Thiếu tiền, nhiều vùng Trung Quốc bán bớt xe công
Chính quyền nhiều địa phương Trung Quốc đã bắt đầu phải bán bớt xe công để tăng nguồn thu trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng
Chính quyền nhiều địa phương Trung Quốc đã bắt đầu phải bán bớt xe công để tăng nguồn thu trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm tốc mạnh.
Theo báo Financial Times, Ôn Châu, thành phố ven biển phía Đông Nam Trung Quốc, là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của nước này. Cuối tuần vừa rồi, chính quyền Ôn Châu đã bán đấu giá 215 chiếc ôtô công, đem về số tiền 10,6 triệu Nhân dân tệ, tương đương 1,7 triệu USD. Dự kiến, Ôn Châu sẽ bán 1.300 xe công, tương đương 80% xe công của thành phố này, trong thời gian từ nay tới cuối năm.
Nguồn thu của chính quyền Ôn Châu từ thuế và bán đất đang trên đà suy giảm sau nhiều năm tăng trưởng mạnh. Nhiều doanh nghiệp nặng nợ ở Ôn Châu đang trong cảnh không biết lấy đâu ra tiền trả nợ, khiến chính quyền địa phương phải loay hoay tìm cách để xoay sở. Theo báo chí địa phương, tiền thu về từ chương trình bán xe công sẽ trực tiếp đưa vào ngân sách địa phương.
Ôn Châu không phải là địa phương duy nhất của Trung Quốc gặp khó khăn. Trên khắp Trung Quốc, từ thành phố Côn Minh ở phía Nam cho tới Đại Đồng ở phía Bắc, các chính quyền địa phương đang phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm tiệc tùng, đi lại và bán bớt đội xe công vốn một thời được xem là “chuẩn” để thể hiện đẳng cấp và trình độ phát triển kinh tế của địa phương. Điều này thậm chí còn đang xảy ra ở một số cơ quan cấp trung trong Chính phủ Trung Quốc.
“Đây là một tín hiệu cho thấy những khó khăn về tài chính mà các địa phương đang phải đối mặt”, giáo sư về chính sách công Đào Nhiên thuộc trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nhận xét.
Đấu giá xe công không phải là chuyện mới ở Trung Quốc, nhưng hoạt động này đã tăng mạnh trong mấy tháng gần đây. Báo chí Trung Quốc cũng thúc giục đẩy mạnh xu hướng này, với những khuyến nghị như chỉ nên giữ xe cảnh sát và xe cấp cứu, bán bớt xe hơi cao cấp không phù hợp với chính sách của chính phủ.
Ước tính, cứ 5 chiếc xe Audi ở Trung Quốc - thị trường lớn nhất của Audi - thì có 1 chiếc xe công. Những hình ảnh như cảnh sát đi xe Porsche hay xe Maserati gắn biển quân đội đã nhiều lần được đưa lên mạng Internet, gây bất bình trong dư luận. Bởi vậy, việc bán bớt xe công có thể được xem là một trong những nỗ lực để xoa dịu dư luận.
Trước đây, các quan chức địa phương Trung Quốc tỏ ra không e dè trước những lời chỉ trích về thói quen mua sắm xe của họ. Nhưng đến nay, suy giảm kinh tế đã khiến họ phải thay đổi cách nghĩ. Thị trường bất động sản đi xuống đã khiến nguồn thu từ bán đất của các địa phương sụt giảm mạnh bên cạnh sự sa sút của nguồn thu về thuế.
Các vụ mua sắm xe công tiêu tốn của Trung Quốc mỗi năm khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ. Bởi thế, bán xe công là một cách thức hiệu quả, dù chỉ là tạm thời, để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách.
Thành phố Du Lâm thuộc tỉnh Thiểm Tây cách đây chưa lâu còn chứng kiến sự phát triển kinh tế bùng nổ nhờ hoạt động khai mỏ than. Tháng 6 vừa qua, chính quyền Du Lâm đã bán đấu giá 19 chiếc xe công, với giá trung bình 292.600 Nhân dân tệ/chiếc. Trong số xe được bán, có nhiều xe Audi và Toyota Land Cruiser.
Một số thành phố khác như Thường Châu và Nam Xương thì đã bán xe công từ năm ngoái. Xu hướng nay còn đang mở rộng sang những địa phương nghèo hơn. Như Viễn An, một địa phương làm nông nghiệp ở khu vực miền trung của Trung Quốc mới đây tuyên bố vừa bán đấu giá một số xe công, thu về số tiền 220.000 Nhân dân tệ.
Theo các chính quyền địa phương, bán xe công là một cách để thực thi chính sách của Bắc Kinh nhằm loại trừ việc sử dụng sai mục đích và mua xe công bất hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách này đã có từ năm 1994 mà hoạt động sắm xe công ở Trung Quốc vẫn nở rộ những năm qua.
