Thanh tra toàn diện Vinashin: “Đã phát hiện nhiều vấn đề cụ thể”
Tổng thanh tra Chính phủ nói đơn vị này không chịu bất kỳ “sức ép” nào trong việc thanh tra toàn diện Vinashin
Chưa thể “tiết lộ” kết quả thanh tra toàn diện Vinashin, do công việc chưa hoàn tất, song Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng cho biết đã phát hiện nhiều vấn đề cụ thể hơn so với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ông Truyền cũng nhấn mạnh, một trong những lý do khiến cho việc thanh tra toàn diện Vinashin chậm được tiến hành là do phải “tránh nhau” với kiểm toán.
Chung quy là do... cơ chế
Thưa ông, ông có cho rằng nếu việc thanh tra Vinasin được tiến hành sớm hơn thì hậu quả sẽ bớt nghiêm trọng?
Với Vinashin, nếu nói vừa qua mà không có thanh tra thì không phải. Vì từ 2005 đến nay có tới 13 hay 14 cuộc thanh tra kiểm tra, giám sát, kiểm toán. Qua đó cũng cũng phát hiện rất nhiều nội dung sai phạm.
Ví dụ thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì phát hiện đầu tư ngoài ngành tràn lan, dàn trải và kiến nghị rất nhiều nội dung. Hay như thanh tra tài chính thì phát hiện sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả. Một số hoạt động của Thanh tra Chính phủ, dù chưa thanh tra toàn diện, cũng phát hiện một số sai phạm, thất thoát. Rồi giám sát của Quốc hội hay kiểm tra của Trung ương về đổi mới doanh nghiệp cũng đã phát hiện rất nhiều sai phạm của tập đoàn này.
Đáng tiếc là Vinashin đã không nghiêm túc khắc phục, mà còn tìm cách báo cáo không đúng sự thật để lấp liếm việc làm của mình. Ví dụ đã cảnh báo lỗ nhưng vẫn báo cáo lãi. Nhưng đáng tiếc là quá trình kiểm toán chưa chỉ ra kịp thời cái này được, mà đó là kiểm toán quốc tế chứ không phải của chúng ta.
Như vậy là có vấn đề về cơ chế giám sát, thưa ông?
Đây là vấn đề cần lưu ý, vì theo cơ chế thanh tra hiện nay thì có nhiều anh vào, nhưng chưa quy định ai làm toàn diện, ai làm chuyên ngành. Bởi thế khi tài chính vào thì nói về tài chính, đầu tư vào thì nói về đầu tư. Vì chưa quy định rõ trách nhiệm, ai kiểm soát cái gì và trách nhiệm chính là ai, chính vì thế có nội dung bị chậm.
Riêng Thanh tra Chính phủ cũng đã đề xuất tới hai, ba lần đưa vào kế hoạch để thanh tra toàn diện vì thấy có nhiều điểm không ổn. Nhưng đáng tiếc là để tránh chồng chéo thì cứ có kiểm toán thì thôi thanh tra, cứ “tránh nhau” như thế, nên có nhiều việc đã chậm. Với Vinashin việc thanh tra toàn diện có chậm chứ không phải buông lỏng và cũng không phải thanh tra không phát hiện ra vấn đề. Chung quy lại là do cơ chế có vấn đề, nên tới đây phải chấn chỉnh.
Hiện nay, cơ chế để bảo đảm cho các đối tượng thanh tra phải chấp hành nghiêm kết luận cũng chưa có. Nên có vụ việc đã có kết luận của cả Thủ tướng mà họ không chấp hành thì cũng không biết giao cho ai phúc tra, Thanh tra Chính phủ cũng không phúc tra. Mà đã không phúc tra thì họ chấp hành không nghiêm cũng không biết, hoặc biết là họ chấp hành không nghiêm thì cũng chưa có chế tài để xử lý.
Vì thế nên nhiều khi sai phạm bước đầu ít hơn thấp hơn nhưng không ngăn chặn dẫn đến sai phạm cứ kéo dài, cứ lắp đi lắp lại.
Không có sức ép nào
Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng còn nhiều câu hỏi đang “bỏ ngỏ” về trách nhiệm liên quan đến Vinashin. Vậy cuộc thanh tra toàn diện lần này có xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các kết luận thanh tra trước đó với Vinashin hay không?
Đương nhiên, khi thanh tra toàn diện thì chúng tôi không chỉ xem xét trách nhiệm của chính đơn vị đó, mà phải xem xét cả trách nhiệm của cơ quan cấp trên quản lý họ, nhằm nâng cao trách nhiệm và tìm ra cơ chế để xiết chặt trách nhiệm, chứ không phải là để bắt lỗi.
Còn nếu anh cứ cố tình làm trái thì cũng phải kiến nghị xử lý.
Đấy là với những cơ quan trong phạm vi quản lý của Chính phủ, còn thuộc thẩm quyền bên trên thì Thanh tra Chính phủ phải báo cáo lên, theo quy định của Đảng và Nhà nước. Thực tế chúng tôi cũng đã báo cáo nhiều việc vượt quá thẩm quyền xử lý của Chính phủ.
Vinashin đang là “tâm điểm” quan tâm của cử tri cả nước, quá trình thanh tra tập đoàn này có bị “tác động” hay vấp phải “sức ép” gì không, thưa ông?
Không có bất cứ sức ép nào, việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra là theo yêu cầu của Chính phủ, còn thực hiện cụ thể thì làm gì có sức ép gì đâu.
