Thông tin tiếp về đề án “xuất ngoại” 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ
Bộ Tài chính nhận định rằng năm 2007 vẫn là thời điểm thuận lợi để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế
Chính phủ vừa có văn bản thông qua đề án phát hành trái phiếu Chính phủ Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế năm 2007 với giá trị khoảng 1 tỷ USD có thời hạn 15 và 20 năm.
Văn bản này cũng giao Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh các thủ tục để trình Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về vấn đề này.
Bộ Tài chính cho biết sẽ lựa chọn khoảng 3 ngân hàng đầu tư nước ngoài hàng đầu làm đồng bảo lãnh chính - đồng quản lý sổ đăng ký đầu tư theo hình thức chào thầu trực tiếp.
Đơn vị tư vấn luật quốc tế cho bên phát hành (Bộ Tài chính) được lựa chọn theo hình thức chào thầu trực tiếp còn tư vấn luật Việt Nam cho bên phát hành là Bộ Tư pháp. Các đại lý khác do Bộ Tài chính lựa chọn sau khi thống nhất với các nhà bảo lãnh và tư vấn.
Chính phủ sẽ trực tiếp phát hành theo phương thức trái phiếu toàn cầu theo quy tắc 144A/Điều khoản S (tương tự như đợt phát hành 750 triệu USD năm 2005).
Nguồn vốn 1 tỷ USD từ việc phát hành trái phiếu dự kiến được phân bổ cho dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 700 triệu USD (thời hạn vay 16 năm); cho dự án thuỷ điện Xê Ca Mản 3 của Tổng công ty Sông Đà là 60 triệu USD (thời gian thu hồi vốn khoảng 10 năm) và cho dự án mua tàu vận tải của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là 240 triệu USD.
Theo đề án phát triển đội tàu của Vinalines, nhu cầu vốn giai đoạn 2007 – 2008 cần khoảng 500 triệu USD, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ cho phép cho phép sử dụng 250 triệu USD (trong tổng số 700 triệu USD dành cho dự án Dung Quất) cho Vinalines vay với thời hạn 5 năm để đầu tư mua tàu và thu hồi dần để lấy nguồn đầu tư cho dự án Dung Quất.
Bộ Tài chính lý giải rằng, căn cứ vào tiến độ giải ngân thì đến hết năm 2009, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mới sử dụng hết nguồn vốn đã cân đối cho dự án, trong khi đó, nguồn vốn trái phiếu sẽ về ngay sau khi phát hành. Việc để tồn đọng tiền không sử dụng sẽ dẫn đến tăng chi phí từ ngân sách Nhà nước để bù phần chênh lệch lãi suất.
Trong trường hợp dự án Dung Quất có nhu cầu mà chưa kịp thu hồi từ Vinalines thì Bộ Tài chính có thể ứng trước từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài.
Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần có nguồn vốn đầu tư khoảng 140 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước là 91 tỷ USD – chiếm tỷ trọng 65%, phần còn lại khoảng 49 tỷ USD dự kiến huy động bổ sung từ các nguồn vốn bên ngoài như FDI – 13 tỷ USD, ODA – 11 tỷ USD và vay thương mại của Chính phủ, doanh nghiệp khoảng 25 tỷ USD.
Song thực tiễn việc huy động vốn thời gian qua cho thấy, hình thức huy động vốn vay thương mại qua ngân hàng, thị trường vốn trong nước và một số kênh huy động vốn thương mại khác đã bộc lộ sự hạn chế như: hệ thống ngân hàng trong nước chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn bằng ngoại tệ cho các dự án lớn; các khoản vay của ngân hàng thương mại trong nước hiện tại có lãi suất dao động từ Sibor 6 tháng cộng với lãi suất phụ trội từ 1,9-2,9% (khoảng 7,35% - 8,35%/năm) là quá cao so với huy động trên thị trường quốc tế nói chung và so với phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng; nguồn vốn ODA có hạn và có xu hướng giảm đi khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức cao; thị trường chứng khoán đang trong quá trình hình thành và phát triển chỉ có khả năng huy động bằng nội tệ, quy mô còn nhỏ, kỳ hạn ngắn...
Bộ Tài chính đánh giá việc phát hành trái phiếu lần này sẽ tiếp tục khả quan do hệ số tín nhiệm của Việt Nam năm 2006 - 2007 đã được cải thiện. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Moody’s nâng đánh giá về triển vọng cho Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” là tiền đề cho việc nâng hạng cho Việt Nam thời gian tới. Ngoài ra, OECD cũng đã nâng mức phân loại rủi ro cho Việt Nam từ bậc 5 lên bậc 4 giúp mức bảo hiểm tín dụng cho các khoản vay của Việt Nam giảm được khoảng 3%.
Bên cạnh đó, tình hình giao dịch trái phiếu Việt Nam trên thị trường thứ cấp sau đợt phát hành năm 2005 cũng khả quan. Trái phiếu Chính phủ sau khi phát hành tăng giá liên tục lên 104% (tương đương mức lãi suất 6,4-6,5%) trong suốt thời gian dài. Từ đầu năm đến nay, giá trái phiếu có xu hướng tăng ổn định, tại thời điểm ngày 24/4/2007, mức giá đã đạt tới 107,5% - tương đương lãi suất 5,766%.
Căn cứ vào các biến động thị trường và lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ (cơ sở để xác định giá đối với trái phiếu), Bộ Tài chính nhận định rằng năm 2007 vẫn là thời điểm thuận lợi để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế.
