“VAMC chưa chắc giải quyết được hết nợ xấu”
Fitch Ratings và JPMorgan Chase vừa có báo cáo đánh giá về sự ra đời của công ty xử lý nợ xấu
Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, sự ra đời của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) - đi vào hoạt động từ ngày 9/7 - có thể chưa giải quyết được hết những vấn đề về chất lượng tài sản của các ngân hàng, trừ phi có sự cải thiện mạnh mẽ về các cơ chế giám sát.
Trong một báo cáo ngắn ra ngày 8/7, hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings nói rằng, nếu không được bơm vốn mới, các ngân hàng Việt Nam có thể sẽ bị giới hạn khả năng tái cơ cấu và hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Dựa trên các số liệu ban đầu, báo cáo của Fitch đánh giá, các ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ đối mặt với những rủi ro suy yếu vốn sau khi “đẩy” nợ xấu cho VAMC. “Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh mà các ngân hàng nhận được thay cho nợ xấu sẽ phải được trích lập dự phòng rủi ro 20% mỗi năm”, báo cáo có đoạn viết.
Cho rằng mức nợ xấu của toàn hệ thống có thể cao hơn con số mà các ngân hàng đưa ra, báo cáo của Fitch đưa ra một giải pháp khác để giải quyết nợ xấu thay cho VAMC là tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, cho dù cách làm này có thể gây tốn kém.
Theo quy định, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước sẽ phải bán nợ xấu cho VAMC.
Trong một báo cáo khác, ngân hàng JPMorgan Chase đánh giá, việc thành lập VAMC là bước đi tích cực nhất tính đến thời điểm này nhằm vực dây tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam.
Theo JPMorgan Chase, lợi ích từ phương thức hoạt động của VAMC là nợ chính phủ sẽ không tăng. Tuy nhiên, hạn chế nằm ở chỗ, nếu được thực hiện hoàn hảo, kế hoạch này cũng sẽ đòi hỏi phải mất nhiều năm để khôi phục bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.
“Bởi vậy, tăng trưởng tín dụng và kinh tế ở mức thấp hơn bình thường có thể sẽ tiếp diễn”, báo cáo nhận định.
JPMorgan Chase cho rằng, trên thế giới có nhiều mô hình công ty quản lý nợ xấu đáng để Việt Nam học tập. Trong đó, mô hình của Thụy Điển vẫn được cho là thành công nhất, nhưng các nền kinh tế mới nổi ở châu Á trải qua cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cũng có những mô hình tốt.
Trong đó, những yếu tố chủ chốt để một công ty quản lý tài sản hoạt động thành công là phải có sự lãnh đạo tốt, tính minh bạch, tính độc lập, và một môi trường pháp lý thuận lợi.
Theo báo cáo này, phí tổn để giải quyết nợ xấu thông qua công ty quản lý tài sản rất khác nhau ở các quốc gia. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, tỷ lệ nợ xấu ở Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan đạt mức đỉnh tương tự nhau, nhưng phí tổn đối với ngân sách nhà nước để giải quyết nợ xấu dao động từ 57% GDP ở Indonesia cho tới 31% GDP ở Hàn Quốc.
Tương tự như quan điểm mà Fitch đưa ra, JPMorgan Chase đánh giá, giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam có thể làm suy giảm sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại ở thời điểm mà các ngân hàng cần vốn nhất.
Ngoài ra, JPMorgan Chase cũng nhìn nhận, việc Ngân hàng Nhà nước trì hoãn thực hiện các tiêu chuẩn phân loại nợ mới và dự phòng rủi ro cho tới giữa năm sau sẽ làm gia tăng nguy cơ sa sút chất lượng tài sản của các ngân hàng trong ngắn hạn.
Trong một báo cáo ngắn ra ngày 8/7, hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings nói rằng, nếu không được bơm vốn mới, các ngân hàng Việt Nam có thể sẽ bị giới hạn khả năng tái cơ cấu và hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Dựa trên các số liệu ban đầu, báo cáo của Fitch đánh giá, các ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ đối mặt với những rủi ro suy yếu vốn sau khi “đẩy” nợ xấu cho VAMC. “Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh mà các ngân hàng nhận được thay cho nợ xấu sẽ phải được trích lập dự phòng rủi ro 20% mỗi năm”, báo cáo có đoạn viết.
Cho rằng mức nợ xấu của toàn hệ thống có thể cao hơn con số mà các ngân hàng đưa ra, báo cáo của Fitch đưa ra một giải pháp khác để giải quyết nợ xấu thay cho VAMC là tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, cho dù cách làm này có thể gây tốn kém.
Theo quy định, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước sẽ phải bán nợ xấu cho VAMC.
Trong một báo cáo khác, ngân hàng JPMorgan Chase đánh giá, việc thành lập VAMC là bước đi tích cực nhất tính đến thời điểm này nhằm vực dây tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam.
Theo JPMorgan Chase, lợi ích từ phương thức hoạt động của VAMC là nợ chính phủ sẽ không tăng. Tuy nhiên, hạn chế nằm ở chỗ, nếu được thực hiện hoàn hảo, kế hoạch này cũng sẽ đòi hỏi phải mất nhiều năm để khôi phục bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.
“Bởi vậy, tăng trưởng tín dụng và kinh tế ở mức thấp hơn bình thường có thể sẽ tiếp diễn”, báo cáo nhận định.
JPMorgan Chase cho rằng, trên thế giới có nhiều mô hình công ty quản lý nợ xấu đáng để Việt Nam học tập. Trong đó, mô hình của Thụy Điển vẫn được cho là thành công nhất, nhưng các nền kinh tế mới nổi ở châu Á trải qua cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cũng có những mô hình tốt.
Trong đó, những yếu tố chủ chốt để một công ty quản lý tài sản hoạt động thành công là phải có sự lãnh đạo tốt, tính minh bạch, tính độc lập, và một môi trường pháp lý thuận lợi.
Theo báo cáo này, phí tổn để giải quyết nợ xấu thông qua công ty quản lý tài sản rất khác nhau ở các quốc gia. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, tỷ lệ nợ xấu ở Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan đạt mức đỉnh tương tự nhau, nhưng phí tổn đối với ngân sách nhà nước để giải quyết nợ xấu dao động từ 57% GDP ở Indonesia cho tới 31% GDP ở Hàn Quốc.
Tương tự như quan điểm mà Fitch đưa ra, JPMorgan Chase đánh giá, giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam có thể làm suy giảm sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại ở thời điểm mà các ngân hàng cần vốn nhất.
Ngoài ra, JPMorgan Chase cũng nhìn nhận, việc Ngân hàng Nhà nước trì hoãn thực hiện các tiêu chuẩn phân loại nợ mới và dự phòng rủi ro cho tới giữa năm sau sẽ làm gia tăng nguy cơ sa sút chất lượng tài sản của các ngân hàng trong ngắn hạn.