Thế giới tiếp tục phản công khủng hoảng tài chính
Hàn Quốc cắt giảm khẩn cấp lãi suất đồng Won, IMF đồng ý cho Ukraine vay số tiền nhiều tỷ USD để chống khủng hoảng
Hàn Quốc vừa cắt giảm khẩn cấp lãi suất đồng Won với mức cắt giảm kỷ lục, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng ý cho Ukraine vay số tiền nhiều tỷ USD để chống khủng hoảng, một số nước phải can thiệp vào thị trường để ngăn chặn sự sụt giá của đồng tiền…
Diễn biến khủng hoảng tiếp tục xấu đi buộc chính phủ các quốc gia trên thế giới liên tục đưa ra những biện pháp mới.
Hàn Quốc hạ lãi suất khẩn cấp
Sáng nay (27/10), Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp nhằm tìm kiếm các biện pháp phục hồi niềm tin cho thị trường, sau khi đồng Won và thị trường chứng khoán nước này ở trạng thái gần như “rơi tự do” trong tuần trước.
Kết quả của cuộc họp nói trên là việc lãi suất cơ bản của đồng Won đã được cắt giảm tới 0,75% - một mức cắt giảm lãi suất cơ bản chưa từng có của đồng tiền này - còn 4,25%. Lãi suất của các khoản vay đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc cũng được hạ từ mức 3,25% xuống còn 2,5%.
Cùng với đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng sẽ chấp nhận các loại trái phiếu do các ngân hàng thương mại nước này phát hành như những khoản thế chấp để vay tiền từ Ngân hàng Trung ương.
Tuần trước, thị trường chứng khoán Hàn Quốc sụt giảm tới 20%, trong khi từ đầu năm tới nay, giá trị đồng Won đã mất tới 35%.
Tuy nhiên, trong cuộc họp tổ chức ngày hôm qua giữa Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, Bộ trưởng Tài chính nước này Kang Man Soo và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lee Seong Tea, Tổng thống Lee cho rằng, với tình hình hiện nay, Hàn Quốc chưa có nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Vào cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn 1 thập kỷ này, Hàn Quốc đã phải cần tới khoản vay 57 tỷ USD từ IMF.
Tuần trước, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch giải cứu trị giá 130 tỷ USD dành cho ngành tài chính nước này. Hiện nước này cũng đang lên kế hoạch chi khoảng 8.000 tỷ Won để hỗ trợ các công ty xây dựng không bán được nhà, đồng thời, sẽ bơm 2.000 tỷ Won vào hệ thống tài chính.
Australia tiếp tục can thiệp vào thị trường tiền tệ
Cũng trong sáng nay, Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) đã có ngày can thiệp thứ hai liên tiếp vào thị trường tiền tệ nước này bằng cách dùng ngoại tệ để mua vào đồng Đô la Australia nhằm ngăn không cho đồng tiền này trượt giá sâu hơn. Trước đó, đồng tiền của Australia giao dịch ở mức thấp nhất so với USD trong vòng 5 năm trở lại đây.
Tuần trước, đồng Đô la Australia mất giá tới 9,7% so với USD. Lý do đẩy Đôla Australia mất giá là do giới đầu tư đang chuyển đồng tiền này sang các đồng tiền khác mà trước đó họ vay để đầu tư vào hoạt động “carry trade”.
Trong hoạt động đầu tư “carry trade”, các nhà đầu tư vay tiền ở một nước có mức lãi suất thấp hơn như Nhật Bản - nơi có lãi suất cơ bản đồng Yên chỉ là 0,5%, hay Mỹ với lãi suất USD là 1,5% - để đầu tư vào các loại tài sản ở các quốc gia có mức lãi suất cao hơn - như Australia, nơi lãi suất cơ bản đồng Đôla Australia là 6% - để hưởng chênh lệch.
Do khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư “carry trade” đang rút vốn về nước bằng cách bán ra các khoản đầu tư ở nước ngoài, chuyển vốn sang các đồng tiền mà họ đã vay như Yên và USD, khiến tỷ giá các đồng tiền này tăng mạnh, trong khi tỷ giá các đồng tiền khác, trong đó có Đô la Australia, sụt giá mạnh.
IMF đẩy mạnh hành động
Ở một diễn biến khác, cuối tuần vừa qua, Ukraine đã đạt được thỏa thuận về một khoản vay trị giá 16,5 tỷ USD từ IMF để có thêm nguồn lực đối phó với khủng hoảng tài chính.
Cùng với việc hỗ trợ Ukraine, IMF cũng sẽ thực hiện việc hỗ trợ tài chính đối với một quốc gia Đông Âu khác là Hungary. Tuần trước, Hungary đã đề nghị IMF cấp cho khoản vay 2 tỷ USD. Tuy nhiên, chi tiết về kế hoạch giúp đỡ Hungary hiện chưa được công bố.