“Đây không chỉ là chuyện cải cách. Nhiều địa phương đang thiếu tiền”, giáo sư Đào nhận xét.
Theo báo Financial Times, Ôn Châu, thành phố ven biển phía Đông Nam Trung Quốc, là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của nước này. Cuối tuần vừa rồi, chính quyền Ôn Châu đã bán đấu giá 215 chiếc ôtô công, đem về số tiền 10,6 triệu Nhân dân tệ, tương đương 1,7 triệu USD. Dự kiến, Ôn Châu sẽ bán 1.300 xe công, tương đương 80% xe công của thành phố này, trong thời gian từ nay tới cuối năm.
Nguồn thu của chính quyền Ôn Châu từ thuế và bán đất đang trên đà suy giảm sau nhiều năm tăng trưởng mạnh. Nhiều doanh nghiệp nặng nợ ở Ôn Châu đang trong cảnh không biết lấy đâu ra tiền trả nợ, khiến chính quyền địa phương phải loay hoay tìm cách để xoay sở. Theo báo chí địa phương, tiền thu về từ chương trình bán xe công sẽ trực tiếp đưa vào ngân sách địa phương.
Ôn Châu không phải là địa phương duy nhất của Trung Quốc gặp khó khăn. Trên khắp Trung Quốc, từ thành phố Côn Minh ở phía Nam cho tới Đại Đồng ở phía Bắc, các chính quyền địa phương đang phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm tiệc tùng, đi lại và bán bớt đội xe công vốn một thời được xem là “chuẩn” để thể hiện đẳng cấp và trình độ phát triển kinh tế của địa phương. Điều này thậm chí còn đang xảy ra ở một số cơ quan cấp trung trong Chính phủ Trung Quốc.
“Đây là một tín hiệu cho thấy những khó khăn về tài chính mà các địa phương đang phải đối mặt”, giáo sư về chính sách công Đào Nhiên thuộc trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nhận xét.
Đấu giá xe công không phải là chuyện mới ở Trung Quốc, nhưng hoạt động này đã tăng mạnh trong mấy tháng gần đây. Báo chí Trung Quốc cũng thúc giục đẩy mạnh xu hướng này, với những khuyến nghị như chỉ nên giữ xe cảnh sát và xe cấp cứu, bán bớt xe hơi cao cấp không phù hợp với chính sách của chính phủ.
Ước tính, cứ 5 chiếc xe Audi ở Trung Quốc - thị trường lớn nhất của Audi - thì có 1 chiếc xe công. Những hình ảnh như cảnh sát đi xe Porsche hay xe Maserati gắn biển quân đội đã nhiều lần được đưa lên mạng Internet, gây bất bình trong dư luận. Bởi vậy, việc bán bớt xe công có thể được xem là một trong những nỗ lực để xoa dịu dư luận.
Trước đây, các quan chức địa phương Trung Quốc tỏ ra không e dè trước những lời chỉ trích về thói quen mua sắm xe của họ. Nhưng đến nay, suy giảm kinh tế đã khiến họ phải thay đổi cách nghĩ. Thị trường bất động sản đi xuống đã khiến nguồn thu từ bán đất của các địa phương sụt giảm mạnh bên cạnh sự sa sút của nguồn thu về thuế.
Các vụ mua sắm xe công tiêu tốn của Trung Quốc mỗi năm khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ. Bởi thế, bán xe công là một cách thức hiệu quả, dù chỉ là tạm thời, để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách.
Thành phố Du Lâm thuộc tỉnh Thiểm Tây cách đây chưa lâu còn chứng kiến sự phát triển kinh tế bùng nổ nhờ hoạt động khai mỏ than. Tháng 6 vừa qua, chính quyền Du Lâm đã bán đấu giá 19 chiếc xe công, với giá trung bình 292.600 Nhân dân tệ/chiếc. Trong số xe được bán, có nhiều xe Audi và Toyota Land Cruiser.
Một số thành phố khác như Thường Châu và Nam Xương thì đã bán xe công từ năm ngoái. Xu hướng nay còn đang mở rộng sang những địa phương nghèo hơn. Như Viễn An, một địa phương làm nông nghiệp ở khu vực miền trung của Trung Quốc mới đây tuyên bố vừa bán đấu giá một số xe công, thu về số tiền 220.000 Nhân dân tệ.
Theo các chính quyền địa phương, bán xe công là một cách để thực thi chính sách của Bắc Kinh nhằm loại trừ việc sử dụng sai mục đích và mua xe công bất hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách này đã có từ năm 1994 mà hoạt động sắm xe công ở Trung Quốc vẫn nở rộ những năm qua.
“Đây không chỉ là chuyện cải cách. Nhiều địa phương đang thiếu tiền”, giáo sư Đào nhận xét.