Thế và lực của Việt Nam mạnh hơn ở đâu?
Một số ý kiến đáng chú ý khi Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách
Báo cáo Quốc hội trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 sáng 20/10, Thủ tướng nói, “thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều”.
Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội sáng 22/10, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói: “Bây giờ cho là thế và lực mạnh hơn nhiều, tôi đề nghị cân nhắc lại đánh giá này, và yêu cầu Chính phủ có báo cáo giải trình tiếp thu”.
Ông Sơn cho biết, nội dung này khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận chưa có và ở Trung ương cũng không có.
“Tôi cứ cân nhắc mãi là thế và lực của ta mạnh hơn nhiều ở cái chỗ nào và so với cái gì. Nếu có thì chỉ có lẽ là ở chỗ tăng trưởng năm nay từ 6,2% theo nghị quyết Quốc hội lên 6,5% là hơn tí chứ chưa có cái thế và lực gì lớn mạnh hơn nhiều, không có cái gì để đánh giá như thế”.
Nhìn tổng thể tình hình kinh tế - xã hội, Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng bên cạnh những mặt được thì còn hàng loạt những cái không được.
Ngay cả Trung ương cũng đánh giá kinh tế nước ta, nhất là khu vực kinh tế trong nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ xấu còn lớn và xử lý nợ xấu còn nhiều vướng mắc; doanh nghiệp trong nước và khu vực nông nghiệp, xuất khẩu nông sản đang rất khó khăn; nhập siêu tăng trở lại.
Thể chế kinh tế thị trường chậm được hoàn thiện, thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn đang là bức xúc, chất lượng nguồn nhân lực thấp, kết quả giảm nghèo thì chưa bền vững, một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều mặt hạn chế, yếu kém về văn hóa, xã hội khắc phục còn chậm; đạo đức xã hội ở một bộ phận không nhỏ xuống cấp; tình trạng tham nhũng chưa được đẩy lùi…
Bàn về 8 nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế, xã hội 5 năm tới và năm 2016 tại báo cáo của Chính phủ, ông Sơn nhận xét là nội dung rất đầy đủ trên tất cả các vấn đề, nhưng không có gì mới cả.
“Không có gì đột phá và có tính quyết định trong 2016 và 5 năm tới”, Phó chủ tịch nêu ý kiến.
Ông đặt vấn đề, đầu 2016 sẽ diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12, vậy tại sao phần phương hướng nhiệm vụ không đặt vấn đề là phải quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết 12 để bám vào đó mà làm.
“Ngay cả Quốc hội kỳ này thảo luận kế hoạch 5 năm nhưng không biểu quyết mà chờ nghị quyết của đại hội Đảng rồi kỳ họp tháng 3 sang năm mới biểu quyết, vậy mà nhiệm vụ giải pháp tại báo cáo lại không gắn một chút gì đến Đại hội Đảng?”, ông Sơn băn khoăn.
Đi vào giải pháp thứ nhất tại báo cáo của Chính phủ là “phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội”, ông Sơn cho rằng cái này quá cũ.
”Đến bây giờ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì cũng chưa ai định nghĩa được, ngay ở Trung ương cũng đưa ra hàng loạt mà Trung ương cũng không nhất trí. Thế mà bây giờ anh phát triển cái này thì người ta mới nói là cái anh còn đang mơ hồ mà anh phát triển. Trước phát triển thì anh phải nghiên cứu để hoàn thiện đã”, ông Sơn nêu quan điểm riêng.
“Tôi lấy một ví dụ thế để chứng minh là nhiệm vụ giải pháp này không có gì mới”, Phó chủ tịch nói.
Một số vị đại biểu cùng tổ và ở các tổ khác cũng cho rằng khó tìm thấy điểm mới, điểm đột phá trong các giải pháp của Chính phủ.
Báo cáo của Thủ tướng khá rộng và toàn diện, nhưng chưa thực sự đầy đủ về tình hình đất nước là nhận xét của đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM).
“Kiềm chế lạm phát là thành tựu rất lớn nhưng báo cáo không phân tích đầy đủ nguyên nhân, phát biểu của cả Chủ tịch Quốc hội và ý kiến cử tri đều đề cập nhiều biểu hiện xấu về văn hóa, đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội nhưng Chính phủ lại chưa nêu giải pháp. Xã hội không lành mạnh thì phát triển kinh tế không có ý nghĩa nhiều”, bà Dung nhìn nhận.
Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội sáng 22/10, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói: “Bây giờ cho là thế và lực mạnh hơn nhiều, tôi đề nghị cân nhắc lại đánh giá này, và yêu cầu Chính phủ có báo cáo giải trình tiếp thu”.
Ông Sơn cho biết, nội dung này khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận chưa có và ở Trung ương cũng không có.
“Tôi cứ cân nhắc mãi là thế và lực của ta mạnh hơn nhiều ở cái chỗ nào và so với cái gì. Nếu có thì chỉ có lẽ là ở chỗ tăng trưởng năm nay từ 6,2% theo nghị quyết Quốc hội lên 6,5% là hơn tí chứ chưa có cái thế và lực gì lớn mạnh hơn nhiều, không có cái gì để đánh giá như thế”.
Nhìn tổng thể tình hình kinh tế - xã hội, Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng bên cạnh những mặt được thì còn hàng loạt những cái không được.
Ngay cả Trung ương cũng đánh giá kinh tế nước ta, nhất là khu vực kinh tế trong nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ xấu còn lớn và xử lý nợ xấu còn nhiều vướng mắc; doanh nghiệp trong nước và khu vực nông nghiệp, xuất khẩu nông sản đang rất khó khăn; nhập siêu tăng trở lại.
Thể chế kinh tế thị trường chậm được hoàn thiện, thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn đang là bức xúc, chất lượng nguồn nhân lực thấp, kết quả giảm nghèo thì chưa bền vững, một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều mặt hạn chế, yếu kém về văn hóa, xã hội khắc phục còn chậm; đạo đức xã hội ở một bộ phận không nhỏ xuống cấp; tình trạng tham nhũng chưa được đẩy lùi…
Bàn về 8 nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế, xã hội 5 năm tới và năm 2016 tại báo cáo của Chính phủ, ông Sơn nhận xét là nội dung rất đầy đủ trên tất cả các vấn đề, nhưng không có gì mới cả.
“Không có gì đột phá và có tính quyết định trong 2016 và 5 năm tới”, Phó chủ tịch nêu ý kiến.
Ông đặt vấn đề, đầu 2016 sẽ diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12, vậy tại sao phần phương hướng nhiệm vụ không đặt vấn đề là phải quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết 12 để bám vào đó mà làm.
“Ngay cả Quốc hội kỳ này thảo luận kế hoạch 5 năm nhưng không biểu quyết mà chờ nghị quyết của đại hội Đảng rồi kỳ họp tháng 3 sang năm mới biểu quyết, vậy mà nhiệm vụ giải pháp tại báo cáo lại không gắn một chút gì đến Đại hội Đảng?”, ông Sơn băn khoăn.
Đi vào giải pháp thứ nhất tại báo cáo của Chính phủ là “phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội”, ông Sơn cho rằng cái này quá cũ.
”Đến bây giờ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì cũng chưa ai định nghĩa được, ngay ở Trung ương cũng đưa ra hàng loạt mà Trung ương cũng không nhất trí. Thế mà bây giờ anh phát triển cái này thì người ta mới nói là cái anh còn đang mơ hồ mà anh phát triển. Trước phát triển thì anh phải nghiên cứu để hoàn thiện đã”, ông Sơn nêu quan điểm riêng.
“Tôi lấy một ví dụ thế để chứng minh là nhiệm vụ giải pháp này không có gì mới”, Phó chủ tịch nói.
Một số vị đại biểu cùng tổ và ở các tổ khác cũng cho rằng khó tìm thấy điểm mới, điểm đột phá trong các giải pháp của Chính phủ.
Báo cáo của Thủ tướng khá rộng và toàn diện, nhưng chưa thực sự đầy đủ về tình hình đất nước là nhận xét của đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM).
“Kiềm chế lạm phát là thành tựu rất lớn nhưng báo cáo không phân tích đầy đủ nguyên nhân, phát biểu của cả Chủ tịch Quốc hội và ý kiến cử tri đều đề cập nhiều biểu hiện xấu về văn hóa, đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội nhưng Chính phủ lại chưa nêu giải pháp. Xã hội không lành mạnh thì phát triển kinh tế không có ý nghĩa nhiều”, bà Dung nhìn nhận.