màu đỏ chói, cầu thang màu xanh lá cây, thảm màu xanh tím đậm hay xanh da trời, hay là những chiếc ghế sặc sỡ đủ màu trong căng tin, cùng với sự sáng chói y như nhau. Nổi bật nhất có lẽ là màu trắng; màu trắng của tường vôi, trần nhà, và ánh sáng trắng (trần nhà cao và cửa kính). Màu sắc ấy khiến cho tòa nhà ngăn nắp về mặt màu sắc, nhưng cũng trẻ trung, mới lạ.
Rất nhiều phần trong tòa nhà này sử dụng vật liệu bền vững cho môi trường, có thể tái tạo. Google cũng nỗ lực sử dụng pin mặt trời. Ngước lên đầu và nhìn những ống dẫn khí, dẫn nước được phơi bày lộ thiên, thi thoảng được sơn màu sặc sỡ. Tôi chợt nhớ đến những cái ống nước ở Centre Pompidou ở Paris. Lại một tuyên ngôn của kiến trúc hậu hiện đại?
Trường đại học lớn
Ở Google, bạn dễ dàng cảm thấy cái không khí “sinh viên” của trường đại học Stanford ở gần đó vẫn còn phảng phất đâu đây. Trụ sở của Google có những cái bảng phoóc-mi-ca rất lớn trải dài suốt dọc lối đi. Trên đó, có thể là một công thức, cũng có thể là những ô chữ, trò chơi, đố vui, hay chỉ là một loạt lời cảm thán, Tôi thích làm việc ở đây!, Hello các bạn. Sự nghịch ngợm và hài hước có lẽ không có giới hạn về tuổi tác.
Trong vườn cây của Google có đặt một bộ xương khủng long nhân tạo, lập tức quanh đó, có những chú hạc đội mũ, mặc quần, làm bầy bạn với chú khủng long. Hay, ở một góc kín đáo của cầu thang, ai đó đã đặt vào một con chuột tre, lập tức có người đặt thêm cái bẫy và miếng pho mát.
Và ở Google, người ta vẫn có những “bài giảng”, Google Lecture. Những giáo sư tên tuổi cũng như các nhân vật nổi tiếng khác thường xuyên được mời đến nói chuyện với nhân viên của Google. Trong danh sách này có những cái tên quen thuộc như là Hillary Clinton, hay Joseph Stiglitz, nhà kinh tế đã đạt giải Nobel và đã đến thăm Việt Nam.
Sự học cũng không có giới hạn. Trong cùng một không gian làm việc thường có từ 2 đến 4 bàn kê san sát nhau. Tôi đã được đọc ở đâu đó rằng, đây là phong cách làm việc của những nghiên cứu sinh ở Stanford: sự gần gũi về mặt không gian dễ khiến cho ý tưởng được kết nối và nở rộ.
Vả lại, với các kĩ sư, có lẽ sự chật chội về mặt không gian không quan trọng bằng một sự rộng rãi khác: nhân viên cũng được phép sử dụng 20% thời gian của mình để nghiên cứu đề án riêng. Rất nhiều sản phẩm mới đã nảy sinh từ đó, như Google Maps hay Google Earth. Thêm nữa, mỗi bàn làm việc đều có hai màn hình máy tính, thậm chí là ba.
Làm việc hay là hưởng thụ?
Người đi làm ở Mỹ thường chịu áp lực công việc năng nề: giờ làm việc dài, căng thẳng, nhiều người phải đi làm cả thứ bảy và chủ nhật. Nhiều người không có thời gian hưởng thụ cuộc sống gia đình hay vui vầy với bè bạn. Không gian làm việc của Google dường như muốn hài hòa hai yếu tố đó: vừa là không gian làm việc hiệu quả, lại vừa là nơi người đi làm có thể thư giãn trong chốc lát.
