The Economist ví giao thông Việt Nam như “ác mộng”
Doanh số xe hơi, xe bán tải, và xe tải ở Việt Nam đã tăng 55% trong năm 2015
The Economist vừa có một bài viết nói rằng số lượng ôtô gia tăng đang đe dọa làm tắc cứng đường xá tại các thành phố lớn của Việt Nam.
Trong bài viết mang tựa đề “Driving in Vietnam is becomig even more of a nightmare” (tạm dịch: “Lái xe ra đường ở Việt Nam đang trở thành một việc thậm chí tồi tệ hơn cả ác mộng”), The Economist nêu, doanh số xe hơi, xe bán tải, và xe tải ở Việt Nam đã tăng 55% trong năm 2015, và tăng khoảng 1/3 từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, khoảng 40 triệu xe máy ở Việt Nam cũng khiến người đi bộ “khiếp đảm”.
Hầu hết sự tăng trưởng này tập trung ở Hà Nội và Tp.HCM, hai thành phố chiếm khoảng một nửa dân số thành thị của Việt Nam.
Tại trung tâm Hà Nội, chỉ 9% đất được dành để làm được cấp 1 và cấp 2, so với 32% ở quận trung tâm Manhattan của thành phố New York, Mỹ. Vào năm 2011, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính chỉ cần mức sử dụng ôtô ở Việt Nam đạt mức vừa phải như ở quốc gia láng giềng Malaysia, thì cũng đủ để khiến giao thông ở Hà Nội rơi vào tê liệt.
Theo học giả Arve Hansen, Chính phủ Việt Nam khá mâu thuẫn. Một mặt ủng hộ sự phát triển của ngành công nghiệp lắp ráp xe hơi trong nước, nhưng mặt khác Chính phủ vẫn đánh thuế mạnh đối với việc ôtô, một phần vì nỗi lo tắc đường.
Một số thỏa thuận thương mại mà Việt Nam ký kết gần đây cuối cùng sẽ giảm bớt quyền của Chính phủ trong việc kiểm soát sử dụng ôtô thông qua thuế. Một thỏa thuận thương mại với các nước Đông Nam Á, có hiệu lực đầy đủ vào năm 2018, có thể mở đường cho xe hơi giá rẻ từ Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam.
Đối với người Việt, sức hấp dẫn của việc sở hữu xe hơi có thể sẽ tăng lên bất chấp tình trạng tắc đường, bài báo nhận định. Rủi ro gia tăng về va chạm với ôtô khi ra đường càng khiến việc đi xe máy trở nên nguy hiểm hơn. Nhiều người đi xe máy hiểu rằng kiểu gì ra đường cũng bị tắc, nên họ thà chịu cảnh tắc đường bằng cách ngồi trong xe hơi có điều hòa hơn là ngồi trên xe máy nóng vã mồ hôi.
Thời gian di chuyển trên đường kéo dài hơn cũng khiến nhiều người Việt Nam mất hứng thú với xe bus, loại hình giao thông bị cho là kém độ tin cậy. Số liệu mà The Economist đưa ra nói rằng số người đi xe bus ở Hà Nội đã giảm 14% trong vòng một năm qua.
Các hệ thống đường sắt đô thị mới có thể giúp ích. 6 tuyến đường sắt đô thị đầu tiên hiện đang được xây dựng ở Tp.HCM, hai tuyến đường sắn trên cao cũng đang được xây dựng ở Hà Nội. Nhưng sẽ phải mất nhiều năm để hoàn thành những tuyến đường này, và thành phố thay đổi từng ngày trong khoảng thời gian đó.
Nhà chức trách của hai thành phố đang cho thấy nhiều nỗ lực trong vấn đề giao thông. Các quan chức Tp.HCM đang nói về việc mở rộng đường, còn Hà Nội dự định đưa thêm nhiều xe bus với chất lượng tốt hơn vào sử dụng.
Trong bài viết mang tựa đề “Driving in Vietnam is becomig even more of a nightmare” (tạm dịch: “Lái xe ra đường ở Việt Nam đang trở thành một việc thậm chí tồi tệ hơn cả ác mộng”), The Economist nêu, doanh số xe hơi, xe bán tải, và xe tải ở Việt Nam đã tăng 55% trong năm 2015, và tăng khoảng 1/3 từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, khoảng 40 triệu xe máy ở Việt Nam cũng khiến người đi bộ “khiếp đảm”.
Hầu hết sự tăng trưởng này tập trung ở Hà Nội và Tp.HCM, hai thành phố chiếm khoảng một nửa dân số thành thị của Việt Nam.
Tại trung tâm Hà Nội, chỉ 9% đất được dành để làm được cấp 1 và cấp 2, so với 32% ở quận trung tâm Manhattan của thành phố New York, Mỹ. Vào năm 2011, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính chỉ cần mức sử dụng ôtô ở Việt Nam đạt mức vừa phải như ở quốc gia láng giềng Malaysia, thì cũng đủ để khiến giao thông ở Hà Nội rơi vào tê liệt.
Theo học giả Arve Hansen, Chính phủ Việt Nam khá mâu thuẫn. Một mặt ủng hộ sự phát triển của ngành công nghiệp lắp ráp xe hơi trong nước, nhưng mặt khác Chính phủ vẫn đánh thuế mạnh đối với việc ôtô, một phần vì nỗi lo tắc đường.
Một số thỏa thuận thương mại mà Việt Nam ký kết gần đây cuối cùng sẽ giảm bớt quyền của Chính phủ trong việc kiểm soát sử dụng ôtô thông qua thuế. Một thỏa thuận thương mại với các nước Đông Nam Á, có hiệu lực đầy đủ vào năm 2018, có thể mở đường cho xe hơi giá rẻ từ Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam.
Đối với người Việt, sức hấp dẫn của việc sở hữu xe hơi có thể sẽ tăng lên bất chấp tình trạng tắc đường, bài báo nhận định. Rủi ro gia tăng về va chạm với ôtô khi ra đường càng khiến việc đi xe máy trở nên nguy hiểm hơn. Nhiều người đi xe máy hiểu rằng kiểu gì ra đường cũng bị tắc, nên họ thà chịu cảnh tắc đường bằng cách ngồi trong xe hơi có điều hòa hơn là ngồi trên xe máy nóng vã mồ hôi.
Thời gian di chuyển trên đường kéo dài hơn cũng khiến nhiều người Việt Nam mất hứng thú với xe bus, loại hình giao thông bị cho là kém độ tin cậy. Số liệu mà The Economist đưa ra nói rằng số người đi xe bus ở Hà Nội đã giảm 14% trong vòng một năm qua.
Các hệ thống đường sắt đô thị mới có thể giúp ích. 6 tuyến đường sắt đô thị đầu tiên hiện đang được xây dựng ở Tp.HCM, hai tuyến đường sắn trên cao cũng đang được xây dựng ở Hà Nội. Nhưng sẽ phải mất nhiều năm để hoàn thành những tuyến đường này, và thành phố thay đổi từng ngày trong khoảng thời gian đó.
Nhà chức trách của hai thành phố đang cho thấy nhiều nỗ lực trong vấn đề giao thông. Các quan chức Tp.HCM đang nói về việc mở rộng đường, còn Hà Nội dự định đưa thêm nhiều xe bus với chất lượng tốt hơn vào sử dụng.