Thị trường gạo xuất khẩu đang thuận cho Việt Nam?
Theo cân đối vụ đông xuân 2011/2012, Việt Nam sẽ có khoảng 3,5 triệu tấn gạo phải tiêu thụ
Trong tháng 3/2012, giá lương thực toàn cầu đã tăng.
Năm 2012, sản xuất lương thực thế giới tăng khoảng 3%, đặc biệt là Ấn Độ nhờ sản xuất lương thực nước này tăng rất cao. Do sản lượng lương thực thế giới tăng cao nên các chuyên gia dự báo, sản lượng gạo mua bán trên thị trường sẽ giảm.
Theo dự báo, năm 2012 khả năng Ấn Độ xuất khẩu 5 triệu tấn gạo trắng và cộng thêm gạo thơm thì nước này sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo. Dự kiến năm nay Thái Lan chỉ xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo. Trong quý 1/2012, lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm 58%, Việt Nam giảm 41% và Mỹ giảm 30% thì Ấn Độ lại tăng 30%.
Việc quyết định bán khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm nay giúp Ấn Độ nổi lên là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là dự kiến bởi nếu thời tiết diễn biến xấu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, Ấn Độ sẽ cắt giảm lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Pakistan cũng dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo trong năm 2012.
Sau khi điều hòa tiêu dùng trong nước, Việt Nam đã xác định sẽ xuất khẩu từ 6,5 đến hơn 7 triệu tấn gạo/năm. Trong tuần này, gạo Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bởi nhu cầu từ Trung Quốc và một số nước nhập khẩu khác.
Trên thế giới đang hình thành 3 nhóm nước xuất khẩu gạo. Nhóm xuất khẩu gạo giá rẻ bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Với tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn, từ 2 đến 3 năm nữa, Myanmar sẽ trở thành nước cạnh tranh lớn nhất của gạo Việt Nam ở khu vực châu Á. Hiện có 200 nhà đầu tư nước ngoài vào Myanmar đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến xuất khẩu, phương tiện vận chuyển, vận tải...
Nhóm nước xuất khẩu gạo giá cao là Thái Lan hiện đang tồn kho trên 6,8 triệu tấn gạo.
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ, từ nay đến cuối tháng 6/2012, Thái Lan sẽ mua thêm 4 triệu tấn nên tồn kho gạo trắng của nước này có thể ở mức 11,8 triệu tấn gạo cùng với lượng tồn kho vụ cũ xấp xỉ 2 triệu tấn. Dù sẽ phải chịu áp lực giải phóng tồn kho song chưa rõ Chính phủ thái Lan có chính sách hạ giá để đẩy lượng gạo tồn kho ra hay không.
Nhóm thứ ba có khung giá trung bình thuộc về Việt Nam. Từ cuối năm 2011, Việt Nam bị mất 25% thị phần gạo cấp thấp ở thị trường châu Phi vào tay Ấn Độ. Gần đây, gạo cấp thấp Việt Nam đã quay trở lại thị trường này.
Nếu như 2 tháng đầu năm nay, việc ký kết hợp đồng thương mại rất ít thì tháng 3 lại là tháng có lượng hợp đồng ký kết rất lớn. Chỉ 20 ngày đầu tháng đã có 555.000 tấn gạo được ký hợp đồng xuất khẩu nên lượng gạo được ký đã tăng hơn so với cùng kỳ năm 2011 khoảng 12%.
Những nước nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như Philippines, Malaysia, Indonesia... đều đã nhập khẩu trở lại. Một thị trường chiếm tỷ lệ gạo xuất khẩu khá lớn hàng năm là châu Phi, từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay hầu như bị mất trắng vào tay Ấn Độ cũng đã trở lại mua gạo Việt Nam với loại gạo cấp cao lẫn gạo cấp thấp.
