Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ từ chức vì bê bối
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) Philipp Hildebrand từ chức sau những cáo buộc về giao dịch nội gián
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) Philipp Hildebrand tuyên bố từ chức ngay lập tức vào ngày 9/1 với không thể chứng minh bản thân không liên quan tới một vụ giao dịch tiền tệ do vợ ông thực hiện.
Hãng tin Reuters cho biết, ông Hildebrand rời SNB sau hai năm nắm vị trí lãnh đạo cao nhất ngân hàng trung ương này. Quyết định từ chức của ông được đưa ra sau khi Quốc hội Thụy Sỹ phải họp để bàn về một vụ bê bối bị đưa ra ánh sáng vào tuần trước.
Trong vụ này, ngân hàng Sarasin đã sa thải một nhân viên tiết lộ thông tin về giao dịch tiền tệ tại ngân hàng này cho một đối thủ chính trị của ông Hildebrand. Những thông tin bị rò rỉ này cho biết, vợ ông Hildebrand là bà Kashya, hôm 15/8/2011 đã chi 400.000 Franc Thụy Sỹ, tương đương 418.000 USD, để mua đồng USD.
Sau đó 3 tuần, ông Hildebrand cho SNB can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn đồng Franc Thụy Sỹ lên giá - một động thái đẩy giá USD tăng. Khi đó, bà Kashya bán ra số USD đã mua vào và hưởng lợi nhuận.
Bà Kashya trước đây từng làm quản lý quỹ đầu cơ và hiện điều hành một phòng tranh ở Zurich.
Giới chức Thụy Sỹ cho rằng, thương vụ mua bán tiền tệ này của bà Kashya là một vụ giao dịch nội gián, một hành vi lợi dụng chức vụ để trục lợi cá nhân. Nhiều lời kêu gọi ông Hildebrand ngay lập tức được đưa ra sau khi vụ việc bị phanh phui.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo cách đây ít ngày, ông Hildebrand nhất quyết gạt sang bên những lời kêu gọi từ chức này. Ông cho biết, ông chỉ biết về vụ giao dịch của vợ sau khi bà này thực hiện, đồng thời phủ nhận những cáo buộc cho rằng cá nhân ông đã đứng ra chỉ đạo vợ mua bán tiền tệ.
Nhưng đến ngày thứ Hai, 9/1, ông Hildebrand nói với báo giới rằng, ông không thể cung cấp bằng chứng cuối cùng về việc ông hoàn toàn không biết gì về thương vụ. Vì thế, vị Thống đốc quyết định từ chức khi nhận thấy sự phản đối dữ dội của dư luận và vụ bê bối đang xói mòn hình ảnh của ông.
“Tôi đã đi đến kết luận là tôi không thể cung cấp bằng chứng cuối cùng rằng vợ tôi thực hiện giao dịch ngoại hối vào ngày 15/8 mà tôi không hề biết. Sự thật là, lời nói của tôi là lời cam kết của tôi. Tôi không hề biết vợ tôi giao dịch tiền tệ vào ngày hôm đó”, ông nói.
Năm nay 48 tuổi, ông Hildebrand làm việc tại SNB từ năm 2003 sau khi rời quỹ đầu cơ Moore Capital của Mỹ. Ông được đánh giá cao khi từng tham gia giải cứu ngân hàng UBS vào năm 2008. Ở cương vị Thống đốc SNB, ông tiếp tục được ca ngợi sau khi có những động thái can thiệp mạnh tay để hạn chế sự tăng giá của đồng Fran Thụy Sỹ.
Tháng 11 năm ngoái, ông Hildebrand còn được bổ nhiệm là Phó chủ tịch Ban ổn định tài chính (FSB), một cơ quan giám sát tài chính toàn cầu. Ông cũng đã tuyên bố từ bỏ chức vụ này từ ngày 9/1.
Sau sự ra đi của ông Hildebrand, Phó thống đốc của SNB, ông Thomas Jordan, được bổ nhiệm làm Thống đốc lâm thời của ngân hàng trung ương này.
Hãng tin Reuters cho biết, ông Hildebrand rời SNB sau hai năm nắm vị trí lãnh đạo cao nhất ngân hàng trung ương này. Quyết định từ chức của ông được đưa ra sau khi Quốc hội Thụy Sỹ phải họp để bàn về một vụ bê bối bị đưa ra ánh sáng vào tuần trước.
Trong vụ này, ngân hàng Sarasin đã sa thải một nhân viên tiết lộ thông tin về giao dịch tiền tệ tại ngân hàng này cho một đối thủ chính trị của ông Hildebrand. Những thông tin bị rò rỉ này cho biết, vợ ông Hildebrand là bà Kashya, hôm 15/8/2011 đã chi 400.000 Franc Thụy Sỹ, tương đương 418.000 USD, để mua đồng USD.
Sau đó 3 tuần, ông Hildebrand cho SNB can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn đồng Franc Thụy Sỹ lên giá - một động thái đẩy giá USD tăng. Khi đó, bà Kashya bán ra số USD đã mua vào và hưởng lợi nhuận.
Bà Kashya trước đây từng làm quản lý quỹ đầu cơ và hiện điều hành một phòng tranh ở Zurich.
Giới chức Thụy Sỹ cho rằng, thương vụ mua bán tiền tệ này của bà Kashya là một vụ giao dịch nội gián, một hành vi lợi dụng chức vụ để trục lợi cá nhân. Nhiều lời kêu gọi ông Hildebrand ngay lập tức được đưa ra sau khi vụ việc bị phanh phui.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo cách đây ít ngày, ông Hildebrand nhất quyết gạt sang bên những lời kêu gọi từ chức này. Ông cho biết, ông chỉ biết về vụ giao dịch của vợ sau khi bà này thực hiện, đồng thời phủ nhận những cáo buộc cho rằng cá nhân ông đã đứng ra chỉ đạo vợ mua bán tiền tệ.
Nhưng đến ngày thứ Hai, 9/1, ông Hildebrand nói với báo giới rằng, ông không thể cung cấp bằng chứng cuối cùng về việc ông hoàn toàn không biết gì về thương vụ. Vì thế, vị Thống đốc quyết định từ chức khi nhận thấy sự phản đối dữ dội của dư luận và vụ bê bối đang xói mòn hình ảnh của ông.
“Tôi đã đi đến kết luận là tôi không thể cung cấp bằng chứng cuối cùng rằng vợ tôi thực hiện giao dịch ngoại hối vào ngày 15/8 mà tôi không hề biết. Sự thật là, lời nói của tôi là lời cam kết của tôi. Tôi không hề biết vợ tôi giao dịch tiền tệ vào ngày hôm đó”, ông nói.
Năm nay 48 tuổi, ông Hildebrand làm việc tại SNB từ năm 2003 sau khi rời quỹ đầu cơ Moore Capital của Mỹ. Ông được đánh giá cao khi từng tham gia giải cứu ngân hàng UBS vào năm 2008. Ở cương vị Thống đốc SNB, ông tiếp tục được ca ngợi sau khi có những động thái can thiệp mạnh tay để hạn chế sự tăng giá của đồng Fran Thụy Sỹ.
Tháng 11 năm ngoái, ông Hildebrand còn được bổ nhiệm là Phó chủ tịch Ban ổn định tài chính (FSB), một cơ quan giám sát tài chính toàn cầu. Ông cũng đã tuyên bố từ bỏ chức vụ này từ ngày 9/1.
Sau sự ra đi của ông Hildebrand, Phó thống đốc của SNB, ông Thomas Jordan, được bổ nhiệm làm Thống đốc lâm thời của ngân hàng trung ương này.