Thiếu chế tài xử phạt doanh nghiệp vi phạm an toàn lao động
Tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động, ước tính trên 40.000 vụ/năm
Sự thờ ơ của nhiều doanh nghiệp trong cải thiện điều kiện lao động đã dẫn tới tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gia tăng ở mức báo động.
Tại hội thảo về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 28/4, ông Đỗ Trần Hải, Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động cho rằng, hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chưa thật sự quan tâm đến điều kiện lao động .
“Các hóa chất độc hại, môi trường làm việc không an toàn…đang là những gánh nặng đè lên đời sống, bào mòn sức khỏe của nhiều người lao động”, ông Hải nói.
Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động đã thực hiện đánh giá về tình hình ô nhiễm môi trường lao động tại 1.000 cơ sở sản xuất và cho thấy, có tới 68% phân xưởng sản xuất bị ô nhiễm nhiệt, 20% bị ô nhiễm bụi, 17% ô nhiễm hơi khí độc hại…và rất nhiều phân xưởng bị ô nhiễm đồng thời từ 2 yếu tố trở lên.
Các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ khá cao như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi chiếm 40,26%, các bệnh đường tiêu hóa chiếm 14,35%, bệnh về cơ, xương, khớp chiếm 12%...
Ước tính chung của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho biết, điều kiện lao động không an toàn và kém vệ sinh làm cho khoảng 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp và 270 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm, làm thiệt hại khoảng 4% GDP.
Tại Việt Nam, Theo điều tra của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tai nạn lao động xảy ra trong thực tế cao gấp hàng chục lần so với báo cáo, ước tính trên 40.000 vụ/năm.
Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2006 đã đặt chỉ tiêu giảm số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người bình quân 5% tần suất tai nạn lao động trong các ngành nghề có nguy cơ cao như khai khoáng, xây dựng, điện; hàng năm giảm 100% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp; 100% số vụ tai nạn lao động nặng được điều tra, xử lý.
Thế nhưng, Cục An toàn lao động thừa nhận một thực tế cho đến thời điểm này, chưa có mục tiêu nào đạt được.
Nguyên nhân chính, theo nhìn nhận của các chuyên gia thì nhận thức của người sử dụng lao động là một trong những yếu tố quan trọng. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện chủ sử dụng lao động phần lớn chưa thấy hết lợi ích của điều kiện lao động đối với năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Như Văn, quyền Cục trưởng Cục An toàn lao động, doanh nghiệp thiếu ý thức cũng tại khả năng kiểm soát, giám sát an toàn vệ sinh lao động của cơ quan Nhà nước còn hạn chế. Các chế tài, kèm theo các điều luật còn thiếu rõ ràng, chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp vi phạm
Cụ thể, công tác quản lý thống kê theo dõi về tai nạn lao động còn rất yếu kém, trách nhiệm, chi phí điều tra, bồi thường tai nạn vẫn được đẩy hết cho doanh nghiệp. “ Khi chủ sử dụng lao động tự điều tra về nguyên nhân thì việc lấp liếm sự cố là điều không tránh khỏi”, ông Văn nói.
Ông Văn cũng cho biết, nhiều số liệu điều tra về vấn đề này chỉ mang tính hình thức. Số liệu thống kê tại các bệnh viện, cơ sở y tế về số người nhập viện do tai nạn lao động nhiều gấp 3 lần con số được báo cáo về Bộ. Việc xử lý các doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động còn chưa nghiêm, mức xử phạt quá thấp. Trong số 181 vụ tai nạn lao động chết người được điều tra, chỉ có 2 vụ được đưa ra xử lý hình sự.
Theo ông Đỗ Trần Hải, trong vấn đề cải thiện môi trường, điều kiện lao động cơ quan quản lý cần ban hành các hệ thống tiêu chuẩn và hướng dẫn các doanh nghiệp tự đánh giá.
