Thế giới 7 ngày qua và sự kiện tuần mới
Goldman Sachs bị kiện, ADB dự báo mức tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á, EU cứu Hy Lạp... là những tin đáng chú ý tuần qua
Châu Âu thống nhất cứu trợ Hy Lạp, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo mức tăng trưởng kinh tế, Goldman Sachs bị kiện… là những tin tức kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 11-17/4.
Hôm 11/4, các bộ trưởng tài chính châu Âu thông qua gói cứu trợ khẩn cấp khổng lồ trị giá lên tới 30 tỷ Euro dành cho Hy Lạp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng quyết định sẽ bơm thêm 15 tỷ Euro trong năm 2010 cho Athens. Đây được xem là gói cứu trợ tài chính đa quốc gia lớn nhất lịch sử lên tới 45 tỷ Euro (61 tỷ USD) kể từ khi khủng hoảng bùng phát.
Hôm 12/4, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố báo cáo cho biết, các chỉ số tổng hợp đánh giá tăng trưởng kinh tế (CLIs) của 30 nền kinh tế thành viên trong tháng 2 là 103,6 điểm, tăng 0,7 điểm so với tháng trước và cao hơn 11,8 điểm so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, kinh tế toàn cầu đang theo hướng hồi phục đi lên.
Hôm 13/4, ADB công bố báo cáo Triển vọng phát triển châu Á, trong đó nhận định, kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2010, cao hơn mức 5,2% trong năm 2009. Theo ADB, 45 nền kinh tế đang phát triển của khu vực sẽ tăng trưởng 7,3% trong năm 2011.
Hôm 14/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới cho hay, kinh tế thế giới đang phục hồi, nhưng mức độ tùy vào từng khu vực. Tốc độ hồi phục ở nhiều nước phát triển tương đối chậm. Tỷ lệ thất nghiệp của các nước phát triển vẫn sẽ duy trì ở mức 9% trong suốt năm 2011.
Cùng ngày, ban giám đốc ADB thông qua việc góp 130 triệu USD cho việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF) cùng với ASEAN+3. Quy mô của CGIF là 700 triệu USD, trong đó Trung Quốc góp 200 triệu USD, Nhật Bản 200 triệu USD, Hàn Quốc 100 triệu USD và ASEAN 70 triệu USD.
Hôm 15/4, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố số liệu cho thấy, giá trị sản lượng công nghiệp Mỹ tháng 3 tăng 0,1%, là tháng thứ 9 tăng trưởng liên tục, nhưng biên độ tăng thấp hơn mức dự báo 0,7% của các chuyên gia kinh tế; tỷ lệ sử dụng máy móc công nghiệp tăng từ 72,7% trong tháng 2 lên mức 73,2%, cao nhất trong 1 năm qua.
Hôm 16/4, các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) nhất trí trên nguyên tắc về việc thành lập cơ chế lâu dài nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, tương tự như cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.
Cũng trong ngày 16/4, thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo sau khi có thông tin Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch kiện ngân hàng Goldman Sachs về hành vi gian lận. Giá cổ phiếu của Goldman Sachs giảm mạnh xuống 160,7 USD/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của ngân hàng này mất hơn 10 tỷ USD.
Những sự kiện đáng chú ý trong tuần này (từ 19 - 25/4):
Ngày 19/4, Mỹ công bố các chỉ báo kinh tế (leading index) tháng 3. Đây là nhân tố then chốt trong việc xác định đỉnh và đáy của chu kỳ kinh doanh. Chúng được xây dựng để tổng hợp và chỉ ra các mô hình điểm thay đổi phổ biến trong các dữ liệu kinh tế.
Ngày 20/4, khu vực sử dụng đồng Euro công bố tình hình tiền gửi ngân hàng tháng 2 sau khi điều chỉnh theo mùa. Anh công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 3. IMF công bố chương 1 của “Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu”.
Ngày 21/4, Mỹ công bố tình hình dự trữ xăng, dầu tuần trước. Anh công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố “Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới”, trong đó có phần nội dung về kinh tế thế giới, Mỹ và Trung Quốc.
Ngày 22/4, Nhật Bản cho biết cán cân thương mại tháng 3. Mỹ công bố chỉ số giá bán buôn tháng 3, số liệu tiêu thụ nhà qua sử dụng tháng 3, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss-Kahn và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick, tổ chức họp báo.
Ngày 23/4, Mỹ công bố số đơn đặt hàng tiêu dùng bền và số liệu tiêu thụ nhà mới tháng 3. Anh công bố kết quả sơ bộ GDP quý 1/2010. Khai mạc hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước nhóm G20.
