Thống đốc: VAMC không phải “chiếc đũa thần”
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói về sự kiện khai trương hoạt động của VAMC
Ngày 26/7/2013, Ngân hàng Nhà nước tổ chức lễ khai trương hoạt động Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Việc xử lý nợ xấu có thêm một công cụ đặc thù.
Phát biểu tại sự kiện trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình gián tiếp đưa ra lý giải cho quá trình chuẩn bị phải kéo dài thời gian qua, gắn với tính đặc thù và phức tạp của mô hình VAMC.
Trên thế giới có nhiều mô hình công ty quản lý tài sản, đa dạng giữa các nước, đa dạng giữa các hình thức và giữa các thời kỳ khác nhau. Nhưng có nét đặc trưng chung, khi nền kinh tế gặp khó khăn và nợ xấu gia tăng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, thì công ty này được xây dựng và hình thành.
“Kinh nghiệm của các nước thì cũng có nhiều nước thành công và công ty này trở thành công cụ hữu ích cho quá trình cải cách kinh tế, khôi phục lại sự lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhưng cũng không ít mô hình đã thất bại. Do vậy đòi hỏi chúng ta phải có những bước đi hết sức thận trọng, khôn khéo và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam”, Thống đốc Bình nói.
Tại Việt Nam, VAMC mặc dù chỉ dưới dạng một công ty nhưng Chính phủ đã có hẳn một nghị định riêng để quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Theo Thống đốc, điều đó cho thấy tính chất đặc thù, phức tạp trong hoạt động, trong khi kinh nghiệm chưa có, mà cả ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và nhiều bộ ban ngành, dư luận xã hội đều trông chờ vào hiệu quả của công ty này.
Tuy nhiên, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh: “Chúng ta phải khẳng định VAMC không phải là “chiếc đũa thần” để có nó mà hết nợ xấu, hay xử lý được triệt để nợ xấu. Chúng tôi chỉ có thể nói rằng đây là thêm một công cụ để góp phần với nhiều công cụ khác để xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính của các ngân hàng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta chỉ dừng lại ở góc độ khiêm tốn đó thôi”.
Chỉ dừng lại ở góc độ khiêm tốn là một công cụ, nhưng trách nhiệm lại rất lớn. Bên cạnh yêu cầu công khai, minh bạch để Ngân hàng Nhà nước, các ban ngành liên quan và cả xã hội giám sát, hiệu quả hoạt động của VAMC cũng được Thống đốc Bình yêu cầu cập nhật từng bước để đánh giá cụ thể.
Trước mắt, VAMC phải làm sao trong một giai đoạn nhất định phát huy được tác dụng, góp phần xử lý được nợ xấu một cách đáng kể, trên cơ sở đó tạo điều kiện tài chính thuận lợi cho các doanh nghiệp còn có khả năng phá triển nếu như được xử lý thông qua công ty này; góp phần khôi phục lại sự phát triển của nền kinh tế mạnh hơn nhưng bền vững hơn.
“Với bước đi phù hợp, chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, với đội ngũ cán bộ được lựa chọn hết sức kỹ lưỡng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, sự quan tâm, hỗ trợ và giám sát của các cơ quan có liên quan, với sự đồng tình ủng hộ của dư luận xã hội, thì VAMC sẽ phát huy được vai trò tích cực của mình trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, góp phần khôi phục sự phát triển của nền kinh tế, và hướng tới mục tiêu đến năm 2015 là đưa nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng về mức kiểm soát được theo đúng quy định của pháp luật”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.
Như vậy, từ thời điểm này, việc xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã có thêm một công cụ hỗ trợ. Dù “chỉ dừng lại ở góc độ khiêm tốn”, song trong tài liệu công bố mới đây của Cơ quan Thanh tra giám sát (Ngân hàng Nhà nước) có nêu một dự tính rằng, với các cơ chế hoạt động, một số quyền hạn đặc thù, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, VAMC sẽ đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản bảo đảm, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng.
Trước đó, trong một bản giải trình thông tin liên quan, Ngân hàng Nhà nước dự kiến công ty này sẽ xử lý được khoảng 80 - 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu với tỷ lệ thu hồi dự kiến là 20% - 40%.
Ngoài ra, theo Cơ quan Thanh tra giám sát, VAMC không chỉ xử lý nợ cho ngân hàng mà còn hỗ trợ, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, khách hàng vay vốn. Một nhóm các biện pháp xử lý nợ của công ty này được thiết kế để hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp như: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán; đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời... Các khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.