Ở những dự án đầu tư, việc đảm bảo môi trường lao động cần được thực hiện ngay từ đầu, trong quá trình xét phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án, ông Hải đề nghị.
Tại hội thảo về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 28/4, ông Đỗ Trần Hải, Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động cho rằng, hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chưa thật sự quan tâm đến điều kiện lao động .
“Các hóa chất độc hại, môi trường làm việc không an toàn…đang là những gánh nặng đè lên đời sống, bào mòn sức khỏe của nhiều người lao động”, ông Hải nói.
Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động đã thực hiện đánh giá về tình hình ô nhiễm môi trường lao động tại 1.000 cơ sở sản xuất và cho thấy, có tới 68% phân xưởng sản xuất bị ô nhiễm nhiệt, 20% bị ô nhiễm bụi, 17% ô nhiễm hơi khí độc hại…và rất nhiều phân xưởng bị ô nhiễm đồng thời từ 2 yếu tố trở lên.
Các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ khá cao như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi chiếm 40,26%, các bệnh đường tiêu hóa chiếm 14,35%, bệnh về cơ, xương, khớp chiếm 12%...
Ước tính chung của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho biết, điều kiện lao động không an toàn và kém vệ sinh làm cho khoảng 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp và 270 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm, làm thiệt hại khoảng 4% GDP.
Tại Việt Nam, Theo điều tra của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tai nạn lao động xảy ra trong thực tế cao gấp hàng chục lần so với báo cáo, ước tính trên 40.000 vụ/năm.
Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2006 đã đặt chỉ tiêu giảm số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người bình quân 5% tần suất tai nạn lao động trong các ngành nghề có nguy cơ cao như khai khoáng, xây dựng, điện; hàng năm giảm 100% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp; 100% số vụ tai nạn lao động nặng được điều tra, xử lý.
Thế nhưng, Cục An toàn lao động thừa nhận một thực tế cho đến thời điểm này, chưa có mục tiêu nào đạt được.
Nguyên nhân chính, theo nhìn nhận của các chuyên gia thì nhận thức của người sử dụng lao động là một trong những yếu tố quan trọng. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện chủ sử dụng lao động phần lớn chưa thấy hết lợi ích của điều kiện lao động đối với năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Như Văn, quyền Cục trưởng Cục An toàn lao động, doanh nghiệp thiếu ý thức cũng tại khả năng kiểm soát, giám sát an toàn vệ sinh lao động của cơ quan Nhà nước còn hạn chế. Các chế tài, kèm theo các điều luật còn thiếu rõ ràng, chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp vi phạm
Cụ thể, công tác quản lý thống kê theo dõi về tai nạn lao động còn rất yếu kém, trách nhiệm, chi phí điều tra, bồi thường tai nạn vẫn được đẩy hết cho doanh nghiệp. “ Khi chủ sử dụng lao động tự điều tra về nguyên nhân thì việc lấp liếm sự cố là điều không tránh khỏi”, ông Văn nói.
Ông Văn cũng cho biết, nhiều số liệu điều tra về vấn đề này chỉ mang tính hình thức. Số liệu thống kê tại các bệnh viện, cơ sở y tế về số người nhập viện do tai nạn lao động nhiều gấp 3 lần con số được báo cáo về Bộ. Việc xử lý các doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động còn chưa nghiêm, mức xử phạt quá thấp. Trong số 181 vụ tai nạn lao động chết người được điều tra, chỉ có 2 vụ được đưa ra xử lý hình sự.
Theo ông Đỗ Trần Hải, trong vấn đề cải thiện môi trường, điều kiện lao động cơ quan quản lý cần ban hành các hệ thống tiêu chuẩn và hướng dẫn các doanh nghiệp tự đánh giá.
Ở những dự án đầu tư, việc đảm bảo môi trường lao động cần được thực hiện ngay từ đầu, trong quá trình xét phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án, ông Hải đề nghị.