Ngày 24/4, khai mạc khóa họp thường niên mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Washington (Mỹ). Hội nghị này kết thúc trong ngày 25/4.
Hôm 11/4, các bộ trưởng tài chính châu Âu thông qua gói cứu trợ khẩn cấp khổng lồ trị giá lên tới 30 tỷ Euro dành cho Hy Lạp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng quyết định sẽ bơm thêm 15 tỷ Euro trong năm 2010 cho Athens. Đây được xem là gói cứu trợ tài chính đa quốc gia lớn nhất lịch sử lên tới 45 tỷ Euro (61 tỷ USD) kể từ khi khủng hoảng bùng phát.
Hôm 12/4, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố báo cáo cho biết, các chỉ số tổng hợp đánh giá tăng trưởng kinh tế (CLIs) của 30 nền kinh tế thành viên trong tháng 2 là 103,6 điểm, tăng 0,7 điểm so với tháng trước và cao hơn 11,8 điểm so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, kinh tế toàn cầu đang theo hướng hồi phục đi lên.
Hôm 13/4, ADB công bố báo cáo Triển vọng phát triển châu Á, trong đó nhận định, kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2010, cao hơn mức 5,2% trong năm 2009. Theo ADB, 45 nền kinh tế đang phát triển của khu vực sẽ tăng trưởng 7,3% trong năm 2011.
Hôm 14/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới cho hay, kinh tế thế giới đang phục hồi, nhưng mức độ tùy vào từng khu vực. Tốc độ hồi phục ở nhiều nước phát triển tương đối chậm. Tỷ lệ thất nghiệp của các nước phát triển vẫn sẽ duy trì ở mức 9% trong suốt năm 2011.
Cùng ngày, ban giám đốc ADB thông qua việc góp 130 triệu USD cho việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF) cùng với ASEAN+3. Quy mô của CGIF là 700 triệu USD, trong đó Trung Quốc góp 200 triệu USD, Nhật Bản 200 triệu USD, Hàn Quốc 100 triệu USD và ASEAN 70 triệu USD.
Hôm 15/4, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố số liệu cho thấy, giá trị sản lượng công nghiệp Mỹ tháng 3 tăng 0,1%, là tháng thứ 9 tăng trưởng liên tục, nhưng biên độ tăng thấp hơn mức dự báo 0,7% của các chuyên gia kinh tế; tỷ lệ sử dụng máy móc công nghiệp tăng từ 72,7% trong tháng 2 lên mức 73,2%, cao nhất trong 1 năm qua.
Hôm 16/4, các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) nhất trí trên nguyên tắc về việc thành lập cơ chế lâu dài nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, tương tự như cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.
Cũng trong ngày 16/4, thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo sau khi có thông tin Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch kiện ngân hàng Goldman Sachs về hành vi gian lận. Giá cổ phiếu của Goldman Sachs giảm mạnh xuống 160,7 USD/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của ngân hàng này mất hơn 10 tỷ USD.
Những sự kiện đáng chú ý trong tuần này (từ 19 - 25/4):
Ngày 19/4, Mỹ công bố các chỉ báo kinh tế (leading index) tháng 3. Đây là nhân tố then chốt trong việc xác định đỉnh và đáy của chu kỳ kinh doanh. Chúng được xây dựng để tổng hợp và chỉ ra các mô hình điểm thay đổi phổ biến trong các dữ liệu kinh tế.
Ngày 20/4, khu vực sử dụng đồng Euro công bố tình hình tiền gửi ngân hàng tháng 2 sau khi điều chỉnh theo mùa. Anh công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 3. IMF công bố chương 1 của “Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu”.
Ngày 21/4, Mỹ công bố tình hình dự trữ xăng, dầu tuần trước. Anh công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố “Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới”, trong đó có phần nội dung về kinh tế thế giới, Mỹ và Trung Quốc.
Ngày 22/4, Nhật Bản cho biết cán cân thương mại tháng 3. Mỹ công bố chỉ số giá bán buôn tháng 3, số liệu tiêu thụ nhà qua sử dụng tháng 3, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss-Kahn và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick, tổ chức họp báo.
Ngày 23/4, Mỹ công bố số đơn đặt hàng tiêu dùng bền và số liệu tiêu thụ nhà mới tháng 3. Anh công bố kết quả sơ bộ GDP quý 1/2010. Khai mạc hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước nhóm G20.
Ngày 24/4, khai mạc khóa họp thường niên mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Washington (Mỹ). Hội nghị này kết thúc trong ngày 25/4.