Tham vấn chính sách: Cơ chế “đặc biệt” của Ủy ban Kinh tế
Đã có lúc có những ý kiến tranh luận trái chiều, có những nhận xét “nhạy cảm”, có những đề xuất táo bạo
“Ở ta hội thảo cực nhiều, có lẽ nên có hội thảo với chủ đề tại sao hội thảo nhiều thế mà làm ít thế”. Đây là lời của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, diễn ra cuối tháng 8 vừa qua.
Nhận xét trên, có lẽ không hàm chứa thông điệp dành cho chính diễn đàn đó, nơi mà ông Tuyển, chỉ trong một ngày đã đăng đàn đến hai lần.
Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, vội vã đến khi diễn đàn đã qua được một ngày, ông Tuyển bộc bạch, dù là trong thành phần được mời dự cuộc họp Chính phủ đang diễn ra tại Hà Nội, song ông vẫn xuống với diễn đàn. Vì diễn đàn rất thú vị, và còn vì nếu bỏ nhiều thì “rất sợ bị khai trừ ra khỏi nhóm cộng tác viên của Ủy ban Kinh tế”.
Và, cũng không chỉ có ông Tuyển là vị chuyên gia duy nhất dành cho hoạt động được tổ chức đều đặn mỗi năm hai lần vào mùa xuân và mùa thu của Ủy ban Kinh tế sự quan tâm như vậy.
Bởi, cơ chế tham vấn của Ủy ban Kinh tế được cho là khá đặc biệt.
Quay lại thời điểm tháng 7/2011, khi đa số các vị đại biểu Quốc hội khóa 13 vẫn còn đang bỡ ngỡ với nghị trường thì đã nhận được 10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô từ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12.
4 năm đã qua, nhưng nội dung bản kiến nghị gần như vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Quan điểm lớn được nhấn mạnh tại kiến nghị này là việc hình thành một “chủ thuyết phát triển kinh tế” riêng cho Việt Nam trong đó ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt sẽ là tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những giai đoạn (chu kỳ) tiếp theo.
Và đó là điều được đúc rút từ nhiều hội thảo quan trọng được Ủy ban Kinh tế khóa 12 tổ chức, ngay sau khi được thành lập vào năm 2007, với những trao đổi đa chiều về những định hướng chiến lược và khuyến nghị cụ thể để kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển nhanh, cân bằng, bền vững hơn trong giai đoạn tới.
Chỉ ít phút sau khi bản kiến nghị này được giới thiệu khái quát trên VnEconomy, cả điện thoại bên bàn làm việc và điện thoại di động của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa 12 Hà Văn Hiền đều dồn dập đổ chuông.
Bên cạnh nhiều người gọi điện “xin” bản kiến nghị đầy đủ, còn có không ít vị quan tâm chia sẻ, bày tỏ sự đồng tình với Ủy ban Kinh tế.
Bởi tại thời điểm đó, bình ổn lại kinh tế vĩ mô đã trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam, theo nhận định của Chính phủ.
Trong câu chuyện liên tục bị ngắt quãng vì những cuộc gọi, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nói với VnEconomy rằng, nếu chỉ dựa vào riêng nội lực của Ủy ban thì khó có thể hình thành nên những kiến nghị đủ tầm.
Bởi vậy, điều mà ông tâm đắc nhất trong nhiệm kỳ 12 là Ủy ban đã xây dựng được mô hình hoạt động mở, tập hợp được ý kiến rất đa chiều và tranh thủ được sự đóng góp của các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, các trường đại học, nhiều chuyên gia giỏi, kể cả các chuyên gia kinh tế độc lập.
Ý kiến của họ là kênh thông tin cực kỳ quý giá, còn nếu chỉ gói gọn ý kiến trong Ủy ban thì có thể đánh giá không đầy đủ, không kết hợp được lý luận và thực tiễn nhất là với các vấn đề mang tầm vĩ mô, ông Hiền nhìn nhận.
Một điều không thể phủ nhận là tham vấn chính sách theo mô hình mở đã giúp các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế tại mỗi kỳ họp của Quốc hội có chiều sâu hơn, được nâng tầm lên.
Nhưng tất nhiên, để chắt lọc thành những kiến nghị có giá trị, thì Ủy ban Kinh tế, mà trước hết là người đứng đầu phải biết lắng nghe, và không bao giờ dễ dãi, như chính đúc kết của Chủ nhiệm Hà Văn Hiền.
Một bản dự thảo nhìn lại quá trình tham vấn và khuyến nghị chính của Ủy ban Kinh tế đã nêu: trong hoạt động tham vấn của cơ quan này, đã có lúc có những ý kiến tranh luận trái chiều, có những nhận xét “nhạy cảm”, có những đề xuất táo bạo đi ngược lại chính sách hiện hành, có những phản biện chính sách thẳng thắn …
Uỷ ban Kinh tế đã lắng nghe, tiếp nhận và chắt lọc những gì là mấu chốt nhất, hiệu quả nhất, khả thi nhất. Việc tiếp thu và thẩm thấu nguồn thông tin và những nhận định, khuyến nghị có sức nặng, có chiều sâu của tư duy và tinh thần trách nhiệm đối với những vấn đề quan trọng, mang tính chất sống còn, trọng đại của đất nước cũng được xem là một thành quả trong 8 năm qua của Ủy ban Kinh tế.
Kỳ tới: Từ diễn đàn, đến nghị trường
Lần đầu tiên, khái niệm “xã hội dân sự” đã vang lên ở một diễn đàn lớn nhất của quốc gia - phiên họp toàn thể của Quốc hội… Nhưng để khái niệm đó có thể vang lên ở nghị trường thì trước khi Quốc hội khai mạc, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã nhấn mạnh “đã đến lúc cần phải thừa nhận xã hội dân sự”, dù cũng chính ông đã nêu ra thực tế “hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự”.
