Bảo đảm an toàn lao động: Không tán thành “phạt cho tồn tại”
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận sự lỏng lẻo của công tác bảo đảm an toàn lao động trong xây dựng
Thời gian gần đây, tình hình tai nạn lao động trong xây dựng, đặc biệt
là tai nạn lao động nghiêm trọng và tai nạn chết người có dấu hiệu gia tăng tại các địa phương có nhiều công trình với quy mô lớn như Tp.HCM, Hà
Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh...
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 29, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tốc độ phát triển quá nhanh của ngành xây dựng với những kỹ thuật cao và mới với ngành xây dựng Việt Nam. Chủ đầu tư và các nhà thầu hoạt động xây dựng không tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn xây dựng dẫn đến sự cố công trình.
Ông Mã Điền Cư, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, một loạt vụ tai nạn nghiêm trọng gây chết người trong xây dựng gần đây, như tại công trình khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại cao 70 tầng Keangnam Hanoi Landmark Tower trong 6 tháng chết 6 người đã báo động tình trạng mất an toàn lao động.
Bên cạnh vấn đề an toàn lao động, việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập cũng được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay cả nước có khoảng 350.000 căn hộ chung cư đang sử dung, gần 70% là các căn hộ chung cư cũ. Việc quản lý sử dụng chung cư thường nảy sinh những vấn đề về tranh chấp sở hữu, tình trạng sử dụng trái mục đích thiết kế.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đã thừa nhận sự thiếu sót của Bộ Xây dựng trong công tác hậu kiểm các công trình xây dựng và còn lỏng lẻo trong việc kiểm tra các nhà thầu có thuê công nhân thời vụ với kỹ năng kém.
Ông Quân cũng nói việc đảm bảo an toàn lao động có cái khó vì “từ sổ sách đến công trường” thường rất khác nhau, có những nguyên nhân gây tai nạn lại xuất phát từ những lý do khách quan, bất khả kháng, không lường hết do tính chất phức tạp trong thi công xây dựng. Hơn nữa các chế tài xử lý cũng chưa đủ sức nặng để đảm bảo các chủ đầu tư sẽ không tái phạm.
Đại biểu Mã Điền Cư đề nghị người đứng đầu Bộ Xây dựng nêu rõ trách nhiệm của bộ này trong việc xảy ra hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng. Nhiều đại biểu cũng không tán thành với những chế tài "phạt cho tồn tại" của Bộ Xây dựng, mà yêu cầu phải có hình thức xử lý rốt ráo hơn như đình chỉ chủ đầu tư và yêu cầu phải có những điều kiện nhất định mới tiếp tục cho thi công, mạnh dạn truy tố những nhà thầu tái phạm gây chết người.
Cũng tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho biết sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và tăng cường công tác hậu kiểm việc thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các quy định mới của Luật Quy hoạch đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho các khu đô thị mới phát triển. Tuy nhiên, ông Quân không khẳng định liệu những động thái trên của bộ có khắc phục triệt để được tình trạng mất an toàn lao động trong thời gian tới hay không.
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 29, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tốc độ phát triển quá nhanh của ngành xây dựng với những kỹ thuật cao và mới với ngành xây dựng Việt Nam. Chủ đầu tư và các nhà thầu hoạt động xây dựng không tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn xây dựng dẫn đến sự cố công trình.
Ông Mã Điền Cư, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, một loạt vụ tai nạn nghiêm trọng gây chết người trong xây dựng gần đây, như tại công trình khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại cao 70 tầng Keangnam Hanoi Landmark Tower trong 6 tháng chết 6 người đã báo động tình trạng mất an toàn lao động.
Bên cạnh vấn đề an toàn lao động, việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập cũng được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay cả nước có khoảng 350.000 căn hộ chung cư đang sử dung, gần 70% là các căn hộ chung cư cũ. Việc quản lý sử dụng chung cư thường nảy sinh những vấn đề về tranh chấp sở hữu, tình trạng sử dụng trái mục đích thiết kế.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đã thừa nhận sự thiếu sót của Bộ Xây dựng trong công tác hậu kiểm các công trình xây dựng và còn lỏng lẻo trong việc kiểm tra các nhà thầu có thuê công nhân thời vụ với kỹ năng kém.
Ông Quân cũng nói việc đảm bảo an toàn lao động có cái khó vì “từ sổ sách đến công trường” thường rất khác nhau, có những nguyên nhân gây tai nạn lại xuất phát từ những lý do khách quan, bất khả kháng, không lường hết do tính chất phức tạp trong thi công xây dựng. Hơn nữa các chế tài xử lý cũng chưa đủ sức nặng để đảm bảo các chủ đầu tư sẽ không tái phạm.
Đại biểu Mã Điền Cư đề nghị người đứng đầu Bộ Xây dựng nêu rõ trách nhiệm của bộ này trong việc xảy ra hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng. Nhiều đại biểu cũng không tán thành với những chế tài "phạt cho tồn tại" của Bộ Xây dựng, mà yêu cầu phải có hình thức xử lý rốt ráo hơn như đình chỉ chủ đầu tư và yêu cầu phải có những điều kiện nhất định mới tiếp tục cho thi công, mạnh dạn truy tố những nhà thầu tái phạm gây chết người.
Cũng tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho biết sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và tăng cường công tác hậu kiểm việc thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các quy định mới của Luật Quy hoạch đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho các khu đô thị mới phát triển. Tuy nhiên, ông Quân không khẳng định liệu những động thái trên của bộ có khắc phục triệt để được tình trạng mất an toàn lao động trong thời gian tới hay không.