Bên cạnh đó, nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc cũng đã ký kết hợp đồng mua 770.000 tấn gạo của Việt Nam. Điều này cho thấy, không chỉ do lượng gạo tồn kho đang cạn dần ở các nước và nhu cầu tăng lên mà còn do nhà nhập khẩu không hài lòng mua gạo của Ấn Độ hay Pakistan, bởi việc giao hàng chậm trễ nên phải quay lại mua gạo Việt Nam.
Ngày 9/4/2012, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã điều chỉnh giá gạo xuất khẩu lên 450 USD/tấn gạo 5%, và 425 USD/tấn gạo 25%, tăng 15 USD/tấn đến 25 USD/tấn tùy loại. Lượng xuất khẩu từ ngày 1/3 đến 31/3/2012 đạt 460.270 tấn, trị giá FOB 210,953 triệu USD, trị giá CIF 215,080 triệu USD.
Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 31/3/2012 đạt 1,087 triệu tấn, trị giá FOB 529,859 triệu USD, trị giá CIF 547,461 triệu USD.
Giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 5.050 – 5.150 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.250 – 5.350 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.750 – 6.850 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.600 – 6.700 đồngkg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.450 – 8.550 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.950 – 8.050 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.450 – 7.550 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Số lượng tồn kho của năm 2011 chuyển qua năm nay là 1,1 triệu tấn gạo. Theo cân đối vụ đông xuân 2011/2012, Việt Nam sẽ có khoảng 3,5 triệu tấn gạo phải tiêu thụ. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm có 4,6 triệu tấn gạo phải tiêu thụ mà chủ yếu là xuất khẩu. Trong quý 1đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn gạo, quý 2 dự kiến xuất khẩu 1,5 triệu tấn và cố gắng đẩy lên 2 triệu tấn thì sẽ còn lại khoảng 1 triệu tấn gạo. Con số này chưa tới tính lượng lúa gạo từ biên giới đưa vào.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã ký bán được 3,6 triệu tấn gạo và còn lại 1 triệu tấn. Trước nhu cầu của các nước nhập khẩu đang tăng thì số lượng 1 triệu tấn gạo không phải là quá lớn. Việc mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo sẽ kết thúc vào giữa tháng 4 thay vì cuối tháng như dự kiến. Hiện các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được hơn 69% kế hoạch, tương đương gần 700.000 tấn gạo.
Năm 2012, sản xuất lương thực thế giới tăng khoảng 3%, đặc biệt là Ấn Độ nhờ sản xuất lương thực nước này tăng rất cao. Do sản lượng lương thực thế giới tăng cao nên các chuyên gia dự báo, sản lượng gạo mua bán trên thị trường sẽ giảm.
Theo dự báo, năm 2012 khả năng Ấn Độ xuất khẩu 5 triệu tấn gạo trắng và cộng thêm gạo thơm thì nước này sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo. Dự kiến năm nay Thái Lan chỉ xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo. Trong quý 1/2012, lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm 58%, Việt Nam giảm 41% và Mỹ giảm 30% thì Ấn Độ lại tăng 30%.
Việc quyết định bán khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm nay giúp Ấn Độ nổi lên là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là dự kiến bởi nếu thời tiết diễn biến xấu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, Ấn Độ sẽ cắt giảm lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Pakistan cũng dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo trong năm 2012.
Sau khi điều hòa tiêu dùng trong nước, Việt Nam đã xác định sẽ xuất khẩu từ 6,5 đến hơn 7 triệu tấn gạo/năm. Trong tuần này, gạo Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bởi nhu cầu từ Trung Quốc và một số nước nhập khẩu khác.
Trên thế giới đang hình thành 3 nhóm nước xuất khẩu gạo. Nhóm xuất khẩu gạo giá rẻ bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Với tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn, từ 2 đến 3 năm nữa, Myanmar sẽ trở thành nước cạnh tranh lớn nhất của gạo Việt Nam ở khu vực châu Á. Hiện có 200 nhà đầu tư nước ngoài vào Myanmar đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến xuất khẩu, phương tiện vận chuyển, vận tải...
Nhóm nước xuất khẩu gạo giá cao là Thái Lan hiện đang tồn kho trên 6,8 triệu tấn gạo.
