Thị trường thép... “tụt dốc”
Hiện lượng thép tồn ở các công ty là 367.642 tấn, phôi thép tồn 500 nghìn tấn, đủ gối đầu cho tiêu dùng và sản xuất thép tới tháng 7
Trái với không khí tăng giá sôi động của hai tháng đầu năm, từ cuối tháng 3 đến nay, cho dù đang bước vào thời kỳ cao điểm mùa xây dựng nhưng sức tiêu thụ thép vẫn rất “ì ạch” đã buộc các doanh nghiệp phải giảm giá từ 200-400.000 đồng/tấn.
Hiện giá bán thép xây dựng giao tại nhà máy dao động từ 15,6-16,2 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm thuế VAT).
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, quý 1/2011, mặc dù nhu cầu xây dựng thấp nhưng sức tiêu thụ thép lại tăng bất thường, từ 40-50% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, bước sang quý 2 đến nay, thị trường thép trong nước đã chững lại và đang theo hướng giảm dần cả về sản lượng và giá cả.
Lý giải về nguyên nhân trên, VSA cho rằng, thời gian gần đây, giá phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới có xu hướng chững lại và giảm xuống; đồng thời các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Đông Nam Á, nên giá bán thép xây dựng trong nước cũng giảm theo.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công, nên sức tiêu thụ thép cũng giảm mạnh. Do sức tiêu thụ giảm sút, các doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm giá bán thông qua các biện pháp gián tiếp như tăng chiết khấu bán hàng từ 500-900 nghìn đồng/tấn; hỗ trợ vận chuyển; trợ giá cho các công trình để kích cầu thị trường, nhưng sức tiêu thụ cũng không được cải thiện đáng kể.
Giá thép trong nước còn phụ thuộc giá thế giới nên khi giá thế giới giảm, giá trong nước sẽ giảm theo. Giá thép vằn tại khu vực Bắc Mỹ chỉ còn 680 - 700 USD/tấn, giảm 50 USD; tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá thép tiếp tục giảm thêm 30 USD/tấn so với tháng 4. Mặc dù đã giảm giá xuống mức 15,6-16,2 triệu đồng/tấn (chưa tính VAT) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với giá thép thế giới và một số nước trong khu vực.
Nguyên nhân là do chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ quá cao. Chi phí vận chuyển, bốc xếp trong nước cao gấp 2, 3 lần so với các khu vực khác; chi phí khấu hao của các nhà máy thép trong nước hiện còn khá cao, trong khi các nhà máy thép ở các nước đã khấu hao xong.
Như vậy, cạnh tranh lẫn nhau đã khó, nhà sản xuất trong nước còn phải đối mặt với thép nhập ngoại luôn có giá rẻ hơn thép trong nước, cho dù thép nội phải gánh thêm nhiều chi phí hơn. Chưa hết, trong tháng 6, các tỉnh phía Nam bắt đầu vào mùa mưa và giá phôi thép trên thị trường thế giới vẫn trong xu hướng giảm... Do đó, khả năng tăng giá thép trong thời gian tới là rất khó và thị trường kinh doanh thép vẫn chưa thể khởi sắc.
Tại cuộc họp đánh giá diễn biến thị trường thép xây dựng trong những tháng đầu năm, dự báo xu hướng và đề ra biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu thép xây dựng vừa diễn ra giữa Bộ Công Thương, VSA và VNSteel, Quyền tổng giám đốc VNSteel Lê Phú Hưng cho biết, để bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, nhiều năm qua, giá bán thép của các doanh nghiệp VNSteel luôn thấp hơn giá thị trường, thậm chí, có thời điểm trong năm 2008, giá bán thép của VNSteel thấp hơn 2 triệu đồng/tấn so với giá thị trường.
Từ năm 2011 tới nay, giá bán thép của VNSteel luôn giữ thấp hơn so với giá thị trường 250-600 nghìn đồng/tấn. Tính ra, với lượng tiêu thụ hơn 112 nghìn tấn trong quý 1, hiệu quả kinh doanh của VNSteel đã bị giảm hơn 41,7 tỷ đồng do thực hiện nhiệm vụ bình ổn.