Tuần trước, đồng Hryvnia của Ukraine đã mất giá 13% so với USD, giảm xuống mức tỷ giá thấp nhất kể từ khi đồng tiền này ra đời vào năm 1996. Tỷ lệ lạm phát của Ukraine trong tháng 9 là 24,6%, sau khi lên tới mức đỉnh 31,1% trong tháng 5.
Có khả năng, thâm hụt thương mại của Ukraine năm nay có thể lên tới 15 tỷ USD. 8 tháng đầu năm, thâm hụt thương mại của nước này là 7,5 tỷ USD, tương đương 6% GDP.
Hiện Ukraine là nước có mức xếp hạng tín nhiệm kém nhất trong số các nền kinh tế chuyển đổi của châu Âu.
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã phải tiếp quản ngân hàng Prominvestbank của nước này và cam kết sẽ bơm khoảng 830 triệu USD để giải cứu 6 ngân hàng lớn nhất nước này sau khi các khách hàng gửi tiết kiệm ồ ạt đi rút tiền khỏi ngân hàng. Bên cạnh đó, Ukraine cũng dự định sẽ nâng trần bảo hiểm tiền gửi từ mức 50.000 Hryvnia hiện nay lên mức 100.000 Hryvnia.
Đối mặt với những khó khăn tương tự như Ukraine, tuần trước Hungary đã phải tăng lãi suất cơ bản nội tệ thêm 3% - mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây - lên mức 11,5% nhằm bảo vệ đồng tiền nội tệ trước sự sụt giá nghiêm trọng. Động thái này cho thấy, Hungary đang ưu tiên cứu đồng tiền của mình hơn là mục tiêu vực dậy tăng trưởng kinh tế.
Các thị trường mới nổi điêu đứng
Tới thời điểm này, khủng hoảng tài chính đã bắt đầu tấn công và các thị trường đang nổi lên tại nhiều khu vực trên thế giới.
Lý do khiến các thị trường này bị “vạ lây” là do các nhà đầu tư quốc tế đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng ở các thị trường phát triển đã đẩy mạnh bán ra các khoản đầu tư nhiều rủi ro ở các thị trường đang phát triển, bao gồm các khoản đầu tư tiền tệ, chứng khoán và trái phiếu.
Kết quả, đồng nội tệ và giá cổ phiếu tại các thị trường này cùng sụt giá cực mạnh.
Ngoài Ukraine và Hungary, nhiều nền kinh tế đang nổi lên khác cũng đang điêu đứng vì khủng hoảng tài chính. Tại Nam Phi, đồng Rand của nước này từ đầu năm tới nay đã mất giá 40% so với USD. Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ cũng mất giá hơn 30% so với USD.
Từ đầu tháng 5 tới nay, các thị trường chứng khoán đang nổi lên của thế giới đã mất 60% giá trị, trong đó, riêng tháng 10, các thị trường này sụt giảm 38%.
Trong số các thị trường chứng khoán mới nổi của thế giới có mức sụt giảm mạnh nhất, phải kể tới thị trường Nga với mức sụt giảm từ đầu năm tới nay là 75%, thị trường Brazil sụt 47%, thị trường Ấn Độ mất 57% và thị trường Trung Quốc mất 65%.
Không chỉ có Ukraine và Hungary, nhiều quốc gia khác đang phát triển cũng đang chờ đợi sự hỗ trợ tài chính từ IMF, bao gồm Pakistan, Belarus, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ. Một nền kinh tế phát triển là Iceland cũng đang cần tới sự trợ giúp của IMF để tránh khỏi khả năng phá sản cấp quốc gia.
Hội nghị thượng đỉnh chống khủng hoảng
Tuần trước, trong cuộc họp diễn ra tại Bắc Kinh, lãnh đạo các nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á - Âu (ASEM) đã kêu gọi việc đại cải tổ lại các quy tắc của ngành ngân hàng thế giới. Đây là cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo hai châu lục kể từ khi các quốc gia trên thế giới ra lời kêu gọi việc phối hợp hành động chống khủng hoảng tài chính sau khi cuộc khủng hoảng này có những diễn biến leo thang mạnh mẽ từ tháng 9 vừa qua.
Vào ngày 15/11 tới, các nhà lãnh đạo của thế giới sẽ nhóm họp trong một hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Washington để bàn thảo các biện pháp chống khủng hoảng.