Theo kiến nghị của Bộ này, vì thời gian cần thiết để chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu tối thiểu là 8 – 10 tuần, nên trong trường hợp các thủ tục về mặt pháp lý được hoàn tất trong tháng 5/2007 thì việc chuẩn bị phát hành sẽ triển khai trong tháng 6 và có thể thực hiện vào đầu tháng 9/2007.
Văn bản này cũng giao Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh các thủ tục để trình Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về vấn đề này.
Bộ Tài chính cho biết sẽ lựa chọn khoảng 3 ngân hàng đầu tư nước ngoài hàng đầu làm đồng bảo lãnh chính - đồng quản lý sổ đăng ký đầu tư theo hình thức chào thầu trực tiếp.
Đơn vị tư vấn luật quốc tế cho bên phát hành (Bộ Tài chính) được lựa chọn theo hình thức chào thầu trực tiếp còn tư vấn luật Việt Nam cho bên phát hành là Bộ Tư pháp. Các đại lý khác do Bộ Tài chính lựa chọn sau khi thống nhất với các nhà bảo lãnh và tư vấn.
Chính phủ sẽ trực tiếp phát hành theo phương thức trái phiếu toàn cầu theo quy tắc 144A/Điều khoản S (tương tự như đợt phát hành 750 triệu USD năm 2005).
Nguồn vốn 1 tỷ USD từ việc phát hành trái phiếu dự kiến được phân bổ cho dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 700 triệu USD (thời hạn vay 16 năm); cho dự án thuỷ điện Xê Ca Mản 3 của Tổng công ty Sông Đà là 60 triệu USD (thời gian thu hồi vốn khoảng 10 năm) và cho dự án mua tàu vận tải của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là 240 triệu USD.
Theo đề án phát triển đội tàu của Vinalines, nhu cầu vốn giai đoạn 2007 – 2008 cần khoảng 500 triệu USD, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ cho phép cho phép sử dụng 250 triệu USD (trong tổng số 700 triệu USD dành cho dự án Dung Quất) cho Vinalines vay với thời hạn 5 năm để đầu tư mua tàu và thu hồi dần để lấy nguồn đầu tư cho dự án Dung Quất.
Bộ Tài chính lý giải rằng, căn cứ vào tiến độ giải ngân thì đến hết năm 2009, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mới sử dụng hết nguồn vốn đã cân đối cho dự án, trong khi đó, nguồn vốn trái phiếu sẽ về ngay sau khi phát hành. Việc để tồn đọng tiền không sử dụng sẽ dẫn đến tăng chi phí từ ngân sách Nhà nước để bù phần chênh lệch lãi suất.
Trong trường hợp dự án Dung Quất có nhu cầu mà chưa kịp thu hồi từ Vinalines thì Bộ Tài chính có thể ứng trước từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài.
Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần có nguồn vốn đầu tư khoảng 140 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước là 91 tỷ USD – chiếm tỷ trọng 65%, phần còn lại khoảng 49 tỷ USD dự kiến huy động bổ sung từ các nguồn vốn bên ngoài như FDI – 13 tỷ USD, ODA – 11 tỷ USD và vay thương mại của Chính phủ, doanh nghiệp khoảng 25 tỷ USD.
Song thực tiễn việc huy động vốn thời gian qua cho thấy, hình thức huy động vốn vay thương mại qua ngân hàng, thị trường vốn trong nước và một số kênh huy động vốn thương mại khác đã bộc lộ sự hạn chế như: hệ thống ngân hàng trong nước chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn bằng ngoại tệ cho các dự án lớn; các khoản vay của ngân hàng thương mại trong nước hiện tại có lãi suất dao động từ Sibor 6 tháng cộng với lãi suất phụ trội từ 1,9-2,9% (khoảng 7,35% - 8,35%/năm) là quá cao so với huy động trên thị trường quốc tế nói chung và so với phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng; nguồn vốn ODA có hạn và có xu hướng giảm đi khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức cao; thị trường chứng khoán đang trong quá trình hình thành và phát triển chỉ có khả năng huy động bằng nội tệ, quy mô còn nhỏ, kỳ hạn ngắn...
Bộ Tài chính đánh giá việc phát hành trái phiếu lần này sẽ tiếp tục khả quan do hệ số tín nhiệm của Việt Nam năm 2006 - 2007 đã được cải thiện. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Moody’s nâng đánh giá về triển vọng cho Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” là tiền đề cho việc nâng hạng cho Việt Nam thời gian tới. Ngoài ra, OECD cũng đã nâng mức phân loại rủi ro cho Việt Nam từ bậc 5 lên bậc 4 giúp mức bảo hiểm tín dụng cho các khoản vay của Việt Nam giảm được khoảng 3%.
Bên cạnh đó, tình hình giao dịch trái phiếu Việt Nam trên thị trường thứ cấp sau đợt phát hành năm 2005 cũng khả quan. Trái phiếu Chính phủ sau khi phát hành tăng giá liên tục lên 104% (tương đương mức lãi suất 6,4-6,5%) trong suốt thời gian dài. Từ đầu năm đến nay, giá trái phiếu có xu hướng tăng ổn định, tại thời điểm ngày 24/4/2007, mức giá đã đạt tới 107,5% - tương đương lãi suất 5,766%.
Căn cứ vào các biến động thị trường và lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ (cơ sở để xác định giá đối với trái phiếu), Bộ Tài chính nhận định rằng năm 2007 vẫn là thời điểm thuận lợi để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế.
Theo kiến nghị của Bộ này, vì thời gian cần thiết để chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu tối thiểu là 8 – 10 tuần, nên trong trường hợp các thủ tục về mặt pháp lý được hoàn tất trong tháng 5/2007 thì việc chuẩn bị phát hành sẽ triển khai trong tháng 6 và có thể thực hiện vào đầu tháng 9/2007.