Chính phủ sẽ báo cáo toàn diện về Vinashin với Quốc hội
Tại kỳ họp thứ tám, Chính phủ sẽ báo cáo toàn diện về hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với Quốc hội
Tại kỳ họp thứ tám, Chính phủ sẽ báo cáo toàn diện về hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết tại cuộc họp báo chiều 18/10.
Với sự có mặt của vị thứ trưởng đã từng kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Vinashin, câu hỏi liên quan đến việc tái cơ cấu và động thái liên tục thay đổi nhân sự cấp cao tại tập đoàn được kỳ vọng sẽ có câu trả lời tương đối cặn kẽ tại cuộc họp báo này.
Tuy nhiên, ông Trường chỉ dành ít phút nói về những thông tin khá chung chung với lời kết “sắp tới Chính phủ báo cáo Quốc hội thì các đồng chí sẽ biết thêm”.
Theo vị thứ trưởng này, báo cáo của Chính phủ về Vinashin sẽ đề cập toàn diện đến quá trình hình thành và phát triển mạnh nhất của tập đoàn này (từ 2005 -2008), cũng như những khó khăn hiện nay.
Ông Trường nhấn mạnh, Vinashin gặp nhiều khó khăn có nguyên nhân từ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, công nghiệp tàu thủy là lĩnh vực không thể thiếu của Việt Nam, nên đề án tái cơ cấu Vinashin hướng đến việc xây dựng một tập đoàn mạnh về tàu thủy trong tương lai.
Liên quan đến việc liên tục thay đổi nhân sự lãnh đạo Vinashin, ông Trường cho biết, hiện đã chọn ra được lãnh đạo mới đủ năng lực điều hành tập đoàn với cách làm thận trọng.
Cũng liên quan đến Vinashin, tài liệu được công bố tại cuộc họp báo, trong phần nêu những hạn chế, bất cập của nền kinh tế năm qua, có đoạn viết: "Việc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản là hậu quả của quá trình tập đoàn đã đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, chưa thực sự tuân theo quy luật thị trường và do công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời những quyết định sai trái về đầu tư, về sử dụng vốn của lãnh đạo tập đoàn".
Tại cuộc họp báo, nhiều câu hỏi khác liên quan đến những nội dung được cả đại biểu Quốc hội và cử tri rất quan tâm đã được đặt ra. Như, vấn đề cho nước ngoài thuê đất trồng rừng, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng… đã từng được đưa vào nội dung dự kiến của kỳ họp nay vì sao lại rút ra? Hay, vấn đề biển Đông có được báo cáo Quốc hội? Hoặc, sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, đơn kiến nghị về các dự án bauxite tại Việt Nam được gửi tới Văn phòng Quốc hội đã được tiếp nhận và xử lý thế nào?…
Theo chương trình dự kiến, kỳ họp Quốc hội thứ 8 sẽ khai mạc vào sáng 20/10 tại Thủ đô Hà Nội và sẽ làm việc trong 32 ngày, nhiều hơn kỳ họp trước 6 ngày. Sẽ có tổng số 46 phiên họp toàn thể, trong đó có 13 phiên truyền hình trực tiếp, chiếm 28% thời lượng các phiên họp toàn thể, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết.
Là kỳ họp cuối năm, song theo ông Dũng, công tác lập pháp khá “nặng”, với việc xem xét, thông qua 9 dự án luật, 1 nghị quyết của Quốc hội và cho ý kiến 9 dự án luật khác.
Quốc hội cũng sẽ nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2010 và kế hoạch năm 2011; tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010; dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011.
Báo cáo của Chính phủ về tổng kết bước một việc thực hiện Nghị quyết 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường cũng được Quốc hội xem xét.
