Thủ tướng: Thực trạng của Vinashin có trách nhiệm của Chính phủ
Các nội dung chính tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa 12, diễn ra sáng nay tại Hà Nội
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khi đề cập đến tình hình của Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - vấn đề đang được nhiều cử tri và
đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm - trong phần báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011, tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ tám sáng nay (20/10).
Chính phủ: Các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành
Đánh giá tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, các mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu đề ra cho năm 2010 đã cơ bản hoàn thành.
Theo đó, GDP cả năm 2010 dự kiến tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%). Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 dự kiến vượt 12,7% so với dự toán và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và góp phần giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra (6,2%).
Đến hết năm 2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an toàn.
Về các hạn chế, yếu kém, theo Thủ tướng, đó là năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Thể chế kinh tế thị trường chưa đồng bộ, bao cấp qua giá điện, giá than còn kéo dài. Quản lý giá một số mặt hàng nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh chưa tốt. Các cân đối vĩ mô chưa vững chắc; điều tiết qua thuế còn cao, thất thu còn nhiều, chi ngân sách còn lãng phí, bội chi còn lớn, nhập siêu còn cao, cán cân thanh toán tổng thể vẫn còn thâm hụt, dự trữ ngoại tệ giảm, lãi suất cho vay còn cao.
Sự phối hợp giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ còn chưa đồng bộ. Việc xử lý mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng chưa thật hợp lý, tốc độ tăng trưởng tuy đạt khá cao nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn mới cho ổn định kinh tế vĩ mô, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Những hạn chế trên đây có nguyên nhân khách quan nhưng những khuyết điểm chủ quan trong quản lý điều hành ở các cấp, các ngành là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp, cần sớm được khắc phục, Thủ tướng nói.
Dành ít phút nói về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Thủ tướng đánh giá, tình trạng nghiêm trọng hiện nay của tập đoàn này chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo tập đoàn.
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói.
Bộ Chính trị đã nghe Chính phủ báo cáo và đã có kết luận chỉ đạo. Chính phủ đang triển khai thực hiện và đến nay đã có một số kết quả bước đầu. Chính phủ cũng đang chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, Thủ tướng cho biết.
Ủy ban: Chỉ 15/21 chỉ tiêu đạt và vượt
Cơ bản nhất trí với đánh giá của Chính phủ, song báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế do Chủ nhiệm Hà Văn Hiền trình bày chỉ “thừa nhận” 15/21 chỉ tiêu của năm 2010 đạt và vượt kế hoạch. Bởi trong 16 chỉ tiêu Chính phủ đánh giá là “đạt và vượt”, có chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7-8%, trong khi nghị quyết của Quốc hội là tăng không quá 7%.
Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra cũng đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, nhất là trong việc xử lý những tình huống phát sinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kết quả thẩm tra cũng cho thấy kinh tế - xã hội vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải được phân tích thấu đáo và có biện pháp cụ thể nhằm tạo bước chuyển biến cho những năm tiếp theo.
Hạn chế đầu tiên khiến cơ quan thẩm tra lo ngại là ”kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc, nếu không sớm khắc phục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo”.
Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009, nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 23%. Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới đây.
Nhìn lại 10 tháng qua, Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do tác động bởi một số chính sách cụ thể.
Điều hành chính sách, quản lý thị trường, giá cả; điều hòa sản xuất, lưu thông, phân phối trong một số ngành, lĩnh vực chưa tốt. Một số vấn đề về xã hội và môi trường bức xúc chậm được giải quyết.
“Không chỉ riêng năm 2010 mà cả trong 5 năm 2006-2010, hầu hết các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm đều không đạt kế hoạch”, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền phân tích.
“Cân đong” chỉ tiêu 2011
Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2011, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là cơ sở, là điều kiện để bảo đảm phát triển bền vững với mức tăng trưởng cao hơn năm 2010, đây cũng là một nhiệm vụ chủ yếu trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ với các trọng tâm là cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát lạm phát và phấn đấu giảm bội chi.
Chính phủ đã dự kiến các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2011. GDP tăng khoảng 7 - 7,5% so với năm 2010; GDP bình quân đầu người khoảng 1.300 USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu là 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010. Giảm nhập siêu xuống dưới 20%.
Tổng thu ngân sách nhà nước 590,5 nghìn tỷ đồng; Tổng chi ngân sách nhà nước 725,6 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP 5,5%. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP. Tăng giá tiêu dùng khoảng 7%.