Hiện nguồn cung thép lớn hơn cầu nhưng vẫn có thời điểm và tại một số địa điểm nhất định vẫn có sự thiếu hụt nguồn cung khiến giá cả bị biến động. Điều này cho thấy hệ thống phân phối đang có vấn đề.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất thép, nhất là doanh nghiệp lớn như VNSteel mới chủ yếu đầu tư phát triển một vài điểm bán sỉ và một vài hệ thống phân phối, còn lại vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống bán lẻ sẵn có của tư nhân mà chưa chú trọng phát triển hệ thống bán lẻ của riêng mình. Do đó, VNSteel cũng như các doanh nghiệp khác khó có thể điều tiết và kiểm soát giá thép bán ra trong toàn hệ thống.
Việc làm này không chỉ khiến người mua thép cuối cùng không tiếp cận sát được với giá bán của nhà sản xuất, mà doanh nghiệp sản xuất trong nước có thể bị doanh nghiệp phân phối nước ngoài thôn tính cả hệ thống bán sỉ, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã mở cửa hội nhập.
Do đó, doanh nghiệp sản xuất thép cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống bán lẻ và bán hàng đến tận chân công trình để đảm bảo đầu ra vững chắc, qua đó giữ vững được vị trí điều tiết thị trường. Điển hình là Công ty sữa Vinamilk và Công ty Phân bón hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) đã thành công trong việc xây dựng hệ thống bán hàng.
Cùng với đó, doanh nghiệp cần tăng cường tuyên truyền để người tiêu dùng có thông tin thực về nguồn cung thép nhằm hạn chế tình trạng đổ xô đi mua hàng tích trữ, khiến giá hàng hóa bị đẩy lên bất thường. Tổng công ty Thép cũng cần tăng cường truyền thông về chính sách bình ổn giá, hạn chế tình trạng khan hàng do tâm lý cũng là giải pháp giúp hạn chế tình trạng khan hàng ảo, gây sốt giá.
VSA cho biết, hiện lượng thép tồn ở các công ty là 367.642 tấn, phôi thép tồn 500 nghìn tấn, đủ gối đầu cho tiêu dùng và sản xuất thép tới tháng 7/2011. Do đó, nguồn cung vẫn đảm bảo đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong các tháng tiếp theo. Tuy nhiên, sức tiêu thụ trong tháng 5, tháng 6 sẽ giảm và giá sẽ chững lại do không có nhiều công trình đầu tư xây dựng mới. Trong trường hợp giá nguyên liệu thép trên thế giới tăng, giá thép trong nước cũng không thể tăng đột biến.
Hiện giá bán thép xây dựng giao tại nhà máy dao động từ 15,6-16,2 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm thuế VAT).
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, quý 1/2011, mặc dù nhu cầu xây dựng thấp nhưng sức tiêu thụ thép lại tăng bất thường, từ 40-50% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, bước sang quý 2 đến nay, thị trường thép trong nước đã chững lại và đang theo hướng giảm dần cả về sản lượng và giá cả.
Lý giải về nguyên nhân trên, VSA cho rằng, thời gian gần đây, giá phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới có xu hướng chững lại và giảm xuống; đồng thời các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Đông Nam Á, nên giá bán thép xây dựng trong nước cũng giảm theo.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công, nên sức tiêu thụ thép cũng giảm mạnh. Do sức tiêu thụ giảm sút, các doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm giá bán thông qua các biện pháp gián tiếp như tăng chiết khấu bán hàng từ 500-900 nghìn đồng/tấn; hỗ trợ vận chuyển; trợ giá cho các công trình để kích cầu thị trường, nhưng sức tiêu thụ cũng không được cải thiện đáng kể.
Giá thép trong nước còn phụ thuộc giá thế giới nên khi giá thế giới giảm, giá trong nước sẽ giảm theo. Giá thép vằn tại khu vực Bắc Mỹ chỉ còn 680 - 700 USD/tấn, giảm 50 USD; tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá thép tiếp tục giảm thêm 30 USD/tấn so với tháng 4. Mặc dù đã giảm giá xuống mức 15,6-16,2 triệu đồng/tấn (chưa tính VAT) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với giá thép thế giới và một số nước trong khu vực.
Nguyên nhân là do chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ quá cao. Chi phí vận chuyển, bốc xếp trong nước cao gấp 2, 3 lần so với các khu vực khác; chi phí khấu hao của các nhà máy thép trong nước hiện còn khá cao, trong khi các nhà máy thép ở các nước đã khấu hao xong.
