Thoái vốn ngoài ngành: “Rút lui chứ không phải bỏ chạy”
Thủ tướng thường nói vui, trên chiến trường cũng thế, có lúc tấn công, có lúc lui, nhưng khi rút lui thì cũng phải có trật tự
Quan điểm của Chính phủ là giữ doanh nghiệp nhà nước để lo phục vụ phát triển một số ngành sản xuất thực sự cần thiết cho quốc gia chứ không giữ doanh nghiệp nhà nước như phương thức kinh doanh lấy lãi cho Chính phủ.
Thoái vốn nhưng không làm rối thị trường
Trước câu hỏi của báo giới về xử lý trách nhiệm người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước trước thực tế tiến trình cổ phần hoá và thoái vốn ngoài ngành có tốc độ quá chậm, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, Chính phủ cương quyết chỉ đạo phải thoái vốn nhưng làm có lộ trình chặt chẽ để đảm bảo lợi ích của nhà nước và cũng không làm rối thị trường.
Theo Bộ trưởng Đam, tái cơ cấu doanh nghiệp trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước là 1 trong 3 lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Chính phủ rất quan tâm, bắt đầu triển khai từ các tập đoàn kinh tế trở xuống đến các tổng công ty. Sắp tới mỗi tập đoàn sẽ có nghị định của Chính phủ quy định rất cụ thể với tinh thần là các tập đoàn kinh tế chỉ tập trung vào ngành nghề chính.
“Tôi cũng xin nói quan điểm của Chính phủ là giữ doanh nghiệp Nhà nước để lo phục vụ phát triển một số ngành sản xuất thực sự cần thiết cho quốc gia chứ không giữ doanh nghiệp Nhà nước như phương thức kinh doanh lấy lãi cho Chính phủ. Nên về cơ bản, các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập hay tiếp tục duy trì là để thực hiện nhiêm vụ đó”, ông Đam nói.
Nhìn nhận về tình trạng đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, người phát ngôn của Chính phủ khẳng định, rõ rằng các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành mà cộng đồng xã hội thấy bức xúc nhất trong những năm trước đây chủ yếu là 2 lĩnh vực chứng khoán tài chính ngân hàng và bất động sản.
Theo Bộ trưởng Đam, lúc trước thì trăm hoa đua nở, đua nhau đầu tư vào thì nay phải thoái vốn theo chủ trương của Chính phủ. Nhưng thoái vốn cũng phải có lộ trình vì vốn này là vốn của nhà nước. Khi doanh nghiệp thoái vốn ra thì phải bán thế nào để lợi ích nhà nước không bị thiệt và được lợi nhất.
“Trong các cuộc họp, Thủ tướng vốn là cựu chiến binh nên thường nói vui, trên chiến trường cũng thế, có lúc tấn công, có lúc lui, nhưng khi rút lui thì cũng phải có trật tự, có tổ chức chứ không phải là bỏ chạy. Còn Chính phủ cương quyết chỉ đạo phải thoái vốn nhưng làm có lộ trình chặt chẽ để đảm bảo lợi ích của nhà nước và cũng không làm rối thị trường”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay.
Tái cơ cấu ngân hàng không phải là "quốc hữu hoá"
Liên quan đến chủ trương cho phép các ngân hàng lớn góp vốn vào các ngân hàng nhỏ, liệu có phải là động thái thâu tóm ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, từ 3 năm trước, Chính phủ đã có chủ trương tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng.
Trong quá trình phân loại đó, phải làm rõ được các ngân hàng có hoạt động lành mạnh không, có nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống không. Trong việc chấn chỉnh có một biện pháp là đưa vào giám sát đặc biệt và kèm với lộ trình hướng dẫn các ngân hàng đó trên tinh thần tự nguyện và phải có việc tái cơ cấu vốn sở hữu kèm theo điều kiện giám sát.
Mục tiêu lớn là củng cố hệ thống ngân hàng, không để đổ vỡ hệ thống nhưng không có nghĩa là Chính phủ áp đặt để quốc hữu hóa, lấy tài sản của cá nhân đưa vào nhà nước và đây là chủ trương rất nhất quán.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, tới đây, không chỉ các ngân hàng nhỏ, mà các ngân hàng chúng ta hay gọi là lớn cũng phải tiếp tục tiến trình này và chúng ta phải củng cố hoạt động, đổi mới hoạt động để từng bước có hệ thống ngân hàng vững mạnh, đủ quy mô, tầm vóc, uy tín, tiến tới cạnh tranh với bên ngoài.
“Chúng ta bắt đầu từ nông nghiệp xuất khẩu ra bên ngoài, rồi dệt may và nhiều mặt hàng công nghệ cao xuất khẩu. Chúng ta cũng phải hướng đến tài chính ngân hàng, viễn thông hướng ra bên ngoài. Để được như vậy, chúng ta phải có những tập đoàn mạnh, đơn vị kinh tế mà cụ thể ở đây là những ngân hàng mạnh. Mạnh ở đây không chỉ ở quy mô mà phải hội tụ tất cả yếu tố theo tiêu chí đánh giá quốc tế. Tôi nhắc lại, Chính phủ không dùng biện pháp cưỡng ép để lấy tài sản của tư nhân đưa vào nhà nước”, Bộ trưởng Đam nói.
