Thất nghiệp ảo, bảo hiểm thật
Đã có tình trạng doanh nghiệp “bắt tay” với người lao động để trục lợi từ bảo hiếm thất nghiệp
Tại nhiều địa phương đang có tình trạng người lao động nghỉ việc “ảo” để được hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng như doanh nghiệp “bắt tay” với người lao động để trục lợi.
Sau khi chính sách bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực, số người tham gia tăng qua các năm. Năm 2009, có 5,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đưa tổng số thu là 3.510 tỷ đồng. Năm 2010 đã có 7,05 triệu người, đưa tổng số thu khoảng 4.800 tỷ đồng.
Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), đến hết tháng 6/2011, có 146.538 người đăng ký thất nghiệp tại các trung tâm giới thiệu việc làm, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, trong ngày 7/9, có tới trên 300 lao động tới làm thủ tục đăng ký thất nghiệp. Theo cán bộ phòng Bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm, từ đầu năm tới hết ngày 1/9, đã có 10.4581 người lao động đến đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong khi cả năm 2010 chỉ có 4.192 người đăng ký. Như vậy, mới chỉ 8 tháng mà số lượng người đăng ký đã cao gấp đôi so với lượng người đăng ký của cả năm 2010.
Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm Tp.HCM, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn có trên 70.000 người lao động đăng ký thất nghiệp, trong khi cả năm 2010, chỉ có khoảng 67.000 người.
Hiện tượng bất bình thường này, theo ông Điều Bá Được, Trưởng ban Chính sách thực hiện bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), là cần phải xem xét và nghiên cứu. Ông Được cho rằng, sự gia tăng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân kinh tế khó khăn, doanh nghiệp giải thể hoặc thu hẹp sản xuất. Dù nhiều doanh nghiệp không thể duy trì được công ăn việc làm dẫn đến lượng người lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp có xu hướng gia tăng nhưng vẫn có tính ổn định tương đối cao.
Còn một nguyên nhân khác là do hiện tượng thất nghiệp “ảo”. Theo ước tính của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, khoảng 10% số lượng người đăng ký thuộc diện này.
“Rất có thể xảy ra hiện tượng người sử dụng lao động bắt tay với người lao động để trục lợi từ chính sách và hiện tượng gia tăng đăng ký thất nghiệp vừa qua chỉ là thất nghiệp ảo”, ông Được cho biết.
Thực tế khi tham gia, cả chủ sử dụng lao động và người lao động đều chỉ phải trích 1% tiền lương, tiền công để đóng. Ví dụ, người lao động có mức lương 2 triệu đồng/tháng khi đóng bảo hiểm thất nghiệp chỉ mất 240.000 đồng/năm, doanh nghiệp đóng 240.000 đồng/năm. Trong khi đó, nếu người lao động mất việc, nghỉ việc, doanh nghiệp không phải trả trợ cấp nửa tháng lương/năm (1 triệu đồng) và người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp 3 tháng x 60% lương (3,6 triệu đồng). Rõ ràng cả doanh nghiệp và người lao động đều có lợi từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Chưa kể, có trường hợp người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau ra quyết định nghỉ việc cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng trên thực tế người lao động vẫn làm việc, hưởng lương. Như vậy, cả doanh nghiệp và người lao động đều có lợi. Doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, còn người lao động vẫn được hưởng lương và trợ cấp thất nghiệp. Chính vì những kẽ hở này mà thời gian qua, không ít lao động xin nghỉ việc “ảo” để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, hiện tượng thất nghiệp ảo là do trường hợp người lao động chấm dứt việc làm ở doanh nghiệp này, sau đó lại trở lại chính doanh nghiệp đó làm việc hoặc ký hợp đồng với doanh nghiệp khác là việc chủ động mất việc làm nhưng lại vẫn được thanh toán bảo hiểm thất nghiệp.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp phá sản thường nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, nên chính những lao động trong các doanh nghiệp thực sự thất nghiệp lại không được hưởng chính sách do không đủ hồ sơ. Trong khi các đối tượng khác lại lạm dụng được chính sách. “Đây là vấn đề đáng lo ngại. Nếu không quản lý tốt sẽ dẫn tới những kẽ hở, tiếp tục tạo điều kiện cho người lao động lạm dụng để trục lợi”, bà Phương nói.
