Thay đổi tài khoản đấu giá cổ phần có vội vàng?
Nên chăng Ủy ban Chứng khoán cần minh bạch hoá những tiêu chí cụ thể của một “ngân hàng chỉ định thanh toán”
Kể từ 1/8/2007, các khoản tiền cọc, mua cổ phần đấu giá IPO các doanh nghiệp nhà nước giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ chuyển về tài khoản của Sacombank sở giao dịch Tp.HCM, thay vì tại BIDV - chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Tp.HCM) như 2 năm trước.
BIDV đã có văn bản kiến nghị lên Chính phủ về việc này.
Theo Quyết định số 01/QĐ - UBCK ngày 04/1/2005 về việc ban hành quy trình bán đấu giá cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán, bước 3 có nêu rõ: “Chậm nhất 2 ngày làm việc trước ngày tổ chức đấu giá, đại lý phải chuyển toàn bộ tiền đặt cọc của nhà đầu tư vào tài khoản của trung tâm giao dịch hứng khoán mở tại ngân hàng chỉ định thanh toán”.
Hiệu lực văn bản và ngày ký văn bản là một!
Theo quyết định nói trên, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã chọn BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa làm “ngân hàng chỉ định thanh toán” và hai bên thống nhất ban hành hướng dẫn thanh toán tiền cọc, tiền bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành IPO giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Theo đó, các đại lý tham gia bán đấu giá cổ phần tại Trung tâm khi thanh toán tiền cọc, mua cổ phần, thanh toán tiền và phân phối cổ phần... đều tiến hành tại BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Tp. HCM.
Tuy nhiên, ngày 1/8/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã ban hành Văn bản số 209/TTGDHCM - KT về việc “thay đổi tài khoản đấu giá cổ phần” đến các đại lý với nội dung: “Kể từ ngày 1/8/2007, tiền cọc, tiền mua cổ phần đấu giá qua trung tâm sẽ chuyển về tài khoản Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM số 080.421100.801.00074.6 mở tại Sài Gòn Thương tín - Sở giao dịch Tp.HCM.
Điều đáng nói là ngày ban hành văn bản và ngày có hiệu lực văn bản đều trong một ngày (1/8).
Phản ứng trước thông báo này, ngày 3/8/2007, BIDV đã gửi công văn số 4435/CV - PC lên cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét lại việc này. Trong công văn nói trên, ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc BIDV cho rằng: “việc thay đổi Ngân hàng nhận tiền đặt cọc, đấu giá mua cổ phần là việc làm thiếu tính hợp tác, không minh bạch”.
Một đại diện khác của BIDV cho biết, BIDV đã liên hệ trực tiếp với bà Phan Thị Tường Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, người đã ký công văn số 209 nói trên để hỏi vì sao có quyết định đột ngột như vậy nhưng bà Tâm giải thích rằng “chỉ ký theo lệnh của giám đốc”. Chúng tôi đã cố liên lạc nhiều lần với bà Tâm nhưng đều bất thành.
Phải có tiêu chí “ngân hàng chỉ định thanh toán”
Chưa bàn cãi về tính pháp lý của việc “thay đổi tài khoản đấu giá cổ phần” của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM là đúng hay không đúng nhưng qua sự việc trên, đã bộc lộ một số vấn đề đáng lưu ý về cơ chế điều hành thị trường chứng khoán.
Thứ nhất, khoản tiền cọc, tiền mua cổ phần đấu giá của các doanh nghiệp nhà nước là rất lớn và chúng được gửi vào tài khoản của các “ngân hàng chỉ định thanh toán” theo sự quyết định của một trung tâm giao dịch chứng khoán địa phương cũng như những tiêu chí cụ thể của một “ngân hàng chỉ định thanh toán” không được rõ ràng là điều rất đáng để lưu tâm.
Trên thực tế, trong vài năm gần đây, chi nhánh BIDV Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã nhận tiền cọc, tiền mua cổ phần đấu giá của 114 doanh nghiệp, trong đó có tới 90% doanh nghiệp nhà nước với tổng số tiền lên tới mười mấy nghìn tỷ đồng từ các doanh nghiệp lớn như Đạm Phú Mỹ, Bảo hiểm Dầu khí, Vận tải Dầu khí, Khí hoá lỏng miền Nam...
