Thanh tra chứng khoán khó theo kịp thị trường
Nhân lực mỏng, công nghệ hạn chế, thanh tra chứng khoán khó theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường hiện nay
Nhân lực mỏng, công nghệ hạn chế, thanh tra chứng khoán khó theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường hiện nay.
Có một thực tế là hàng năm, kế hoạch hoạt động của thanh tra chứng khoán (trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) đều được xây dựng ngay từ đầu, nhưng rồi phải xem xét và điều chỉnh để phù hợp với thực tế, bởi thị trường phát triển quá nhanh.
Đặc biệt từ đầu năm trở lại đây, thị trường sôi động, nhiều bất cập nảy sinh, vai trò của thanh tra chứng khoán trở nên nổi bật trong yêu cầu bảo vệ thị trường và bảo vệ nhà đầu tư. Và có một thực tế là có những trường hợp thanh tra vào cuộc nhưng không có công bố kết luận cuối cùng; cũng không loại trừ có những bất cập không thể kiểm soát hết.
Nói về hạn chế trên, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho rằng bất cập vẫn thường xẩy ra ở hầu hết các thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường đã phát triển; còn ở Việt Nam, đúng là có thực tế lực lượng thanh tra chứng khoán chưa theo kịp được sự phát triển quá nhanh của thị trường.
Ông Hùng cho biết, hiện tại, nhân lực thanh tra chứng khoán chỉ có khoảng 20 người, trong khi thị trường có nhiều vấn đề, nhiều đầu mối và nhiều giao dịch phải theo dõi. Trước những giao dịch khả nghi, khả năng công nghệ lại không cho phép kiểm tra một cách thuận lợi và nhanh chóng.
“Hệ thống giám sát thị trường hiện nay còn có những khiếm khuyết, như việc giám sát còn rất thủ công khiến hoạt động điều tra khá khó khăn. Nhiều nước trên thế giới có hệ thống cho phép xem xét lại toàn bộ lịch sử giao dịch, nhất là trong một thời gian dài như từ 4 – 5 tháng, một cách nhanh chóng. Còn mình, làm thủ công thì cũng được nhưng rất khó và vẫn phải làm việc bằng giấy tờ”, ông Hùng nói.
Và ngay khi có hệ thống công nghệ hiện đại (đang được xây dựng), thì con số 20 cán bộ cũng khó nắm hết được các đầu việc, đó là chưa nói tới những giao dịch, hiện tượng phức tạp. Nhìn sang các thị trường phát triển, dù khập khiễng, như ở Anh quốc có tới 3.000 cán bộ chuyên trách, thì lực lượng thanh tra chứng khoán của Việt Nam vẫn còn một khoảng cách rất lớn.
Nếu thanh tra chứng khoán hạn chế về nhân lực, khả năng bảo vệ thị trường, bảo vệ nhà đầu tư chắc chắn bị ảnh hưởng. Đây cũng là một lý do để Chính phủ quyết định lập hẳn một ban giám sát thị trường. Hệ thống công nghệ hỗ trợ, theo ông Hùng, cũng đang có kế hoạch đầu tư xây dựng.
Còn trước mắt, giải pháp mà ông Hùng đề cập tới là tăng cường quản lý và phối hợp giám sát ở 3 cấp: doanh nghiệp, các trung tâm giao dịch và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho công tác thanh tra, ông Hùng cho biết có ý kiến đề xuất nâng cao các mức xử phạt vi phạm hiện nay, tạo chế tài phòng ngừa, nhất là khi có nhiều vi phạm được phát hiện và xử lý trong thời gian qua. Tuy nhiên, đề xuất này khó khả thi vì nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vừa ban hành và khó sửa đổi ngay.
Có một thực tế là hàng năm, kế hoạch hoạt động của thanh tra chứng khoán (trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) đều được xây dựng ngay từ đầu, nhưng rồi phải xem xét và điều chỉnh để phù hợp với thực tế, bởi thị trường phát triển quá nhanh.
Đặc biệt từ đầu năm trở lại đây, thị trường sôi động, nhiều bất cập nảy sinh, vai trò của thanh tra chứng khoán trở nên nổi bật trong yêu cầu bảo vệ thị trường và bảo vệ nhà đầu tư. Và có một thực tế là có những trường hợp thanh tra vào cuộc nhưng không có công bố kết luận cuối cùng; cũng không loại trừ có những bất cập không thể kiểm soát hết.
Nói về hạn chế trên, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho rằng bất cập vẫn thường xẩy ra ở hầu hết các thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường đã phát triển; còn ở Việt Nam, đúng là có thực tế lực lượng thanh tra chứng khoán chưa theo kịp được sự phát triển quá nhanh của thị trường.
Ông Hùng cho biết, hiện tại, nhân lực thanh tra chứng khoán chỉ có khoảng 20 người, trong khi thị trường có nhiều vấn đề, nhiều đầu mối và nhiều giao dịch phải theo dõi. Trước những giao dịch khả nghi, khả năng công nghệ lại không cho phép kiểm tra một cách thuận lợi và nhanh chóng.
“Hệ thống giám sát thị trường hiện nay còn có những khiếm khuyết, như việc giám sát còn rất thủ công khiến hoạt động điều tra khá khó khăn. Nhiều nước trên thế giới có hệ thống cho phép xem xét lại toàn bộ lịch sử giao dịch, nhất là trong một thời gian dài như từ 4 – 5 tháng, một cách nhanh chóng. Còn mình, làm thủ công thì cũng được nhưng rất khó và vẫn phải làm việc bằng giấy tờ”, ông Hùng nói.
Và ngay khi có hệ thống công nghệ hiện đại (đang được xây dựng), thì con số 20 cán bộ cũng khó nắm hết được các đầu việc, đó là chưa nói tới những giao dịch, hiện tượng phức tạp. Nhìn sang các thị trường phát triển, dù khập khiễng, như ở Anh quốc có tới 3.000 cán bộ chuyên trách, thì lực lượng thanh tra chứng khoán của Việt Nam vẫn còn một khoảng cách rất lớn.
Nếu thanh tra chứng khoán hạn chế về nhân lực, khả năng bảo vệ thị trường, bảo vệ nhà đầu tư chắc chắn bị ảnh hưởng. Đây cũng là một lý do để Chính phủ quyết định lập hẳn một ban giám sát thị trường. Hệ thống công nghệ hỗ trợ, theo ông Hùng, cũng đang có kế hoạch đầu tư xây dựng.
Còn trước mắt, giải pháp mà ông Hùng đề cập tới là tăng cường quản lý và phối hợp giám sát ở 3 cấp: doanh nghiệp, các trung tâm giao dịch và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho công tác thanh tra, ông Hùng cho biết có ý kiến đề xuất nâng cao các mức xử phạt vi phạm hiện nay, tạo chế tài phòng ngừa, nhất là khi có nhiều vi phạm được phát hiện và xử lý trong thời gian qua. Tuy nhiên, đề xuất này khó khả thi vì nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vừa ban hành và khó sửa đổi ngay.