Xung quanh nơi làm việc là rất nhiều tiên nghi sinh hoạt. Thú vị nhất, đối với tôi, có lẽ là cái bể bơi xinh xắn nằm trong khuôn viên công ty. Bể bơi này trông xa rất nhỏ, có lẽ chỉ vừa một người, nhưng bạn vẫn có thể thoải mái bơi, nhờ kĩ thuật tạo sóng nhân tạo - tựa như một cái máy chạy ở dưới nước vậy. Ngoài ra còn có sân bóng chuyền, khu thể dục thể thao với các dụng cụ cần thiết. Nhân viên còn có thể sử dụng luôn dịch vụ mát xa, trong những căn phòng chuyên dụng ngay tại trụ sở.
Google cũng có những không gian chung rất lý thú. Ở đó, bạn tìm thấy không chỉ có sách lập trình, mà còn cả đồ chơi Lego, thú nhồi bông, bàn bi-a, trò chơi điện tử, hay đơn giản là những cái ghế chỉ nhìn vào là đã muốn dựa lưng. Nếu cần một chút không khí để thở, thì khu vườn ngay dưới nhà có thể đáp ứng được nhu cầu ấy. Vườn có hoa anh đào vào mùa xuân, và vô số những cây hương vị bé con đang lớn.
Không thể không kể đến nguồn thực phẩm dồi dào và phong phú ở Google. Rải rác khắp nơi là 11 nhà ăn khác nhau, phục vụ thực phẩm theo nhiều khẩu vị, từ châu Á đến châu Âu, tất cả đều miễn phí. Khu bếp bao giờ cũng tràn ngập thức ăn, tươi, mới, và có chất lượng.
Có thể dễ dàng tưởng tượng ra vì sao bạn không cần về nhà: thực phẩm, đã có sẵn ở nhà ăn, giải trí, đã có bàn bi-a và trò chơi điện tử, thể dục, bể bơi, sân bóng và máy tập. Thâm chí, bạn có thể dạo loanh quanh bằng xe đạp, hay tranh thủ giặt quần áo lúc đang chạy chương trình.
Tạm biệt Google vào lúc 23g, và tôi biết, đằng sau những ô cửa kính kia vẫn có những màn hình máy tính còn chưa tắt. Tôi có cảm giác ở Google thời gian chạy theo một múi giờ khác. Cả công ty như một cậu bé đang lớn, khi nào cũng háo hức, không muốn chờ đợi. Nếu vậy thì cậu bé ấy quả là may mắn, trụ sở của công ty là một căn phòng lý tưởng!
Là công cụ tìm kiếm phổ biến, Google còn được biết đến với một phong cách làm việc độc đáo, sáng tạo và hiệu quả.
Tạp chí Fortune từng xếp Google vào vị trí thứ nhất trong các công ty có môi trường làm việc tốt nhất ở Mỹ. Tháng 5 vừa rồi, tôi may mắn có dịp trực tiếp đến thăm trụ sở của công ty có nhiều danh tiếng này.
Đơn giản nhưng hiệu quả
Ra đời vào năm 1998, khi thị trường công cụ tìm kiếm trên mạng còn hỗn loạn với nhiều nhà cung cấp, nhiều phong cách trình bày khác nhau, Google đã nhanh chóng thâu tóm thị trường và trở thành người khổng lồ vào khoảng những năm đầu của thế kỉ 21. Google được nhiều người đặc biệt yêu thích vì sự tiện dụng.
Trang chủ rất đơn giản, có một ô để đánh cụm từ cần tìm, kết quả hiện ra cũng ngăn nắp, trật tự, quảng cáo và kết quả tìm kiếm được phân định rõ ràng, không lẫn lộn vào nhau. Cho đến nay, cái phong cách ấy vẫn dường như không mảy may thay đổi. Số liệu của công ty cho biết, hiện nay, Google đã có trang chủ tại 112 nước trên thế giới và phục vụ tới trên 380 triệu lượt người mỗi tháng.
Có lẽ, triết lý về sự đơn giản nhưng tiện dụng ấy đã được thổi vào cả phong cách thiết kế của tòa nhà làm việc của Google. Nhìn từ ngoài vào, trụ sở Google cũng như bao tòa nhà khác, nhiều cửa kính, nhiều tòa nhà phụ nằm trải dài; điểm phân biệt duy nhất có lẽ là tấm biển trắng gọn ghẽ đề tên công ty.