Ngày 28-29/10 này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiến hành họp định kỳ. Giới quan sát dự báo, nhiều khả năng FED sẽ tiếp tục cắt giảm thêm lãi suất cơ bản đồng USD, với mức cắt giảm được tiên đoán là từ 0,5% - 0,75%. Hiện lãi suất cơ bản USD do FED ấn định đang ở mức 1,5%.
(Theo Bloomberg, CNBC)
Diễn biến khủng hoảng tiếp tục xấu đi buộc chính phủ các quốc gia trên thế giới liên tục đưa ra những biện pháp mới.
Hàn Quốc hạ lãi suất khẩn cấp
Sáng nay (27/10), Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp nhằm tìm kiếm các biện pháp phục hồi niềm tin cho thị trường, sau khi đồng Won và thị trường chứng khoán nước này ở trạng thái gần như “rơi tự do” trong tuần trước.
Kết quả của cuộc họp nói trên là việc lãi suất cơ bản của đồng Won đã được cắt giảm tới 0,75% - một mức cắt giảm lãi suất cơ bản chưa từng có của đồng tiền này - còn 4,25%. Lãi suất của các khoản vay đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc cũng được hạ từ mức 3,25% xuống còn 2,5%.
Cùng với đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng sẽ chấp nhận các loại trái phiếu do các ngân hàng thương mại nước này phát hành như những khoản thế chấp để vay tiền từ Ngân hàng Trung ương.
Tuần trước, thị trường chứng khoán Hàn Quốc sụt giảm tới 20%, trong khi từ đầu năm tới nay, giá trị đồng Won đã mất tới 35%.
Tuy nhiên, trong cuộc họp tổ chức ngày hôm qua giữa Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, Bộ trưởng Tài chính nước này Kang Man Soo và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lee Seong Tea, Tổng thống Lee cho rằng, với tình hình hiện nay, Hàn Quốc chưa có nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Vào cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn 1 thập kỷ này, Hàn Quốc đã phải cần tới khoản vay 57 tỷ USD từ IMF.
Tuần trước, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch giải cứu trị giá 130 tỷ USD dành cho ngành tài chính nước này. Hiện nước này cũng đang lên kế hoạch chi khoảng 8.000 tỷ Won để hỗ trợ các công ty xây dựng không bán được nhà, đồng thời, sẽ bơm 2.000 tỷ Won vào hệ thống tài chính.
Australia tiếp tục can thiệp vào thị trường tiền tệ
Cũng trong sáng nay, Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) đã có ngày can thiệp thứ hai liên tiếp vào thị trường tiền tệ nước này bằng cách dùng ngoại tệ để mua vào đồng Đô la Australia nhằm ngăn không cho đồng tiền này trượt giá sâu hơn. Trước đó, đồng tiền của Australia giao dịch ở mức thấp nhất so với USD trong vòng 5 năm trở lại đây.
Tuần trước, đồng Đô la Australia mất giá tới 9,7% so với USD. Lý do đẩy Đôla Australia mất giá là do giới đầu tư đang chuyển đồng tiền này sang các đồng tiền khác mà trước đó họ vay để đầu tư vào hoạt động “carry trade”.
Trong hoạt động đầu tư “carry trade”, các nhà đầu tư vay tiền ở một nước có mức lãi suất thấp hơn như Nhật Bản - nơi có lãi suất cơ bản đồng Yên chỉ là 0,5%, hay Mỹ với lãi suất USD là 1,5% - để đầu tư vào các loại tài sản ở các quốc gia có mức lãi suất cao hơn - như Australia, nơi lãi suất cơ bản đồng Đôla Australia là 6% - để hưởng chênh lệch.
Do khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư “carry trade” đang rút vốn về nước bằng cách bán ra các khoản đầu tư ở nước ngoài, chuyển vốn sang các đồng tiền mà họ đã vay như Yên và USD, khiến tỷ giá các đồng tiền này tăng mạnh, trong khi tỷ giá các đồng tiền khác, trong đó có Đô la Australia, sụt giá mạnh.
IMF đẩy mạnh hành động
Ở một diễn biến khác, cuối tuần vừa qua, Ukraine đã đạt được thỏa thuận về một khoản vay trị giá 16,5 tỷ USD từ IMF để có thêm nguồn lực đối phó với khủng hoảng tài chính.
Cùng với việc hỗ trợ Ukraine, IMF cũng sẽ thực hiện việc hỗ trợ tài chính đối với một quốc gia Đông Âu khác là Hungary. Tuần trước, Hungary đã đề nghị IMF cấp cho khoản vay 2 tỷ USD. Tuy nhiên, chi tiết về kế hoạch giúp đỡ Hungary hiện chưa được công bố.