Ông Nguyễn Thanh Hoà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng thừa nhận, chính sách về bảo hiểm xã hội và các quy định về bảo hiểm thất nghiệp sau một thời gian triển khai đã nảy sinh nhiều vấn đề, cần được rà soát lại để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Ngoài ra, cần đánh giá lại hiệu quả việc đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm để người lao động trở lại thị trường sớm nhất. Nếu trông vào trợ cấp thất nghiệp mãi thì sẽ rất nguy hiểm. Ông Hòa cho biết, trong thời gian tới, sẽ nghiên cứu để đề nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo chi trả bảo hiểm thất nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Sau khi chính sách bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực, số người tham gia tăng qua các năm. Năm 2009, có 5,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đưa tổng số thu là 3.510 tỷ đồng. Năm 2010 đã có 7,05 triệu người, đưa tổng số thu khoảng 4.800 tỷ đồng.
Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), đến hết tháng 6/2011, có 146.538 người đăng ký thất nghiệp tại các trung tâm giới thiệu việc làm, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, trong ngày 7/9, có tới trên 300 lao động tới làm thủ tục đăng ký thất nghiệp. Theo cán bộ phòng Bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm, từ đầu năm tới hết ngày 1/9, đã có 10.4581 người lao động đến đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong khi cả năm 2010 chỉ có 4.192 người đăng ký. Như vậy, mới chỉ 8 tháng mà số lượng người đăng ký đã cao gấp đôi so với lượng người đăng ký của cả năm 2010.
Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm Tp.HCM, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn có trên 70.000 người lao động đăng ký thất nghiệp, trong khi cả năm 2010, chỉ có khoảng 67.000 người.
Hiện tượng bất bình thường này, theo ông Điều Bá Được, Trưởng ban Chính sách thực hiện bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), là cần phải xem xét và nghiên cứu. Ông Được cho rằng, sự gia tăng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân kinh tế khó khăn, doanh nghiệp giải thể hoặc thu hẹp sản xuất. Dù nhiều doanh nghiệp không thể duy trì được công ăn việc làm dẫn đến lượng người lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp có xu hướng gia tăng nhưng vẫn có tính ổn định tương đối cao.
Còn một nguyên nhân khác là do hiện tượng thất nghiệp “ảo”. Theo ước tính của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, khoảng 10% số lượng người đăng ký thuộc diện này.
“Rất có thể xảy ra hiện tượng người sử dụng lao động bắt tay với người lao động để trục lợi từ chính sách và hiện tượng gia tăng đăng ký thất nghiệp vừa qua chỉ là thất nghiệp ảo”, ông Được cho biết.
Thực tế khi tham gia, cả chủ sử dụng lao động và người lao động đều chỉ phải trích 1% tiền lương, tiền công để đóng. Ví dụ, người lao động có mức lương 2 triệu đồng/tháng khi đóng bảo hiểm thất nghiệp chỉ mất 240.000 đồng/năm, doanh nghiệp đóng 240.000 đồng/năm. Trong khi đó, nếu người lao động mất việc, nghỉ việc, doanh nghiệp không phải trả trợ cấp nửa tháng lương/năm (1 triệu đồng) và người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp 3 tháng x 60% lương (3,6 triệu đồng). Rõ ràng cả doanh nghiệp và người lao động đều có lợi từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Chưa kể, có trường hợp người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau ra quyết định nghỉ việc cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng trên thực tế người lao động vẫn làm việc, hưởng lương. Như vậy, cả doanh nghiệp và người lao động đều có lợi. Doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, còn người lao động vẫn được hưởng lương và trợ cấp thất nghiệp. Chính vì những kẽ hở này mà thời gian qua, không ít lao động xin nghỉ việc “ảo” để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, hiện tượng thất nghiệp ảo là do trường hợp người lao động chấm dứt việc làm ở doanh nghiệp này, sau đó lại trở lại chính doanh nghiệp đó làm việc hoặc ký hợp đồng với doanh nghiệp khác là việc chủ động mất việc làm nhưng lại vẫn được thanh toán bảo hiểm thất nghiệp.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp phá sản thường nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, nên chính những lao động trong các doanh nghiệp thực sự thất nghiệp lại không được hưởng chính sách do không đủ hồ sơ. Trong khi các đối tượng khác lại lạm dụng được chính sách. “Đây là vấn đề đáng lo ngại. Nếu không quản lý tốt sẽ dẫn tới những kẽ hở, tiếp tục tạo điều kiện cho người lao động lạm dụng để trục lợi”, bà Phương nói.
Ông Nguyễn Thanh Hoà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng thừa nhận, chính sách về bảo hiểm xã hội và các quy định về bảo hiểm thất nghiệp sau một thời gian triển khai đã nảy sinh nhiều vấn đề, cần được rà soát lại để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Ngoài ra, cần đánh giá lại hiệu quả việc đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm để người lao động trở lại thị trường sớm nhất. Nếu trông vào trợ cấp thất nghiệp mãi thì sẽ rất nguy hiểm. Ông Hòa cho biết, trong thời gian tới, sẽ nghiên cứu để đề nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo chi trả bảo hiểm thất nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.