Thoái vốn nhưng không làm rối thị trường
Trước câu hỏi của báo giới về xử lý trách nhiệm người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước trước thực tế tiến trình cổ phần hoá và thoái vốn ngoài ngành có tốc độ quá chậm, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, Chính phủ cương quyết chỉ đạo phải thoái vốn nhưng làm có lộ trình chặt chẽ để đảm bảo lợi ích của nhà nước và cũng không làm rối thị trường.
Theo Bộ trưởng Đam, tái cơ cấu doanh nghiệp trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước là 1 trong 3 lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Chính phủ rất quan tâm, bắt đầu triển khai từ các tập đoàn kinh tế trở xuống đến các tổng công ty. Sắp tới mỗi tập đoàn sẽ có nghị định của Chính phủ quy định rất cụ thể với tinh thần là các tập đoàn kinh tế chỉ tập trung vào ngành nghề chính.
“Tôi cũng xin nói quan điểm của Chính phủ là giữ doanh nghiệp Nhà nước để lo phục vụ phát triển một số ngành sản xuất thực sự cần thiết cho quốc gia chứ không giữ doanh nghiệp Nhà nước như phương thức kinh doanh lấy lãi cho Chính phủ. Nên về cơ bản, các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập hay tiếp tục duy trì là để thực hiện nhiêm vụ đó”, ông Đam nói.
Nhìn nhận về tình trạng đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, người phát ngôn của Chính phủ khẳng định, rõ rằng các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành mà cộng đồng xã hội thấy bức xúc nhất trong những năm trước đây chủ yếu là 2 lĩnh vực chứng khoán tài chính ngân hàng và bất động sản.
Theo Bộ trưởng Đam, lúc trước thì trăm hoa đua nở, đua nhau đầu tư vào thì nay phải thoái vốn theo chủ trương của Chính phủ. Nhưng thoái vốn cũng phải có lộ trình vì vốn này là vốn của nhà nước. Khi doanh nghiệp thoái vốn ra thì phải bán thế nào để lợi ích nhà nước không bị thiệt và được lợi nhất.
“Trong các cuộc họp, Thủ tướng vốn là cựu chiến binh nên thường nói vui, trên chiến trường cũng thế, có lúc tấn công, có lúc lui, nhưng khi rút lui thì cũng phải có trật tự, có tổ chức chứ không phải là bỏ chạy. Còn Chính phủ cương quyết chỉ đạo phải thoái vốn nhưng làm có lộ trình chặt chẽ để đảm bảo lợi ích của nhà nước và cũng không làm rối thị trường”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay.
Tái cơ cấu ngân hàng không phải là "quốc hữu hoá"
Liên quan đến chủ trương cho phép các ngân hàng lớn góp vốn vào các ngân hàng nhỏ, liệu có phải là động thái thâu tóm ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, từ 3 năm trước, Chính phủ đã có chủ trương tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng.
Trong quá trình phân loại đó, phải làm rõ được các ngân hàng có hoạt động lành mạnh không, có nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống không. Trong việc chấn chỉnh có một biện pháp là đưa vào giám sát đặc biệt và kèm với lộ trình hướng dẫn các ngân hàng đó trên tinh thần tự nguyện và phải có việc tái cơ cấu vốn sở hữu kèm theo điều kiện giám sát.
Mục tiêu lớn là củng cố hệ thống ngân hàng, không để đổ vỡ hệ thống nhưng không có nghĩa là Chính phủ áp đặt để quốc hữu hóa, lấy tài sản của cá nhân đưa vào nhà nước và đây là chủ trương rất nhất quán.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, tới đây, không chỉ các ngân hàng nhỏ, mà các ngân hàng chúng ta hay gọi là lớn cũng phải tiếp tục tiến trình này và chúng ta phải củng cố hoạt động, đổi mới hoạt động để từng bước có hệ thống ngân hàng vững mạnh, đủ quy mô, tầm vóc, uy tín, tiến tới cạnh tranh với bên ngoài.
“Chúng ta bắt đầu từ nông nghiệp xuất khẩu ra bên ngoài, rồi dệt may và nhiều mặt hàng công nghệ cao xuất khẩu. Chúng ta cũng phải hướng đến tài chính ngân hàng, viễn thông hướng ra bên ngoài. Để được như vậy, chúng ta phải có những tập đoàn mạnh, đơn vị kinh tế mà cụ thể ở đây là những ngân hàng mạnh. Mạnh ở đây không chỉ ở quy mô mà phải hội tụ tất cả yếu tố theo tiêu chí đánh giá quốc tế. Tôi nhắc lại, Chính phủ không dùng biện pháp cưỡng ép để lấy tài sản của tư nhân đưa vào nhà nước”, Bộ trưởng Đam nói.