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ, từ nay đến cuối tháng 6/2012, Thái Lan sẽ mua thêm 4 triệu tấn nên tồn kho gạo trắng của nước này có thể ở mức 11,8 triệu tấn gạo cùng với lượng tồn kho vụ cũ xấp xỉ 2 triệu tấn. Dù sẽ phải chịu áp lực giải phóng tồn kho song chưa rõ Chính phủ thái Lan có chính sách hạ giá để đẩy lượng gạo tồn kho ra hay không.
Nhóm thứ ba có khung giá trung bình thuộc về Việt Nam. Từ cuối năm 2011, Việt Nam bị mất 25% thị phần gạo cấp thấp ở thị trường châu Phi vào tay Ấn Độ. Gần đây, gạo cấp thấp Việt Nam đã quay trở lại thị trường này.
Nếu như 2 tháng đầu năm nay, việc ký kết hợp đồng thương mại rất ít thì tháng 3 lại là tháng có lượng hợp đồng ký kết rất lớn. Chỉ 20 ngày đầu tháng đã có 555.000 tấn gạo được ký hợp đồng xuất khẩu nên lượng gạo được ký đã tăng hơn so với cùng kỳ năm 2011 khoảng 12%.
Những nước nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như Philippines, Malaysia, Indonesia... đều đã nhập khẩu trở lại. Một thị trường chiếm tỷ lệ gạo xuất khẩu khá lớn hàng năm là châu Phi, từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay hầu như bị mất trắng vào tay Ấn Độ cũng đã trở lại mua gạo Việt Nam với loại gạo cấp cao lẫn gạo cấp thấp.
Bên cạnh đó, nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc cũng đã ký kết hợp đồng mua 770.000 tấn gạo của Việt Nam. Điều này cho thấy, không chỉ do lượng gạo tồn kho đang cạn dần ở các nước và nhu cầu tăng lên mà còn do nhà nhập khẩu không hài lòng mua gạo của Ấn Độ hay Pakistan, bởi việc giao hàng chậm trễ nên phải quay lại mua gạo Việt Nam.
Ngày 9/4/2012, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã điều chỉnh giá gạo xuất khẩu lên 450 USD/tấn gạo 5%, và 425 USD/tấn gạo 25%, tăng 15 USD/tấn đến 25 USD/tấn tùy loại. Lượng xuất khẩu từ ngày 1/3 đến 31/3/2012 đạt 460.270 tấn, trị giá FOB 210,953 triệu USD, trị giá CIF 215,080 triệu USD.
Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 31/3/2012 đạt 1,087 triệu tấn, trị giá FOB 529,859 triệu USD, trị giá CIF 547,461 triệu USD.
Giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 5.050 – 5.150 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.250 – 5.350 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.750 – 6.850 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.600 – 6.700 đồngkg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.450 – 8.550 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.950 – 8.050 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.450 – 7.550 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Số lượng tồn kho của năm 2011 chuyển qua năm nay là 1,1 triệu tấn gạo. Theo cân đối vụ đông xuân 2011/2012, Việt Nam sẽ có khoảng 3,5 triệu tấn gạo phải tiêu thụ. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm có 4,6 triệu tấn gạo phải tiêu thụ mà chủ yếu là xuất khẩu. Trong quý 1đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn gạo, quý 2 dự kiến xuất khẩu 1,5 triệu tấn và cố gắng đẩy lên 2 triệu tấn thì sẽ còn lại khoảng 1 triệu tấn gạo. Con số này chưa tới tính lượng lúa gạo từ biên giới đưa vào.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã ký bán được 3,6 triệu tấn gạo và còn lại 1 triệu tấn. Trước nhu cầu của các nước nhập khẩu đang tăng thì số lượng 1 triệu tấn gạo không phải là quá lớn. Việc mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo sẽ kết thúc vào giữa tháng 4 thay vì cuối tháng như dự kiến. Hiện các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được hơn 69% kế hoạch, tương đương gần 700.000 tấn gạo.