Điều “rất tiếc” tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015
Đây là diễn đàn cuối cùng được Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 tổ chức
17h ngày 27/8, Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với một số cơ quan khác tổ chức đã bế mạc tại trung tâm hội nghị FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Và, đây cũng là diễn đàn cuối cùng của Ủy ban Kinh tế trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu.
“Tôi rất là tiếc”
Như VnEconomy đã thông tin, thời gian của diễn đàn lần này ngắn nhất trong 8 lần tổ chức, chỉ một ngày, thay vì từ 1,5 đến 2 ngày.
Chủ đề của diễn đàn lần này là: “Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển bền vững”.
Như nhận xét của TS. Trần Đình Thiên thì đây là chủ đề quá rộng, bao gồm toàn bộ các vấn đề phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vì chủ đề quá rộng mà thời gian lại quá ngắn nên khó có thể sâu được, vì “nguyên lý đào hào thì thôi đào giếng và ngược lại”.
Với lời nhắc nhở về thời gian liên tục vang lên từ bàn chủ tọa, nhất là trong phiên thảo luận buổi chiều, đúng là các chuyên gia đã cùng nhau “đào hào” khá rộng về vấn đề hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Từ vai trò của nhà nước, vị thế của doanh nghiệp, ảnh hưởng của yếu tố Trung Quốc đến tỷ giá, lãi suất, chất lượng bộ máy công chức cho tới cả khả năng… “chém gió” cũng được đề cập và bàn thảo.
Nhưng tựu trung lại, lo lắng vẫn nhiều hơn. Khi mà thành quả hội nhập mang lại dường như chưa đủ làm vơi những thách thức bộn bề phía trước và cả những bài học quá khứ vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Chia sẻ với nỗi lo của các vị chuyên gia, song theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, hội nhập kinh tế đã mang lại thành tựu to lớn là điều không thể phủ nhận.
“Cách đây 8 năm tại thị xã Sầm Sơn này, tôi tham gia hội thảo của Ủy ban Kinh tế khóa 12 về hội nhập và phát triển kinh tế. Lần này cũng tham gia diễn đàn của Ủy ban Kinh tế tại Sầm Sơn, nhưng trong một nơi rất khang trang hiện đại của tập đoàn FLC”, Phó chủ tịch mở đầu phần phát biểu.
“Có thể thấy 8 năm trước và bây giờ đã có thay đổi rất cơ bản, và đây cũng là thành công của đổi mới phát triển, và cũng là thành công của hội nhập kinh tế quốc tế”.
Ông nói, lãnh đạo Quốc hội rất hoan nghênh việc Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức diễn đàn trong bối cảnh đất nước vừa tổng kết 30 năm đổi mới, chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ 2011 - 2015, và chuẩn bị Đại hội Đảng.
“Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có những chuyển biến rất nhanh hết sức phức tạp và khó lường, trong bối cảnh suy giảm kinh tế của một số nền kinh tế lớn, còn ta thì đàm phán giai đoạn cuối hiệp định TPP và tham gia nhiều hiệp định kinh tế quốc tế khác, thì việc chọn chủ đề này là rất đúng, rất trúng, có tầm quan trọng và có ý nghĩa thiết thực”, Phó chủ tịch đánh giá.
Song theo ông, điều đáng tiếc là phạm vi rộng như vậy, nhiều vấn đề đặt ra như vậy, nhưng thời gian lại quá ít, không có đủ thời gian để trao đổi tranh luận thấu đáo về các nội dung được đặt ra.
“Đến bây giờ ngồi ở bàn chủ tọa thì đúng là nghe được nhiều kiến nghị, nhưng để rút ra được cái gì để tiếp tục tới đây thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thì tôi rất là tiếc”, Phó chủ tịch nói.
Có lúc muốn dừng
Không đề cập thẳng vào lý do dẫn đến thời gian quá ít như Phó chủ tịch Quốc hội và nhiều vị khác đã nói, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng chia sẻ sự “vất vả” về tài chính, trong hai diễn đàn gần đây.
“Lần này có hơi khác quá, nhưng món ăn cần thêm thắt gia vị cho ngon hơn”, ông Giàu giải thích.
Đánh giá chung, ông Giàu cho rằng các diễn đàn kinh tế một năm được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu đã hỗ trợ lớn cho hoạt động của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vì tính thời sự, khoa học, thực tiễn, những ý kiến đóng góp trung thực, thẳng thắn, vì lợi ích của đất nước.
Diễn đàn nào cũng có nhiều ý kiến phản biện, nhưng theo ông Giàu, đó là những ý kiến hết sức đáng trân trọng, bởi tính thẳng thắn, trung thực, trong sáng, chứ không phải “ăn theo nói leo”.
Nhìn lại cả chặng đường 4 năm, với 8 diễn đàn, ông Giàu khái quát: cái được vẫn nhiều hơn. “Với các cơ quan Chính phủ lúc đầu cũng chưa hài lòng lắm, nhưng sau làm quen dần với diễn đàn thì tôi thấy cũng thoải mái”, ông Giàu thông tin.
Trước khi khép lại cả 8 diễn đàn, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu “thú thật” là cũng có lúc ông muốn dừng tổ chức diễn đàn, nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sau khi nghe báo cáo, đều đánh giá kết quả diễn đàn rất tốt.
“Đặc biệt, với Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, lần này Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đi công tác nước ngoài vắng, tôi mời anh đến giúp chủ trì và chỉ đạo thì anh nhận lời ngay, đây là sự quan tâm và là nguồn động viên rất lớn với chúng tôi”, Chủ nhiệm Giàu bày tỏ.
