Học dân lập và nước ngoài “hết cửa” làm việc tại VAMC?
Trong yêu cầu chung, VAMC yêu cầu ứng viên nộp hồ sơ phải học tại các trường đại học công lập
Ngày 22/7/2013, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã có thông báo tuyển dụng, do Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Thủy ký.
Trong yêu cầu chung, VAMC yêu cầu ứng viên nộp hồ sơ phải học tại các trường đại học công lập.
Đối với tiêu chuẩn vào vị trí tại ban mua bán xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng nhà nước/cổ phần, yêu cầu của VAMC với các ứng viên là phải học đại học hệ chính quy, thạc sỹ, tiến sỹ tại các trường: Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương, Đại học Luật Hà Nội/Tp.HCM và Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với các quy định như vậy, những ứng viên học tập nghiên cứu ở các trường nước ngoài, trường quốc tế tại Việt Nam và trường dân lập trong nước đều không đủ tiêu chuẩn xét tuyển của VAMC.
VAMC vừa chính thức ra mắt ngày 26/7/2013 sau khoảng một năm xây dựng đề án, hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức cơ cấu nhân sự.
Ngày 16/7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có các quyết định điều động và bổ nhiệm các nhân sự quản trị, điều hành công ty này.
Cụ thể, giao ông Đặng Thanh Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC; điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (Agribank) giữ chức Phó chủ tịch thường trực; điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước, giữ chức thành viên Hội đồng Thành viên kiêm Tổng giám đốc.
Các phó tổng giám đốc cũng được tiếp nhận và bổ nhiệm từ lãnh đạo thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Khi đi vào hoạt động, theo quy định tại Nghị định 53, các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ được yêu cầu bán nợ xấu cho VAMC. Ngân hàng Nhà nước dự kiến công ty này sẽ xử lý được khoảng 80 - 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu với tỷ lệ thu hồi dự kiến là 20% - 40%.
Trong yêu cầu chung, VAMC yêu cầu ứng viên nộp hồ sơ phải học tại các trường đại học công lập.
Đối với tiêu chuẩn vào vị trí tại ban mua bán xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng nhà nước/cổ phần, yêu cầu của VAMC với các ứng viên là phải học đại học hệ chính quy, thạc sỹ, tiến sỹ tại các trường: Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương, Đại học Luật Hà Nội/Tp.HCM và Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với các quy định như vậy, những ứng viên học tập nghiên cứu ở các trường nước ngoài, trường quốc tế tại Việt Nam và trường dân lập trong nước đều không đủ tiêu chuẩn xét tuyển của VAMC.
VAMC vừa chính thức ra mắt ngày 26/7/2013 sau khoảng một năm xây dựng đề án, hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức cơ cấu nhân sự.
Ngày 16/7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có các quyết định điều động và bổ nhiệm các nhân sự quản trị, điều hành công ty này.
Cụ thể, giao ông Đặng Thanh Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC; điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (Agribank) giữ chức Phó chủ tịch thường trực; điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước, giữ chức thành viên Hội đồng Thành viên kiêm Tổng giám đốc.
Các phó tổng giám đốc cũng được tiếp nhận và bổ nhiệm từ lãnh đạo thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Khi đi vào hoạt động, theo quy định tại Nghị định 53, các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ được yêu cầu bán nợ xấu cho VAMC. Ngân hàng Nhà nước dự kiến công ty này sẽ xử lý được khoảng 80 - 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu với tỷ lệ thu hồi dự kiến là 20% - 40%.