Ngoài ra còn có các báo cáo tổng kết công trình quan trọng quốc gia dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất; báo cáo về kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; đánh giá việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 2006-2010 và danh mục chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; danh mục dự án, công trình đầu tư giai đoạn 2006-2010 và dự kiến danh mục dự án, công trình đầu tư giai đoạn 2011-2015 sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Một điểm mới được ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhấn mạnh là tại kỳ họp này, lần đầu tiên các đại biểu sẽ góp ý kiến về các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Với sự có mặt của vị thứ trưởng đã từng kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Vinashin, câu hỏi liên quan đến việc tái cơ cấu và động thái liên tục thay đổi nhân sự cấp cao tại tập đoàn được kỳ vọng sẽ có câu trả lời tương đối cặn kẽ tại cuộc họp báo này.
Tuy nhiên, ông Trường chỉ dành ít phút nói về những thông tin khá chung chung với lời kết “sắp tới Chính phủ báo cáo Quốc hội thì các đồng chí sẽ biết thêm”.
Theo vị thứ trưởng này, báo cáo của Chính phủ về Vinashin sẽ đề cập toàn diện đến quá trình hình thành và phát triển mạnh nhất của tập đoàn này (từ 2005 -2008), cũng như những khó khăn hiện nay.
Ông Trường nhấn mạnh, Vinashin gặp nhiều khó khăn có nguyên nhân từ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, công nghiệp tàu thủy là lĩnh vực không thể thiếu của Việt Nam, nên đề án tái cơ cấu Vinashin hướng đến việc xây dựng một tập đoàn mạnh về tàu thủy trong tương lai.
Liên quan đến việc liên tục thay đổi nhân sự lãnh đạo Vinashin, ông Trường cho biết, hiện đã chọn ra được lãnh đạo mới đủ năng lực điều hành tập đoàn với cách làm thận trọng.
Cũng liên quan đến Vinashin, tài liệu được công bố tại cuộc họp báo, trong phần nêu những hạn chế, bất cập của nền kinh tế năm qua, có đoạn viết: "Việc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản là hậu quả của quá trình tập đoàn đã đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, chưa thực sự tuân theo quy luật thị trường và do công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời những quyết định sai trái về đầu tư, về sử dụng vốn của lãnh đạo tập đoàn".
Tại cuộc họp báo, nhiều câu hỏi khác liên quan đến những nội dung được cả đại biểu Quốc hội và cử tri rất quan tâm đã được đặt ra. Như, vấn đề cho nước ngoài thuê đất trồng rừng, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng… đã từng được đưa vào nội dung dự kiến của kỳ họp nay vì sao lại rút ra? Hay, vấn đề biển Đông có được báo cáo Quốc hội? Hoặc, sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, đơn kiến nghị về các dự án bauxite tại Việt Nam được gửi tới Văn phòng Quốc hội đã được tiếp nhận và xử lý thế nào?…
Theo chương trình dự kiến, kỳ họp Quốc hội thứ 8 sẽ khai mạc vào sáng 20/10 tại Thủ đô Hà Nội và sẽ làm việc trong 32 ngày, nhiều hơn kỳ họp trước 6 ngày. Sẽ có tổng số 46 phiên họp toàn thể, trong đó có 13 phiên truyền hình trực tiếp, chiếm 28% thời lượng các phiên họp toàn thể, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết.
Là kỳ họp cuối năm, song theo ông Dũng, công tác lập pháp khá “nặng”, với việc xem xét, thông qua 9 dự án luật, 1 nghị quyết của Quốc hội và cho ý kiến 9 dự án luật khác.
Quốc hội cũng sẽ nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2010 và kế hoạch năm 2011; tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010; dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011.
Báo cáo của Chính phủ về tổng kết bước một việc thực hiện Nghị quyết 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường cũng được Quốc hội xem xét.
Ngoài ra còn có các báo cáo tổng kết công trình quan trọng quốc gia dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất; báo cáo về kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; đánh giá việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 2006-2010 và danh mục chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; danh mục dự án, công trình đầu tư giai đoạn 2006-2010 và dự kiến danh mục dự án, công trình đầu tư giai đoạn 2011-2015 sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Một điểm mới được ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhấn mạnh là tại kỳ họp này, lần đầu tiên các đại biểu sẽ góp ý kiến về các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.