Nhận xét trên, có lẽ không hàm chứa thông điệp dành cho chính diễn đàn đó, nơi mà ông Tuyển, chỉ trong một ngày đã đăng đàn đến hai lần.
Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, vội vã đến khi diễn đàn đã qua được một ngày, ông Tuyển bộc bạch, dù là trong thành phần được mời dự cuộc họp Chính phủ đang diễn ra tại Hà Nội, song ông vẫn xuống với diễn đàn. Vì diễn đàn rất thú vị, và còn vì nếu bỏ nhiều thì “rất sợ bị khai trừ ra khỏi nhóm cộng tác viên của Ủy ban Kinh tế”.
Và, cũng không chỉ có ông Tuyển là vị chuyên gia duy nhất dành cho hoạt động được tổ chức đều đặn mỗi năm hai lần vào mùa xuân và mùa thu của Ủy ban Kinh tế sự quan tâm như vậy.
Bởi, cơ chế tham vấn của Ủy ban Kinh tế được cho là khá đặc biệt.
Quay lại thời điểm tháng 7/2011, khi đa số các vị đại biểu Quốc hội khóa 13 vẫn còn đang bỡ ngỡ với nghị trường thì đã nhận được 10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô từ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12.
4 năm đã qua, nhưng nội dung bản kiến nghị gần như vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Quan điểm lớn được nhấn mạnh tại kiến nghị này là việc hình thành một “chủ thuyết phát triển kinh tế” riêng cho Việt Nam trong đó ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt sẽ là tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những giai đoạn (chu kỳ) tiếp theo.
Và đó là điều được đúc rút từ nhiều hội thảo quan trọng được Ủy ban Kinh tế khóa 12 tổ chức, ngay sau khi được thành lập vào năm 2007, với những trao đổi đa chiều về những định hướng chiến lược và khuyến nghị cụ thể để kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển nhanh, cân bằng, bền vững hơn trong giai đoạn tới.
Chỉ ít phút sau khi bản kiến nghị này được giới thiệu khái quát trên VnEconomy, cả điện thoại bên bàn làm việc và điện thoại di động của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa 12 Hà Văn Hiền đều dồn dập đổ chuông.
Bên cạnh nhiều người gọi điện “xin” bản kiến nghị đầy đủ, còn có không ít vị quan tâm chia sẻ, bày tỏ sự đồng tình với Ủy ban Kinh tế.
Bởi tại thời điểm đó, bình ổn lại kinh tế vĩ mô đã trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam, theo nhận định của Chính phủ.
Trong câu chuyện liên tục bị ngắt quãng vì những cuộc gọi, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nói với VnEconomy rằng, nếu chỉ dựa vào riêng nội lực của Ủy ban thì khó có thể hình thành nên những kiến nghị đủ tầm.
Bởi vậy, điều mà ông tâm đắc nhất trong nhiệm kỳ 12 là Ủy ban đã xây dựng được mô hình hoạt động mở, tập hợp được ý kiến rất đa chiều và tranh thủ được sự đóng góp của các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, các trường đại học, nhiều chuyên gia giỏi, kể cả các chuyên gia kinh tế độc lập.
Ý kiến của họ là kênh thông tin cực kỳ quý giá, còn nếu chỉ gói gọn ý kiến trong Ủy ban thì có thể đánh giá không đầy đủ, không kết hợp được lý luận và thực tiễn nhất là với các vấn đề mang tầm vĩ mô, ông Hiền nhìn nhận.
Một điều không thể phủ nhận là tham vấn chính sách theo mô hình mở đã giúp các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế tại mỗi kỳ họp của Quốc hội có chiều sâu hơn, được nâng tầm lên.
Nhưng tất nhiên, để chắt lọc thành những kiến nghị có giá trị, thì Ủy ban Kinh tế, mà trước hết là người đứng đầu phải biết lắng nghe, và không bao giờ dễ dãi, như chính đúc kết của Chủ nhiệm Hà Văn Hiền.
Một bản dự thảo nhìn lại quá trình tham vấn và khuyến nghị chính của Ủy ban Kinh tế đã nêu: trong hoạt động tham vấn của cơ quan này, đã có lúc có những ý kiến tranh luận trái chiều, có những nhận xét “nhạy cảm”, có những đề xuất táo bạo đi ngược lại chính sách hiện hành, có những phản biện chính sách thẳng thắn …
Uỷ ban Kinh tế đã lắng nghe, tiếp nhận và chắt lọc những gì là mấu chốt nhất, hiệu quả nhất, khả thi nhất. Việc tiếp thu và thẩm thấu nguồn thông tin và những nhận định, khuyến nghị có sức nặng, có chiều sâu của tư duy và tinh thần trách nhiệm đối với những vấn đề quan trọng, mang tính chất sống còn, trọng đại của đất nước cũng được xem là một thành quả trong 8 năm qua của Ủy ban Kinh tế.
Kỳ tới: Từ diễn đàn, đến nghị trường
Lần đầu tiên, khái niệm “xã hội dân sự” đã vang lên ở một diễn đàn lớn nhất của quốc gia - phiên họp toàn thể của Quốc hội… Nhưng để khái niệm đó có thể vang lên ở nghị trường thì trước khi Quốc hội khai mạc, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã nhấn mạnh “đã đến lúc cần phải thừa nhận xã hội dân sự”, dù cũng chính ông đã nêu ra thực tế “hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự”.