Giả định rằng, nếu có rủi ro thì tổng giá trị của một “ngân hàng chỉ định thanh toán” phải lớn gấp nhiều lần so với tổng số tiền cọc, mua cổ phần đấu giá mà “ngân hàng chỉ định thanh toán” đang nắm giữ, mới đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư cũng như tài sản của nhà nước.
Từ thực tế này, phải chăng cần đề ra những tiêu chí cụ thể về tổng giá trị tài sản, “lõi banking”, quản trị nhân lực... của một “ngân hàng chỉ định thanh toán”, coi đó như cơ sở để nhà nước “chọn mặt gửi vàng”, thay vì sự quyết định tuỳ hứng “cắc – bụp” của một trung tâm giao dịch địa phương?
Điều này càng có cơ sở khẳng định, khi tới đây, Chính phủ sẽ tiến hành IPO hàng loạt doanh nghiệp nhà nước với dự kiến thu về hàng nghìn tỷ đồng thặng dư vốn sau đấu giá, không thể giao số tài sản khổng lồ này vào những địa chỉ chưa có cơ sở thẩm định thực tế.
Thứ hai, nếu Ủy ban Chứng khoán minh bạch hoá được những tiêu chí cụ thể của một “ngân hàng chỉ định thanh toán” không chỉ đảm bảo an toàn tài sản nhà nước, quyền lợi của nhà đầu tư, mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh sòng phẳng: ngân hàng nào có đủ điều kiện, chứng minh được tính khả thi cao khi được chỉ định thanh toán, ngân hàng đó sẽ nhập vào cuộc chơi một cách bình đẳng.
Một điều muốn nói thêm, ngay cả khi một ngân hàng nào đó đã được chỉ định làm “ngân hàng chỉ định thanh toán”, cũng phải có một quá trình bàn giao theo lộ trình. Ví dụ như ngân hàng A bàn giao cho ngân hàng B thanh toán tiền cọc, tiền mua cổ phần theo một tỷ lệ nào đó trên mỗi loại cổ phiếu, sau đó mới bàn giao cả 100%.
Trong quá trình này, sẽ có cơ sở kiểm chứng thực tế rằng, ngân hàng A, B, C... có đủ sức gánh vác trọng trách nói trên hay không.
BIDV đã có văn bản kiến nghị lên Chính phủ về việc này.
Theo Quyết định số 01/QĐ - UBCK ngày 04/1/2005 về việc ban hành quy trình bán đấu giá cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán, bước 3 có nêu rõ: “Chậm nhất 2 ngày làm việc trước ngày tổ chức đấu giá, đại lý phải chuyển toàn bộ tiền đặt cọc của nhà đầu tư vào tài khoản của trung tâm giao dịch hứng khoán mở tại ngân hàng chỉ định thanh toán”.
Hiệu lực văn bản và ngày ký văn bản là một!
Theo quyết định nói trên, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã chọn BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa làm “ngân hàng chỉ định thanh toán” và hai bên thống nhất ban hành hướng dẫn thanh toán tiền cọc, tiền bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành IPO giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Theo đó, các đại lý tham gia bán đấu giá cổ phần tại Trung tâm khi thanh toán tiền cọc, mua cổ phần, thanh toán tiền và phân phối cổ phần... đều tiến hành tại BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Tp. HCM.
Tuy nhiên, ngày 1/8/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã ban hành Văn bản số 209/TTGDHCM - KT về việc “thay đổi tài khoản đấu giá cổ phần” đến các đại lý với nội dung: “Kể từ ngày 1/8/2007, tiền cọc, tiền mua cổ phần đấu giá qua trung tâm sẽ chuyển về tài khoản Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM số 080.421100.801.00074.6 mở tại Sài Gòn Thương tín - Sở giao dịch Tp.HCM.
Điều đáng nói là ngày ban hành văn bản và ngày có hiệu lực văn bản đều trong một ngày (1/8).