Nhưng bước qua cánh cửa, bạn sẽ thấy ngay rằng, đây rõ ràng không phải là một công ty thông thường. Các doanh nghiệp của Mỹ thường chia không gian của mình thành những ô vuông khép kín: những văn phòng riêng, đóng cửa kín, những ô, khối độc lập, được tiêu chuẩn hóa về hình dáng và màu sắc. Nhưng ở Google thì tôi lại có cảm giác choáng ngợp về không gian chung.
Trần nhà ở đây rất cao, khiến ta có cảm giác như cả tầng làm việc không có sự chia rẽ, chung một khoảng không ở phía trên như không gian ngoài trời. Xen kẽ giữa các khu làm việc trong một tầng là những khoảng không gian rất rộng dành cho các hoạt động chung, như là bếp ăn, bàn bi-a, ghế bành và tủ sách. Những khu vực này đều được thiết kể mở, không có cửa ra vào, không có điểm mở đầu và kết thúc, mà ngằm ngay giữa lối đi, tạo cảm giác, ai cũng có thể dừng chân, ai cũng có thể ở lại.
Các phòng làm việc cũng được chia thành khu, nhưng không khu nào có hình khối và sự sắp xếp giống nhau. Sự khác biệt ấy có thể rất nhẹ nhàng, ví dụ như màu của nội thất, hình thái của phòng họp, hay như cách sắp xếp các khu vực mở. Nhưng như vậy cũng đủ tạo ra sự mới mẻ khi đi từ khu nhà này sang khu nhà khác.
Cách sử dụng màu sắc ở đây cũng đậm đặc chất Google. Sử dụng các trang web khác, bạn sẽ để ý rằng chúng thường có nhiều màu sắc có độ đậm nhạt khác nhau, ví dụ Live.com của Microsoft, có một dải màu xanh da trời nhạt dần. Google thường chỉ sử dụng những gam màu cơ bản, đơn sắc không thay đổi sự đậm nhạt.
Ở trụ sở của Google cũng vậy. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những ống nước màu đỏ chói, cầu thang màu xanh lá cây, thảm màu xanh tím đậm hay xanh da trời, hay là những chiếc ghế sặc sỡ đủ màu trong căng tin, cùng với sự sáng chói y như nhau. Nổi bật nhất có lẽ là màu trắng; màu trắng của tường vôi, trần nhà, và ánh sáng trắng (trần nhà cao và cửa kính). Màu sắc ấy khiến cho tòa nhà ngăn nắp về mặt màu sắc, nhưng cũng trẻ trung, mới lạ.
Rất nhiều phần trong tòa nhà này sử dụng vật liệu bền vững cho môi trường, có thể tái tạo. Google cũng nỗ lực sử dụng pin mặt trời. Ngước lên đầu và nhìn những ống dẫn khí, dẫn nước được phơi bày lộ thiên, thi thoảng được sơn màu sặc sỡ. Tôi chợt nhớ đến những cái ống nước ở Centre Pompidou ở Paris. Lại một tuyên ngôn của kiến trúc hậu hiện đại?
Trường đại học lớn
Ở Google, bạn dễ dàng cảm thấy cái không khí “sinh viên” của trường đại học Stanford ở gần đó vẫn còn phảng phất đâu đây. Trụ sở của Google có những cái bảng phoóc-mi-ca rất lớn trải dài suốt dọc lối đi. Trên đó, có thể là một công thức, cũng có thể là những ô chữ, trò chơi, đố vui, hay chỉ là một loạt lời cảm thán, Tôi thích làm việc ở đây!, Hello các bạn. Sự nghịch ngợm và hài hước có lẽ không có giới hạn về tuổi tác.
Trong vườn cây của Google có đặt một bộ xương khủng long nhân tạo, lập tức quanh đó, có những chú hạc đội mũ, mặc quần, làm bầy bạn với chú khủng long. Hay, ở một góc kín đáo của cầu thang, ai đó đã đặt vào một con chuột tre, lập tức có người đặt thêm cái bẫy và miếng pho mát.