Đa số đồng ý với dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 khoảng 7-7,5% của Chính phủ, song với "chỉ tiêu" 7% đối với CPI, tại cơ quan thẩm tra cóý kiến cho rằng, mấy năm qua, chỉ số giá tiêu dùng nước ta liên tục tăng cao, trong khi lạm phát trên thế giới nhìn chung đều ở mức thấp. Nếu tiếp tục để lạm phát năm 2011 ở mức cao thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân. Hơn nữa, chúng ta đã có kinh nghiệm từ việc điều hành kiềm chế lạm phát những năm qua, nên cần đặt mục tiêu giảm lạm phát xuống thấp hơn, khoảng 6,5%.
Về bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ đề xuất khoảng 5,5% GDP. Trên cơ sở lấy ổn định vĩ mô là mục tiêu ưu tiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng năm 2011 cần phấn đấu kiểm soát bội chi ngân sách ở mức không quá 5% GDP.
Theo kế hoạch của Chính phủ, năm 2011 nhập siêu dự kiến là 19,5% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 14,6 tỷ USD. Ủy ban Kinh tế đề nghị bảo đảm mức nhập siêu không vượt quá mức năm 2010, tức là khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu.
Theo Ủy ban Kinh tế, ước tính đến hết năm 2010, nợ công khoảng 56,7% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ bằng 44,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ) đang tiến dần đến ngưỡng an toàn cho phép. Vì vậy, cần kiểm soát vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và giảm phát hành trái phiếu Chính phủ để tránh làm vấn đề nợ công trở nên trầm trọng hơn.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế tán thành với dự kiến huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 152 nghìn tỷ đồng, giảm 15,5%; vốn trái phiếu Chính phủ 45 nghìn tỷ đồng, giảm 34% so với ước thực hiện năm 2010.
Trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm sau, Chính phủ đã nhấn mạnh các giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với tái cấu trúc nền kinh tế.
“Trong năm 2011, sẽ thực hiện một bước tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng” Thủ tướng cho biết.
Các nội dung sẽ được tập trung, theo Thủ tướng là phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, hoàn thiện khuôn khổ chính sách, ưu tiên phát triển mạnh các dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, có hàm lượng trí tuệ, mang lại giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, logistic, cảng biển, tài chính, du lịch, phân phối, dịch vụ y tế, giáo dục. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chú trọng nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất nông sản an toàn.
Thủ tướng nhấn mạnh, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước vừa là một nội dung của tái cấu trúc nền kinh tế, vừa là một yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước phải tập trung vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân, tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, nâng cao năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Thực hiện công khai minh bạch theo các tiêu chí hoạt động đặt ra cho từng tập đoàn và từng tổng công ty, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc; đặt tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước vào môi trường cạnh tranh.
“Đây chính là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, góp phần làm cho kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”, Thủ tướng nói.
Chính phủ: Các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành
Đánh giá tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, các mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu đề ra cho năm 2010 đã cơ bản hoàn thành.
Theo đó, GDP cả năm 2010 dự kiến tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%). Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 dự kiến vượt 12,7% so với dự toán và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và góp phần giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra (6,2%).
Đến hết năm 2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an toàn.
Về các hạn chế, yếu kém, theo Thủ tướng, đó là năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Thể chế kinh tế thị trường chưa đồng bộ, bao cấp qua giá điện, giá than còn kéo dài. Quản lý giá một số mặt hàng nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh chưa tốt. Các cân đối vĩ mô chưa vững chắc; điều tiết qua thuế còn cao, thất thu còn nhiều, chi ngân sách còn lãng phí, bội chi còn lớn, nhập siêu còn cao, cán cân thanh toán tổng thể vẫn còn thâm hụt, dự trữ ngoại tệ giảm, lãi suất cho vay còn cao.
Sự phối hợp giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ còn chưa đồng bộ. Việc xử lý mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng chưa thật hợp lý, tốc độ tăng trưởng tuy đạt khá cao nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn mới cho ổn định kinh tế vĩ mô, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Những hạn chế trên đây có nguyên nhân khách quan nhưng những khuyết điểm chủ quan trong quản lý điều hành ở các cấp, các ngành là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp, cần sớm được khắc phục, Thủ tướng nói.
Dành ít phút nói về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Thủ tướng đánh giá, tình trạng nghiêm trọng hiện nay của tập đoàn này chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo tập đoàn.
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói.
Bộ Chính trị đã nghe Chính phủ báo cáo và đã có kết luận chỉ đạo. Chính phủ đang triển khai thực hiện và đến nay đã có một số kết quả bước đầu. Chính phủ cũng đang chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, Thủ tướng cho biết.
Ủy ban: Chỉ 15/21 chỉ tiêu đạt và vượt
Cơ bản nhất trí với đánh giá của Chính phủ, song báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế do Chủ nhiệm Hà Văn Hiền trình bày chỉ “thừa nhận” 15/21 chỉ tiêu của năm 2010 đạt và vượt kế hoạch. Bởi trong 16 chỉ tiêu Chính phủ đánh giá là “đạt và vượt”, có chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7-8%, trong khi nghị quyết của Quốc hội là tăng không quá 7%.
Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra cũng đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, nhất là trong việc xử lý những tình huống phát sinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kết quả thẩm tra cũng cho thấy kinh tế - xã hội vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải được phân tích thấu đáo và có biện pháp cụ thể nhằm tạo bước chuyển biến cho những năm tiếp theo.
Hạn chế đầu tiên khiến cơ quan thẩm tra lo ngại là ”kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc, nếu không sớm khắc phục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo”.
Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009, nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 23%. Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới đây.
Nhìn lại 10 tháng qua, Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do tác động bởi một số chính sách cụ thể.
Điều hành chính sách, quản lý thị trường, giá cả; điều hòa sản xuất, lưu thông, phân phối trong một số ngành, lĩnh vực chưa tốt. Một số vấn đề về xã hội và môi trường bức xúc chậm được giải quyết.
“Không chỉ riêng năm 2010 mà cả trong 5 năm 2006-2010, hầu hết các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm đều không đạt kế hoạch”, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền phân tích.
“Cân đong” chỉ tiêu 2011
Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2011, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là cơ sở, là điều kiện để bảo đảm phát triển bền vững với mức tăng trưởng cao hơn năm 2010, đây cũng là một nhiệm vụ chủ yếu trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ với các trọng tâm là cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát lạm phát và phấn đấu giảm bội chi.
Chính phủ đã dự kiến các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2011. GDP tăng khoảng 7 - 7,5% so với năm 2010; GDP bình quân đầu người khoảng 1.300 USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu là 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010. Giảm nhập siêu xuống dưới 20%.
Tổng thu ngân sách nhà nước 590,5 nghìn tỷ đồng; Tổng chi ngân sách nhà nước 725,6 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP 5,5%. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP. Tăng giá tiêu dùng khoảng 7%.
Đa số đồng ý với dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 khoảng 7-7,5% của Chính phủ, song với "chỉ tiêu" 7% đối với CPI, tại cơ quan thẩm tra cóý kiến cho rằng, mấy năm qua, chỉ số giá tiêu dùng nước ta liên tục tăng cao, trong khi lạm phát trên thế giới nhìn chung đều ở mức thấp. Nếu tiếp tục để lạm phát năm 2011 ở mức cao thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân. Hơn nữa, chúng ta đã có kinh nghiệm từ việc điều hành kiềm chế lạm phát những năm qua, nên cần đặt mục tiêu giảm lạm phát xuống thấp hơn, khoảng 6,5%.
Về bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ đề xuất khoảng 5,5% GDP. Trên cơ sở lấy ổn định vĩ mô là mục tiêu ưu tiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng năm 2011 cần phấn đấu kiểm soát bội chi ngân sách ở mức không quá 5% GDP.
Theo kế hoạch của Chính phủ, năm 2011 nhập siêu dự kiến là 19,5% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 14,6 tỷ USD. Ủy ban Kinh tế đề nghị bảo đảm mức nhập siêu không vượt quá mức năm 2010, tức là khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu.
Theo Ủy ban Kinh tế, ước tính đến hết năm 2010, nợ công khoảng 56,7% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ bằng 44,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ) đang tiến dần đến ngưỡng an toàn cho phép. Vì vậy, cần kiểm soát vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và giảm phát hành trái phiếu Chính phủ để tránh làm vấn đề nợ công trở nên trầm trọng hơn.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế tán thành với dự kiến huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 152 nghìn tỷ đồng, giảm 15,5%; vốn trái phiếu Chính phủ 45 nghìn tỷ đồng, giảm 34% so với ước thực hiện năm 2010.
Trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm sau, Chính phủ đã nhấn mạnh các giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với tái cấu trúc nền kinh tế.
“Trong năm 2011, sẽ thực hiện một bước tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng” Thủ tướng cho biết.
Các nội dung sẽ được tập trung, theo Thủ tướng là phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, hoàn thiện khuôn khổ chính sách, ưu tiên phát triển mạnh các dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, có hàm lượng trí tuệ, mang lại giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, logistic, cảng biển, tài chính, du lịch, phân phối, dịch vụ y tế, giáo dục. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chú trọng nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất nông sản an toàn.
Thủ tướng nhấn mạnh, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước vừa là một nội dung của tái cấu trúc nền kinh tế, vừa là một yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước phải tập trung vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân, tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, nâng cao năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Thực hiện công khai minh bạch theo các tiêu chí hoạt động đặt ra cho từng tập đoàn và từng tổng công ty, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc; đặt tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước vào môi trường cạnh tranh.
“Đây chính là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, góp phần làm cho kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”, Thủ tướng nói.