Hiện giờ mọi việc vẫn đang suôn sẻ, tích cực. Các nội dung của kế hoạch thanh tra đang được triển khai đầy đủ, và đã phát hiện nhiều vấn đề cụ thể hơn kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Qua đó, không chỉ để đánh giá tình hình thực tế của đơn vị này, mà còn để thấy cách quản lý của các tập đoàn nói chung.
Ông Truyền cũng nhấn mạnh, một trong những lý do khiến cho việc thanh tra toàn diện Vinashin chậm được tiến hành là do phải “tránh nhau” với kiểm toán.
Chung quy là do... cơ chế
Thưa ông, ông có cho rằng nếu việc thanh tra Vinasin được tiến hành sớm hơn thì hậu quả sẽ bớt nghiêm trọng?
Với Vinashin, nếu nói vừa qua mà không có thanh tra thì không phải. Vì từ 2005 đến nay có tới 13 hay 14 cuộc thanh tra kiểm tra, giám sát, kiểm toán. Qua đó cũng cũng phát hiện rất nhiều nội dung sai phạm.
Ví dụ thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì phát hiện đầu tư ngoài ngành tràn lan, dàn trải và kiến nghị rất nhiều nội dung. Hay như thanh tra tài chính thì phát hiện sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả. Một số hoạt động của Thanh tra Chính phủ, dù chưa thanh tra toàn diện, cũng phát hiện một số sai phạm, thất thoát. Rồi giám sát của Quốc hội hay kiểm tra của Trung ương về đổi mới doanh nghiệp cũng đã phát hiện rất nhiều sai phạm của tập đoàn này.
Đáng tiếc là Vinashin đã không nghiêm túc khắc phục, mà còn tìm cách báo cáo không đúng sự thật để lấp liếm việc làm của mình. Ví dụ đã cảnh báo lỗ nhưng vẫn báo cáo lãi. Nhưng đáng tiếc là quá trình kiểm toán chưa chỉ ra kịp thời cái này được, mà đó là kiểm toán quốc tế chứ không phải của chúng ta.
Như vậy là có vấn đề về cơ chế giám sát, thưa ông?
Đây là vấn đề cần lưu ý, vì theo cơ chế thanh tra hiện nay thì có nhiều anh vào, nhưng chưa quy định ai làm toàn diện, ai làm chuyên ngành. Bởi thế khi tài chính vào thì nói về tài chính, đầu tư vào thì nói về đầu tư. Vì chưa quy định rõ trách nhiệm, ai kiểm soát cái gì và trách nhiệm chính là ai, chính vì thế có nội dung bị chậm.
Riêng Thanh tra Chính phủ cũng đã đề xuất tới hai, ba lần đưa vào kế hoạch để thanh tra toàn diện vì thấy có nhiều điểm không ổn. Nhưng đáng tiếc là để tránh chồng chéo thì cứ có kiểm toán thì thôi thanh tra, cứ “tránh nhau” như thế, nên có nhiều việc đã chậm. Với Vinashin việc thanh tra toàn diện có chậm chứ không phải buông lỏng và cũng không phải thanh tra không phát hiện ra vấn đề. Chung quy lại là do cơ chế có vấn đề, nên tới đây phải chấn chỉnh.
Hiện nay, cơ chế để bảo đảm cho các đối tượng thanh tra phải chấp hành nghiêm kết luận cũng chưa có. Nên có vụ việc đã có kết luận của cả Thủ tướng mà họ không chấp hành thì cũng không biết giao cho ai phúc tra, Thanh tra Chính phủ cũng không phúc tra. Mà đã không phúc tra thì họ chấp hành không nghiêm cũng không biết, hoặc biết là họ chấp hành không nghiêm thì cũng chưa có chế tài để xử lý.
Vì thế nên nhiều khi sai phạm bước đầu ít hơn thấp hơn nhưng không ngăn chặn dẫn đến sai phạm cứ kéo dài, cứ lắp đi lắp lại.
Không có sức ép nào
Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng còn nhiều câu hỏi đang “bỏ ngỏ” về trách nhiệm liên quan đến Vinashin. Vậy cuộc thanh tra toàn diện lần này có xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các kết luận thanh tra trước đó với Vinashin hay không?
Đương nhiên, khi thanh tra toàn diện thì chúng tôi không chỉ xem xét trách nhiệm của chính đơn vị đó, mà phải xem xét cả trách nhiệm của cơ quan cấp trên quản lý họ, nhằm nâng cao trách nhiệm và tìm ra cơ chế để xiết chặt trách nhiệm, chứ không phải là để bắt lỗi.
Còn nếu anh cứ cố tình làm trái thì cũng phải kiến nghị xử lý.
Đấy là với những cơ quan trong phạm vi quản lý của Chính phủ, còn thuộc thẩm quyền bên trên thì Thanh tra Chính phủ phải báo cáo lên, theo quy định của Đảng và Nhà nước. Thực tế chúng tôi cũng đã báo cáo nhiều việc vượt quá thẩm quyền xử lý của Chính phủ.
Vinashin đang là “tâm điểm” quan tâm của cử tri cả nước, quá trình thanh tra tập đoàn này có bị “tác động” hay vấp phải “sức ép” gì không, thưa ông?
Không có bất cứ sức ép nào, việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra là theo yêu cầu của Chính phủ, còn thực hiện cụ thể thì làm gì có sức ép gì đâu.
Hiện giờ mọi việc vẫn đang suôn sẻ, tích cực. Các nội dung của kế hoạch thanh tra đang được triển khai đầy đủ, và đã phát hiện nhiều vấn đề cụ thể hơn kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Qua đó, không chỉ để đánh giá tình hình thực tế của đơn vị này, mà còn để thấy cách quản lý của các tập đoàn nói chung.