Tuần trước, đồng Hryvnia của Ukraine đã mất giá 13% so với USD, giảm xuống mức tỷ giá thấp nhất kể từ khi đồng tiền này ra đời vào năm 1996. Tỷ lệ lạm phát của Ukraine trong tháng 9 là 24,6%, sau khi lên tới mức đỉnh 31,1% trong tháng 5.
Có khả năng, thâm hụt thương mại của Ukraine năm nay có thể lên tới 15 tỷ USD. 8 tháng đầu năm, thâm hụt thương mại của nước này là 7,5 tỷ USD, tương đương 6% GDP.
Hiện Ukraine là nước có mức xếp hạng tín nhiệm kém nhất trong số các nền kinh tế chuyển đổi của châu Âu.
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã phải tiếp quản ngân hàng Prominvestbank của nước này và cam kết sẽ bơm khoảng 830 triệu USD để giải cứu 6 ngân hàng lớn nhất nước này sau khi các khách hàng gửi tiết kiệm ồ ạt đi rút tiền khỏi ngân hàng. Bên cạnh đó, Ukraine cũng dự định sẽ nâng trần bảo hiểm tiền gửi từ mức 50.000 Hryvnia hiện nay lên mức 100.000 Hryvnia.
Đối mặt với những khó khăn tương tự như Ukraine, tuần trước Hungary đã phải tăng lãi suất cơ bản nội tệ thêm 3% - mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây - lên mức 11,5% nhằm bảo vệ đồng tiền nội tệ trước sự sụt giá nghiêm trọng. Động thái này cho thấy, Hungary đang ưu tiên cứu đồng tiền của mình hơn là mục tiêu vực dậy tăng trưởng kinh tế.
Các thị trường mới nổi điêu đứng
Tới thời điểm này, khủng hoảng tài chính đã bắt đầu tấn công và các thị trường đang nổi lên tại nhiều khu vực trên thế giới.
Lý do khiến các thị trường này bị “vạ lây” là do các nhà đầu tư quốc tế đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng ở các thị trường phát triển đã đẩy mạnh bán ra các khoản đầu tư nhiều rủi ro ở các thị trường đang phát triển, bao gồm các khoản đầu tư tiền tệ, chứng khoán và trái phiếu.
Kết quả, đồng nội tệ và giá cổ phiếu tại các thị trường này cùng sụt giá cực mạnh.
Ngoài Ukraine và Hungary, nhiều nền kinh tế đang nổi lên khác cũng đang điêu đứng vì khủng hoảng tài chính. Tại Nam Phi, đồng Rand của nước này từ đầu năm tới nay đã mất giá 40% so với USD. Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ cũng mất giá hơn 30% so với USD.
Từ đầu tháng 5 tới nay, các thị trường chứng khoán đang nổi lên của thế giới đã mất 60% giá trị, trong đó, riêng tháng 10, các thị trường này sụt giảm 38%.
Trong số các thị trường chứng khoán mới nổi của thế giới có mức sụt giảm mạnh nhất, phải kể tới thị trường Nga với mức sụt giảm từ đầu năm tới nay là 75%, thị trường Brazil sụt 47%, thị trường Ấn Độ mất 57% và thị trường Trung Quốc mất 65%.
Không chỉ có Ukraine và Hungary, nhiều quốc gia khác đang phát triển cũng đang chờ đợi sự hỗ trợ tài chính từ IMF, bao gồm Pakistan, Belarus, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ. Một nền kinh tế phát triển là Iceland cũng đang cần tới sự trợ giúp của IMF để tránh khỏi khả năng phá sản cấp quốc gia.
Hội nghị thượng đỉnh chống khủng hoảng
Tuần trước, trong cuộc họp diễn ra tại Bắc Kinh, lãnh đạo các nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á - Âu (ASEM) đã kêu gọi việc đại cải tổ lại các quy tắc của ngành ngân hàng thế giới. Đây là cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo hai châu lục kể từ khi các quốc gia trên thế giới ra lời kêu gọi việc phối hợp hành động chống khủng hoảng tài chính sau khi cuộc khủng hoảng này có những diễn biến leo thang mạnh mẽ từ tháng 9 vừa qua.
Vào ngày 15/11 tới, các nhà lãnh đạo của thế giới sẽ nhóm họp trong một hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Washington để bàn thảo các biện pháp chống khủng hoảng.
Ngày 28-29/10 này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiến hành họp định kỳ. Giới quan sát dự báo, nhiều khả năng FED sẽ tiếp tục cắt giảm thêm lãi suất cơ bản đồng USD, với mức cắt giảm được tiên đoán là từ 0,5% - 0,75%. Hiện lãi suất cơ bản USD do FED ấn định đang ở mức 1,5%.
(Theo Bloomberg, CNBC)