Giá thép được dự báo khó tăng
Lượng tiêu thụ thép xây dựng trong tháng 3 và tháng 4 sẽ ở mức thấp, ảnh hưởng đến giá bán của mặt hàng này
Tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, trong nước Nghị quyết 11/NQ-CP bắt đầu phát huy hiệu quả… được xem là nguyên nhân khiến lượng tiêu thụ cũng như giá bán của mặt hàng thép xây dựng sẽ khó tăng trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, chiến sự đang xảy ra ở khu vực Bắc Phi - nơi có tốc độ xây dựng và lượng tiêu thụ thép khá lớn của thế giới, sẽ khiến lượng tiêu thụ đối với hàng hoá này sụt giảm đáng kể.
Tại châu Á, Trung Quốc cũng đang rốt ráo trong việc triển khai các biện pháp nhằm kìm chế lạm phát… Những điều này đã khiến cho giá phôi và thép phế trên thị trường thế giới có xu hướng chững lại và hiện ở mức 650- 670 USD/tấn đối với phôi và gần 500 USD/tấn đối với thép phế.
Ở trong nước, thời điểm này Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ đã bắt đầu “ngấm”. Ngân hàng đã siết chặt hơn trong việc cho vay. Nhiều công trình đầu tư công hiệu quả không cao sẽ bị cắt giảm…
“Các yếu tố này khiến cho sức tiêu thụ thép trên thị trường không thể sôi động trong tháng tới”, ông Nghi nhìn nhận.
Trong khi đó, tháng 1 và tháng 2 vừa qua, lượng thép được mua vào được xem là tăng đột biến so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, trong tháng 1/2011, lượng thép được mua vào ở mức 469 nghìn tấn. Tháng 2, mặc dù là tháng Tết, có nhiều ngày nghỉ nhưng lượng tiêu thụ lại đạt tới 475 nghìn tấn tăng mạnh so với mức 302 nghìn tấn của tháng 2/2010.
Ông Nghi cho rằng, một phần trong số lượng thép đã được mua không “đi” vào các công trình mà được các thương nhân “tạm trữ” chờ tăng giá để bán ra. Tuy nhiên, hiện nay sức mua có dấu hiệu chững lại, khiến các thương nhân này đã đẩy mạnh lượng bán ra để “tránh” lỗ do giá có thể đi xuống.
Trong bối cảnh này, các nhà sản xuất để tiêu thụ được hàng buộc phải điều chỉnh giá giảm từ 200.000- 300.000 đồng/tấn. Hiện giá thép đang được các nhà máy bán ra phổ biến ở mức 15,5-16,4 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).
“Với giá bán trên nếu doanh nghiệp nào không mua được phôi dự trữ ở mức giá thấp mà phải mua đuổi bán đuổi theo thị trường sẽ không tránh khỏi việc thua lỗ”, ông Nghi nói.
Về lượng tiêu thu, theo VSA, tháng 3 sẽ chỉ ở mức dưới 400 nghìn tấn. Sang tháng 4, con số này cũng sẽ tiếp tục ở mức thấp.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, chiến sự đang xảy ra ở khu vực Bắc Phi - nơi có tốc độ xây dựng và lượng tiêu thụ thép khá lớn của thế giới, sẽ khiến lượng tiêu thụ đối với hàng hoá này sụt giảm đáng kể.
Tại châu Á, Trung Quốc cũng đang rốt ráo trong việc triển khai các biện pháp nhằm kìm chế lạm phát… Những điều này đã khiến cho giá phôi và thép phế trên thị trường thế giới có xu hướng chững lại và hiện ở mức 650- 670 USD/tấn đối với phôi và gần 500 USD/tấn đối với thép phế.
Ở trong nước, thời điểm này Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ đã bắt đầu “ngấm”. Ngân hàng đã siết chặt hơn trong việc cho vay. Nhiều công trình đầu tư công hiệu quả không cao sẽ bị cắt giảm…
“Các yếu tố này khiến cho sức tiêu thụ thép trên thị trường không thể sôi động trong tháng tới”, ông Nghi nhìn nhận.
Trong khi đó, tháng 1 và tháng 2 vừa qua, lượng thép được mua vào được xem là tăng đột biến so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, trong tháng 1/2011, lượng thép được mua vào ở mức 469 nghìn tấn. Tháng 2, mặc dù là tháng Tết, có nhiều ngày nghỉ nhưng lượng tiêu thụ lại đạt tới 475 nghìn tấn tăng mạnh so với mức 302 nghìn tấn của tháng 2/2010.
Ông Nghi cho rằng, một phần trong số lượng thép đã được mua không “đi” vào các công trình mà được các thương nhân “tạm trữ” chờ tăng giá để bán ra. Tuy nhiên, hiện nay sức mua có dấu hiệu chững lại, khiến các thương nhân này đã đẩy mạnh lượng bán ra để “tránh” lỗ do giá có thể đi xuống.
Trong bối cảnh này, các nhà sản xuất để tiêu thụ được hàng buộc phải điều chỉnh giá giảm từ 200.000- 300.000 đồng/tấn. Hiện giá thép đang được các nhà máy bán ra phổ biến ở mức 15,5-16,4 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).
“Với giá bán trên nếu doanh nghiệp nào không mua được phôi dự trữ ở mức giá thấp mà phải mua đuổi bán đuổi theo thị trường sẽ không tránh khỏi việc thua lỗ”, ông Nghi nói.
Về lượng tiêu thu, theo VSA, tháng 3 sẽ chỉ ở mức dưới 400 nghìn tấn. Sang tháng 4, con số này cũng sẽ tiếp tục ở mức thấp.