Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu, bước tiến lớn của Trung Quốc
Trung Quốc là nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới
Đối với Trung Quốc, nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu vừa đạt được ở Paris đánh dấu một bước tiến lớn.
Theo hãng tin Reuters, ông Xie Zhenhua, đặc phái viên Trung Quốc về chống biến đổi khí hậu, hoan nghênh thỏa thuận đạt được ngày 12/12 vừa qua tại hội nghị của Liên hiệp quốc về chống sự nóng lên của Trái Đất (COP21).
Mặc dù vậy, cũng giống như Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Xie gọi đây là một thỏa thuận chưa hoàn hảo.
Hôm thứ Bảy, hội nghị COP21 đã đạt một thỏa thuận mang tính cột mốc, đặt ra lịch trình cho sự dịch chuyển trong những thập kỷ tới của nền kinh tế thế giới vốn dựa trên năng lượng hóa thạch. Sự dịch chuyển này nhằm mục đích chống lại sự nóng lên của Trái Đất.
“Thỏa thuận này không phải là hoàn hảo. Vẫn có những điểm cần điều chỉnh. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến sự thật là lịch sử đã tiến một bước tiến lớn về phía trước, nên chúng tôi cảm thấy hài lòng”, ông Xie phát biểu.
“Thỏa thuận sẽ tạo động lực lớn cho Trung Quốc đi theo đường lối phát triển xanh và ít phát thải carbon của mình. Khi chúng tôi thực hiện đường lối này, chúng tôi sẽ có được sự phát triển bền vững”, đặc phái viên của Trung Quốc nói.
Trong suốt quá trình đàm phán, các đại biểu Trung Quốc luôn nhấn mạnh khẩu hiệu “khác biệt, minh bạch, và tham vọng” như chìa khóa cho bất kỳ vấn đề nào, đồng thời luôn nỗ lực để đảm bảo rằng vấn đề chủ quyền của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận.
Hiện đang trong một quá trình tái cơ cấu kinh tế nhiều khó khăn khiến tăng trưởng giảm tốc, Trung Quốc muốn duy trì sự linh hoạt chính sách trong nước ở mức cao nhất có thể. Đặc biệt, trong vấn đề rà soát mục tiêu phát thải, Trung Quốc muốn bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với mục tiêu phát thải 2020-2030 sẽ chỉ là tự nguyện.
Một thành công của Trung Quốc là đạt được một điều khoản trong đó quy định “các nước đang phát triển sẽ được cho phép linh hoạt” trong các đợt rà soát mục tiêu 5 năm một lần. Điều khoản này cho phép việc rà soát là tùy chọn đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc nói họ vẫn đang xem xét chi tiết của điều khoản này.
Một vấn đề khác mà Mỹ và Trung Quốc mâu thuẫn và vẫn chưa được giải quyết là chi tiết về cách thức đo đếm và kiểm chứng các nỗ lực giảm khí thải của từng nước.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói thỏa thuận Paris là một “điểm bắt đầu mới về hợp tác quốc tế chống biến đổi khí hậu”.
Về một vấn đề quan trọng khác là tài chính, Trung Quốc “kém vui” vì cho rằng thỏa thuận này không có gì mới so với lời hứa trước đó của các nước giàu về cung cấp ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo để chống biến đổi khí hậu cho đến năm 2020.
“Về tài chính, chúng tôi không thỏa mãn, nhất là về mức ngân sách trước năm 2020 khá thấp”, ông Zou Ji, Phó giám đốc Trung tâm Chiến lược chống biến đổi khí hậu Quốc gia Trung Quốc, cho biết.
“Về ngân sách sau năm 2020, thỏa thuận có quy định là các quốc gia phát triển phải hỗ trợ các nước đang phát triển, nhưng không có gì là cụ thể”, ông Zou nói.
Theo hãng tin Reuters, ông Xie Zhenhua, đặc phái viên Trung Quốc về chống biến đổi khí hậu, hoan nghênh thỏa thuận đạt được ngày 12/12 vừa qua tại hội nghị của Liên hiệp quốc về chống sự nóng lên của Trái Đất (COP21).
Mặc dù vậy, cũng giống như Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Xie gọi đây là một thỏa thuận chưa hoàn hảo.
Hôm thứ Bảy, hội nghị COP21 đã đạt một thỏa thuận mang tính cột mốc, đặt ra lịch trình cho sự dịch chuyển trong những thập kỷ tới của nền kinh tế thế giới vốn dựa trên năng lượng hóa thạch. Sự dịch chuyển này nhằm mục đích chống lại sự nóng lên của Trái Đất.
“Thỏa thuận này không phải là hoàn hảo. Vẫn có những điểm cần điều chỉnh. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến sự thật là lịch sử đã tiến một bước tiến lớn về phía trước, nên chúng tôi cảm thấy hài lòng”, ông Xie phát biểu.
“Thỏa thuận sẽ tạo động lực lớn cho Trung Quốc đi theo đường lối phát triển xanh và ít phát thải carbon của mình. Khi chúng tôi thực hiện đường lối này, chúng tôi sẽ có được sự phát triển bền vững”, đặc phái viên của Trung Quốc nói.
Trong suốt quá trình đàm phán, các đại biểu Trung Quốc luôn nhấn mạnh khẩu hiệu “khác biệt, minh bạch, và tham vọng” như chìa khóa cho bất kỳ vấn đề nào, đồng thời luôn nỗ lực để đảm bảo rằng vấn đề chủ quyền của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận.
Hiện đang trong một quá trình tái cơ cấu kinh tế nhiều khó khăn khiến tăng trưởng giảm tốc, Trung Quốc muốn duy trì sự linh hoạt chính sách trong nước ở mức cao nhất có thể. Đặc biệt, trong vấn đề rà soát mục tiêu phát thải, Trung Quốc muốn bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với mục tiêu phát thải 2020-2030 sẽ chỉ là tự nguyện.
Một thành công của Trung Quốc là đạt được một điều khoản trong đó quy định “các nước đang phát triển sẽ được cho phép linh hoạt” trong các đợt rà soát mục tiêu 5 năm một lần. Điều khoản này cho phép việc rà soát là tùy chọn đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc nói họ vẫn đang xem xét chi tiết của điều khoản này.
Một vấn đề khác mà Mỹ và Trung Quốc mâu thuẫn và vẫn chưa được giải quyết là chi tiết về cách thức đo đếm và kiểm chứng các nỗ lực giảm khí thải của từng nước.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói thỏa thuận Paris là một “điểm bắt đầu mới về hợp tác quốc tế chống biến đổi khí hậu”.
Về một vấn đề quan trọng khác là tài chính, Trung Quốc “kém vui” vì cho rằng thỏa thuận này không có gì mới so với lời hứa trước đó của các nước giàu về cung cấp ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo để chống biến đổi khí hậu cho đến năm 2020.
“Về tài chính, chúng tôi không thỏa mãn, nhất là về mức ngân sách trước năm 2020 khá thấp”, ông Zou Ji, Phó giám đốc Trung tâm Chiến lược chống biến đổi khí hậu Quốc gia Trung Quốc, cho biết.
“Về ngân sách sau năm 2020, thỏa thuận có quy định là các quốc gia phát triển phải hỗ trợ các nước đang phát triển, nhưng không có gì là cụ thể”, ông Zou nói.