Phát biểu tại sự kiện trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình gián tiếp đưa ra lý giải cho quá trình chuẩn bị phải kéo dài thời gian qua, gắn với tính đặc thù và phức tạp của mô hình VAMC.
Trên thế giới có nhiều mô hình công ty quản lý tài sản, đa dạng giữa các nước, đa dạng giữa các hình thức và giữa các thời kỳ khác nhau. Nhưng có nét đặc trưng chung, khi nền kinh tế gặp khó khăn và nợ xấu gia tăng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, thì công ty này được xây dựng và hình thành.
“Kinh nghiệm của các nước thì cũng có nhiều nước thành công và công ty này trở thành công cụ hữu ích cho quá trình cải cách kinh tế, khôi phục lại sự lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhưng cũng không ít mô hình đã thất bại. Do vậy đòi hỏi chúng ta phải có những bước đi hết sức thận trọng, khôn khéo và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam”, Thống đốc Bình nói.
Tại Việt Nam, VAMC mặc dù chỉ dưới dạng một công ty nhưng Chính phủ đã có hẳn một nghị định riêng để quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Theo Thống đốc, điều đó cho thấy tính chất đặc thù, phức tạp trong hoạt động, trong khi kinh nghiệm chưa có, mà cả ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và nhiều bộ ban ngành, dư luận xã hội đều trông chờ vào hiệu quả của công ty này.
Tuy nhiên, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh: “Chúng ta phải khẳng định VAMC không phải là “chiếc đũa thần” để có nó mà hết nợ xấu, hay xử lý được triệt để nợ xấu. Chúng tôi chỉ có thể nói rằng đây là thêm một công cụ để góp phần với nhiều công cụ khác để xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính của các ngân hàng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta chỉ dừng lại ở góc độ khiêm tốn đó thôi”.
Chỉ dừng lại ở góc độ khiêm tốn là một công cụ, nhưng trách nhiệm lại rất lớn. Bên cạnh yêu cầu công khai, minh bạch để Ngân hàng Nhà nước, các ban ngành liên quan và cả xã hội giám sát, hiệu quả hoạt động của VAMC cũng được Thống đốc Bình yêu cầu cập nhật từng bước để đánh giá cụ thể.
Trước mắt, VAMC phải làm sao trong một giai đoạn nhất định phát huy được tác dụng, góp phần xử lý được nợ xấu một cách đáng kể, trên cơ sở đó tạo điều kiện tài chính thuận lợi cho các doanh nghiệp còn có khả năng phá triển nếu như được xử lý thông qua công ty này; góp phần khôi phục lại sự phát triển của nền kinh tế mạnh hơn nhưng bền vững hơn.
“Với bước đi phù hợp, chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, với đội ngũ cán bộ được lựa chọn hết sức kỹ lưỡng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, sự quan tâm, hỗ trợ và giám sát của các cơ quan có liên quan, với sự đồng tình ủng hộ của dư luận xã hội, thì VAMC sẽ phát huy được vai trò tích cực của mình trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, góp phần khôi phục sự phát triển của nền kinh tế, và hướng tới mục tiêu đến năm 2015 là đưa nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng về mức kiểm soát được theo đúng quy định của pháp luật”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.
Như vậy, từ thời điểm này, việc xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã có thêm một công cụ hỗ trợ. Dù “chỉ dừng lại ở góc độ khiêm tốn”, song trong tài liệu công bố mới đây của Cơ quan Thanh tra giám sát (Ngân hàng Nhà nước) có nêu một dự tính rằng, với các cơ chế hoạt động, một số quyền hạn đặc thù, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, VAMC sẽ đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản bảo đảm, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng.
Trước đó, trong một bản giải trình thông tin liên quan, Ngân hàng Nhà nước dự kiến công ty này sẽ xử lý được khoảng 80 - 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu với tỷ lệ thu hồi dự kiến là 20% - 40%.
Ngoài ra, theo Cơ quan Thanh tra giám sát, VAMC không chỉ xử lý nợ cho ngân hàng mà còn hỗ trợ, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, khách hàng vay vốn. Một nhóm các biện pháp xử lý nợ của công ty này được thiết kế để hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp như: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán; đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời... Các khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.