Và, đây cũng là diễn đàn cuối cùng của Ủy ban Kinh tế trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu.
“Tôi rất là tiếc”
Như VnEconomy đã thông tin, thời gian của diễn đàn lần này ngắn nhất trong 8 lần tổ chức, chỉ một ngày, thay vì từ 1,5 đến 2 ngày.
Chủ đề của diễn đàn lần này là: “Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển bền vững”.
Như nhận xét của TS. Trần Đình Thiên thì đây là chủ đề quá rộng, bao gồm toàn bộ các vấn đề phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vì chủ đề quá rộng mà thời gian lại quá ngắn nên khó có thể sâu được, vì “nguyên lý đào hào thì thôi đào giếng và ngược lại”.
Với lời nhắc nhở về thời gian liên tục vang lên từ bàn chủ tọa, nhất là trong phiên thảo luận buổi chiều, đúng là các chuyên gia đã cùng nhau “đào hào” khá rộng về vấn đề hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Từ vai trò của nhà nước, vị thế của doanh nghiệp, ảnh hưởng của yếu tố Trung Quốc đến tỷ giá, lãi suất, chất lượng bộ máy công chức cho tới cả khả năng… “chém gió” cũng được đề cập và bàn thảo.
Nhưng tựu trung lại, lo lắng vẫn nhiều hơn. Khi mà thành quả hội nhập mang lại dường như chưa đủ làm vơi những thách thức bộn bề phía trước và cả những bài học quá khứ vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Chia sẻ với nỗi lo của các vị chuyên gia, song theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, hội nhập kinh tế đã mang lại thành tựu to lớn là điều không thể phủ nhận.
“Cách đây 8 năm tại thị xã Sầm Sơn này, tôi tham gia hội thảo của Ủy ban Kinh tế khóa 12 về hội nhập và phát triển kinh tế. Lần này cũng tham gia diễn đàn của Ủy ban Kinh tế tại Sầm Sơn, nhưng trong một nơi rất khang trang hiện đại của tập đoàn FLC”, Phó chủ tịch mở đầu phần phát biểu.
“Có thể thấy 8 năm trước và bây giờ đã có thay đổi rất cơ bản, và đây cũng là thành công của đổi mới phát triển, và cũng là thành công của hội nhập kinh tế quốc tế”.
Ông nói, lãnh đạo Quốc hội rất hoan nghênh việc Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức diễn đàn trong bối cảnh đất nước vừa tổng kết 30 năm đổi mới, chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ 2011 - 2015, và chuẩn bị Đại hội Đảng.
“Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có những chuyển biến rất nhanh hết sức phức tạp và khó lường, trong bối cảnh suy giảm kinh tế của một số nền kinh tế lớn, còn ta thì đàm phán giai đoạn cuối hiệp định TPP và tham gia nhiều hiệp định kinh tế quốc tế khác, thì việc chọn chủ đề này là rất đúng, rất trúng, có tầm quan trọng và có ý nghĩa thiết thực”, Phó chủ tịch đánh giá.
Song theo ông, điều đáng tiếc là phạm vi rộng như vậy, nhiều vấn đề đặt ra như vậy, nhưng thời gian lại quá ít, không có đủ thời gian để trao đổi tranh luận thấu đáo về các nội dung được đặt ra.
“Đến bây giờ ngồi ở bàn chủ tọa thì đúng là nghe được nhiều kiến nghị, nhưng để rút ra được cái gì để tiếp tục tới đây thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thì tôi rất là tiếc”, Phó chủ tịch nói.
Có lúc muốn dừng
Không đề cập thẳng vào lý do dẫn đến thời gian quá ít như Phó chủ tịch Quốc hội và nhiều vị khác đã nói, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng chia sẻ sự “vất vả” về tài chính, trong hai diễn đàn gần đây.
“Lần này có hơi khác quá, nhưng món ăn cần thêm thắt gia vị cho ngon hơn”, ông Giàu giải thích.
Đánh giá chung, ông Giàu cho rằng các diễn đàn kinh tế một năm được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu đã hỗ trợ lớn cho hoạt động của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vì tính thời sự, khoa học, thực tiễn, những ý kiến đóng góp trung thực, thẳng thắn, vì lợi ích của đất nước.
Diễn đàn nào cũng có nhiều ý kiến phản biện, nhưng theo ông Giàu, đó là những ý kiến hết sức đáng trân trọng, bởi tính thẳng thắn, trung thực, trong sáng, chứ không phải “ăn theo nói leo”.
Nhìn lại cả chặng đường 4 năm, với 8 diễn đàn, ông Giàu khái quát: cái được vẫn nhiều hơn. “Với các cơ quan Chính phủ lúc đầu cũng chưa hài lòng lắm, nhưng sau làm quen dần với diễn đàn thì tôi thấy cũng thoải mái”, ông Giàu thông tin.
Trước khi khép lại cả 8 diễn đàn, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu “thú thật” là cũng có lúc ông muốn dừng tổ chức diễn đàn, nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sau khi nghe báo cáo, đều đánh giá kết quả diễn đàn rất tốt.
“Đặc biệt, với Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, lần này Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đi công tác nước ngoài vắng, tôi mời anh đến giúp chủ trì và chỉ đạo thì anh nhận lời ngay, đây là sự quan tâm và là nguồn động viên rất lớn với chúng tôi”, Chủ nhiệm Giàu bày tỏ.