Phản ứng trước thông báo này, ngày 3/8/2007, BIDV đã gửi công văn số 4435/CV - PC lên cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét lại việc này. Trong công văn nói trên, ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc BIDV cho rằng: “việc thay đổi Ngân hàng nhận tiền đặt cọc, đấu giá mua cổ phần là việc làm thiếu tính hợp tác, không minh bạch”.
Một đại diện khác của BIDV cho biết, BIDV đã liên hệ trực tiếp với bà Phan Thị Tường Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, người đã ký công văn số 209 nói trên để hỏi vì sao có quyết định đột ngột như vậy nhưng bà Tâm giải thích rằng “chỉ ký theo lệnh của giám đốc”. Chúng tôi đã cố liên lạc nhiều lần với bà Tâm nhưng đều bất thành.
Phải có tiêu chí “ngân hàng chỉ định thanh toán”
Chưa bàn cãi về tính pháp lý của việc “thay đổi tài khoản đấu giá cổ phần” của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM là đúng hay không đúng nhưng qua sự việc trên, đã bộc lộ một số vấn đề đáng lưu ý về cơ chế điều hành thị trường chứng khoán.
Thứ nhất, khoản tiền cọc, tiền mua cổ phần đấu giá của các doanh nghiệp nhà nước là rất lớn và chúng được gửi vào tài khoản của các “ngân hàng chỉ định thanh toán” theo sự quyết định của một trung tâm giao dịch chứng khoán địa phương cũng như những tiêu chí cụ thể của một “ngân hàng chỉ định thanh toán” không được rõ ràng là điều rất đáng để lưu tâm.
Trên thực tế, trong vài năm gần đây, chi nhánh BIDV Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã nhận tiền cọc, tiền mua cổ phần đấu giá của 114 doanh nghiệp, trong đó có tới 90% doanh nghiệp nhà nước với tổng số tiền lên tới mười mấy nghìn tỷ đồng từ các doanh nghiệp lớn như Đạm Phú Mỹ, Bảo hiểm Dầu khí, Vận tải Dầu khí, Khí hoá lỏng miền Nam...
Giả định rằng, nếu có rủi ro thì tổng giá trị của một “ngân hàng chỉ định thanh toán” phải lớn gấp nhiều lần so với tổng số tiền cọc, mua cổ phần đấu giá mà “ngân hàng chỉ định thanh toán” đang nắm giữ, mới đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư cũng như tài sản của nhà nước.
Từ thực tế này, phải chăng cần đề ra những tiêu chí cụ thể về tổng giá trị tài sản, “lõi banking”, quản trị nhân lực... của một “ngân hàng chỉ định thanh toán”, coi đó như cơ sở để nhà nước “chọn mặt gửi vàng”, thay vì sự quyết định tuỳ hứng “cắc – bụp” của một trung tâm giao dịch địa phương?
Điều này càng có cơ sở khẳng định, khi tới đây, Chính phủ sẽ tiến hành IPO hàng loạt doanh nghiệp nhà nước với dự kiến thu về hàng nghìn tỷ đồng thặng dư vốn sau đấu giá, không thể giao số tài sản khổng lồ này vào những địa chỉ chưa có cơ sở thẩm định thực tế.
Thứ hai, nếu Ủy ban Chứng khoán minh bạch hoá được những tiêu chí cụ thể của một “ngân hàng chỉ định thanh toán” không chỉ đảm bảo an toàn tài sản nhà nước, quyền lợi của nhà đầu tư, mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh sòng phẳng: ngân hàng nào có đủ điều kiện, chứng minh được tính khả thi cao khi được chỉ định thanh toán, ngân hàng đó sẽ nhập vào cuộc chơi một cách bình đẳng.
Một điều muốn nói thêm, ngay cả khi một ngân hàng nào đó đã được chỉ định làm “ngân hàng chỉ định thanh toán”, cũng phải có một quá trình bàn giao theo lộ trình. Ví dụ như ngân hàng A bàn giao cho ngân hàng B thanh toán tiền cọc, tiền mua cổ phần theo một tỷ lệ nào đó trên mỗi loại cổ phiếu, sau đó mới bàn giao cả 100%.
Trong quá trình này, sẽ có cơ sở kiểm chứng thực tế rằng, ngân hàng A, B, C... có đủ sức gánh vác trọng trách nói trên hay không.