Như vậy, cạnh tranh lẫn nhau đã khó, nhà sản xuất trong nước còn phải đối mặt với thép nhập ngoại luôn có giá rẻ hơn thép trong nước, cho dù thép nội phải gánh thêm nhiều chi phí hơn. Chưa hết, trong tháng 6, các tỉnh phía Nam bắt đầu vào mùa mưa và giá phôi thép trên thị trường thế giới vẫn trong xu hướng giảm... Do đó, khả năng tăng giá thép trong thời gian tới là rất khó và thị trường kinh doanh thép vẫn chưa thể khởi sắc.
Tại cuộc họp đánh giá diễn biến thị trường thép xây dựng trong những tháng đầu năm, dự báo xu hướng và đề ra biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu thép xây dựng vừa diễn ra giữa Bộ Công Thương, VSA và VNSteel, Quyền tổng giám đốc VNSteel Lê Phú Hưng cho biết, để bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, nhiều năm qua, giá bán thép của các doanh nghiệp VNSteel luôn thấp hơn giá thị trường, thậm chí, có thời điểm trong năm 2008, giá bán thép của VNSteel thấp hơn 2 triệu đồng/tấn so với giá thị trường.
Từ năm 2011 tới nay, giá bán thép của VNSteel luôn giữ thấp hơn so với giá thị trường 250-600 nghìn đồng/tấn. Tính ra, với lượng tiêu thụ hơn 112 nghìn tấn trong quý 1, hiệu quả kinh doanh của VNSteel đã bị giảm hơn 41,7 tỷ đồng do thực hiện nhiệm vụ bình ổn.
Hiện nguồn cung thép lớn hơn cầu nhưng vẫn có thời điểm và tại một số địa điểm nhất định vẫn có sự thiếu hụt nguồn cung khiến giá cả bị biến động. Điều này cho thấy hệ thống phân phối đang có vấn đề.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất thép, nhất là doanh nghiệp lớn như VNSteel mới chủ yếu đầu tư phát triển một vài điểm bán sỉ và một vài hệ thống phân phối, còn lại vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống bán lẻ sẵn có của tư nhân mà chưa chú trọng phát triển hệ thống bán lẻ của riêng mình. Do đó, VNSteel cũng như các doanh nghiệp khác khó có thể điều tiết và kiểm soát giá thép bán ra trong toàn hệ thống.
Việc làm này không chỉ khiến người mua thép cuối cùng không tiếp cận sát được với giá bán của nhà sản xuất, mà doanh nghiệp sản xuất trong nước có thể bị doanh nghiệp phân phối nước ngoài thôn tính cả hệ thống bán sỉ, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã mở cửa hội nhập.
Do đó, doanh nghiệp sản xuất thép cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống bán lẻ và bán hàng đến tận chân công trình để đảm bảo đầu ra vững chắc, qua đó giữ vững được vị trí điều tiết thị trường. Điển hình là Công ty sữa Vinamilk và Công ty Phân bón hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) đã thành công trong việc xây dựng hệ thống bán hàng.
Cùng với đó, doanh nghiệp cần tăng cường tuyên truyền để người tiêu dùng có thông tin thực về nguồn cung thép nhằm hạn chế tình trạng đổ xô đi mua hàng tích trữ, khiến giá hàng hóa bị đẩy lên bất thường. Tổng công ty Thép cũng cần tăng cường truyền thông về chính sách bình ổn giá, hạn chế tình trạng khan hàng do tâm lý cũng là giải pháp giúp hạn chế tình trạng khan hàng ảo, gây sốt giá.
VSA cho biết, hiện lượng thép tồn ở các công ty là 367.642 tấn, phôi thép tồn 500 nghìn tấn, đủ gối đầu cho tiêu dùng và sản xuất thép tới tháng 7/2011. Do đó, nguồn cung vẫn đảm bảo đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong các tháng tiếp theo. Tuy nhiên, sức tiêu thụ trong tháng 5, tháng 6 sẽ giảm và giá sẽ chững lại do không có nhiều công trình đầu tư xây dựng mới. Trong trường hợp giá nguyên liệu thép trên thế giới tăng, giá thép trong nước cũng không thể tăng đột biến.