Và ở Google, người ta vẫn có những “bài giảng”, Google Lecture. Những giáo sư tên tuổi cũng như các nhân vật nổi tiếng khác thường xuyên được mời đến nói chuyện với nhân viên của Google. Trong danh sách này có những cái tên quen thuộc như là Hillary Clinton, hay Joseph Stiglitz, nhà kinh tế đã đạt giải Nobel và đã đến thăm Việt Nam.
Sự học cũng không có giới hạn. Trong cùng một không gian làm việc thường có từ 2 đến 4 bàn kê san sát nhau. Tôi đã được đọc ở đâu đó rằng, đây là phong cách làm việc của những nghiên cứu sinh ở Stanford: sự gần gũi về mặt không gian dễ khiến cho ý tưởng được kết nối và nở rộ.
Vả lại, với các kĩ sư, có lẽ sự chật chội về mặt không gian không quan trọng bằng một sự rộng rãi khác: nhân viên cũng được phép sử dụng 20% thời gian của mình để nghiên cứu đề án riêng. Rất nhiều sản phẩm mới đã nảy sinh từ đó, như Google Maps hay Google Earth. Thêm nữa, mỗi bàn làm việc đều có hai màn hình máy tính, thậm chí là ba.
Làm việc hay là hưởng thụ?
Người đi làm ở Mỹ thường chịu áp lực công việc năng nề: giờ làm việc dài, căng thẳng, nhiều người phải đi làm cả thứ bảy và chủ nhật. Nhiều người không có thời gian hưởng thụ cuộc sống gia đình hay vui vầy với bè bạn. Không gian làm việc của Google dường như muốn hài hòa hai yếu tố đó: vừa là không gian làm việc hiệu quả, lại vừa là nơi người đi làm có thể thư giãn trong chốc lát.
Xung quanh nơi làm việc là rất nhiều tiên nghi sinh hoạt. Thú vị nhất, đối với tôi, có lẽ là cái bể bơi xinh xắn nằm trong khuôn viên công ty. Bể bơi này trông xa rất nhỏ, có lẽ chỉ vừa một người, nhưng bạn vẫn có thể thoải mái bơi, nhờ kĩ thuật tạo sóng nhân tạo - tựa như một cái máy chạy ở dưới nước vậy. Ngoài ra còn có sân bóng chuyền, khu thể dục thể thao với các dụng cụ cần thiết. Nhân viên còn có thể sử dụng luôn dịch vụ mát xa, trong những căn phòng chuyên dụng ngay tại trụ sở.
Google cũng có những không gian chung rất lý thú. Ở đó, bạn tìm thấy không chỉ có sách lập trình, mà còn cả đồ chơi Lego, thú nhồi bông, bàn bi-a, trò chơi điện tử, hay đơn giản là những cái ghế chỉ nhìn vào là đã muốn dựa lưng. Nếu cần một chút không khí để thở, thì khu vườn ngay dưới nhà có thể đáp ứng được nhu cầu ấy. Vườn có hoa anh đào vào mùa xuân, và vô số những cây hương vị bé con đang lớn.
Không thể không kể đến nguồn thực phẩm dồi dào và phong phú ở Google. Rải rác khắp nơi là 11 nhà ăn khác nhau, phục vụ thực phẩm theo nhiều khẩu vị, từ châu Á đến châu Âu, tất cả đều miễn phí. Khu bếp bao giờ cũng tràn ngập thức ăn, tươi, mới, và có chất lượng.
Có thể dễ dàng tưởng tượng ra vì sao bạn không cần về nhà: thực phẩm, đã có sẵn ở nhà ăn, giải trí, đã có bàn bi-a và trò chơi điện tử, thể dục, bể bơi, sân bóng và máy tập. Thâm chí, bạn có thể dạo loanh quanh bằng xe đạp, hay tranh thủ giặt quần áo lúc đang chạy chương trình.
Tạm biệt Google vào lúc 23g, và tôi biết, đằng sau những ô cửa kính kia vẫn có những màn hình máy tính còn chưa tắt. Tôi có cảm giác ở Google thời gian chạy theo một múi giờ khác. Cả công ty như một cậu bé đang lớn, khi nào cũng háo hức, không muốn chờ đợi. Nếu vậy thì cậu bé ấy quả là may mắn, trụ sở của công ty là một căn phòng lý tưởng!