Thu hút đầu tư: Khi tỉnh thành cạnh tranh
Những nhà đầu tư chờ đợi nhiều hơn ở việc cải thiện môi trường thể chế hơn là những ưu đãi
Giữa lúc chiến lược thu hút FDI trong bối cảnh mới đang được xây dựng, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh, thành phố vẫn diễn ra một cách quyết liệt, đưa đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế quốc gia.
VnEconomy phỏng vấn PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam xung quanh chủ đề này.
Xin cho biết những đánh giá của ông về cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh thành hiện nay?
Đúng là hiện nay cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh thành đang diễn ra một cách quyết liệt và đây là hệ quả trực tiếp từ quá trình phân cấp. Có rất nhiều “động lực” trong cuộc cạnh tranh này vì tỉnh thành nào cũng muốn vươn lên.
Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư hiện nay đưa đến hai nhóm vấn đề và hai nhóm vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Thứ nhất, làm thế nào để vẫn thu hút đầu tư mà vẫn có thể đảm bảo được tính thống nhất của quy hoạch quốc gia. Vấn đề này trên thực tế đang trở nên đáng báo động khi mà nhiều dự án do tỉnh thành cấp phép đang phá vỡ các quy hoạch chung tầm quốc gia.
Thứ hai, phương thức cạnh tranh của các tỉnh thành phải như thế nào cho phù hợp, qua đó đem lại hiệu quả dài hạn cho toàn bộ nền kinh tế? Ở đây, cần xác định được thu hút FDI để làm gì, động cơ thu hút là ngắn hạn hay dài hạn.
Xu hướng hiện nay là ngắn hạn, thể hiện rõ nhất qua việc các tỉnh thành cố gắng đưa ra các ưu đãi tốt nhất để có thể thu hút FDI nhanh nhất. Trong khi đó, đối với một số nhà đầu tư, họ chờ đợi nhiều hơn ở những cải cách trong môi trường thể chế về kinh tế, đầu tư.
Xu hướng cố gắng đưa ra các ưu đãi để thu hút đầu tư sẽ để lại những hệ quả gì, thưa ông?
Hạ điều kiện xuống tức là đang hạ giá chính mình. Cái này có thể mang lại một số lợi ích ngắn hạn, chẳng hạn tăng ngân sách, giải quyết được một ít lao động cũng như làm đẹp các báo cáo hàng năm. Lãnh đạo các tỉnh thành thì có thừa áp lực để đạt được những điều này và về lâu dài nền kinh tế chắc chắn phải gánh chịu những hệ quả.
Việc liên tiếp đưa ra các ưu đãi cũng có thể đem lại hệ lụy là các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn và có mục tiêu dài hạn, sẽ cảm thấy không tin tưởng và họ không vào. Như đã phân tích, họ chờ đợi nhiều hơn ở việc cải thiện môi trường thể chế.
Phân cấp là một quá trình tất yếu và trên thực tế việc này đang mang lại hiệu quả nhất định trong quản lý nhà nước. Vấn đề đối với phân cấp trong lĩnh vực quản lý đầu tư là phải có cơ chế giám sát để đảm bảo rằng không phá vỡ quy hoạch thống nhất của quốc gia.
Hiện có xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài thích đàm phán trực tiếp với các tỉnh thành về từng dự án. Ông đánh giá thế nào về điều này?
Đàm phán trực tiếp là quyền của nhà đầu tư và theo tôi thì các dự án lớn hoàn toàn có thể đàm phán riêng nhưng phải có những nguyên tắc chung cho việc này, không thể làm đại trà. Về cơ bản, nếu đó là một dự án lớn, có tác động mạnh mẽ đến kinh tế xã hội của địa phương, của vùng miền thì việc đưa ra các ưu đãi là bình thường. Tuy nhiên, quan trọng nhất là vẫn phải bảo đảm cái tổng thể để không tạo ra các tiền lệ.
Tôi nhấn mạnh rằng đàm phán và mặc cả là bình thường, trên thế giới họ cũng làm. Điều quan trọng là giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích quốc gia được hài hòa. Sẽ rất nguy hiểm nếu lợi ích của quốc gia không được đảm bảo, nhưng thay vào đó thì ai đó sẽ có những “lợi ích khác” (cười).
Gần đây một số nhà đầu tư đưa ra những đề xuất về ưu đãi rất cao, như trường hợp tập đoàn Hyundai mới đây đã đề xuất thuê 20 ha đất tại khu kinh tế Chu Lai trong vòng 70 năm chỉ với mức giá tượng trưng là 1 USD. Với những đề xuất như vậy, thông lệ thế giới như thế nào, thưa ông?
Ở đây phải trả lời được các câu hỏi là nếu đồng ý như thế thì Việt Nam được cái gì? Đây là câu chuyện thị trường, ông được cái này thì phải trả cái khác. Có rất nhiều câu hỏi như công nghệ nhà đầu tư đưa vào là cái gì? Nếu chỉ là để tăng sản lượng thì có cần thiết không? Ưu đãi như thế thì ông cho tôi cái gì?...
Đất là một tài nguyên, nay nhà đầu tư lấy đất mà không trả tiền, trong khi lợi nhuận họ thu hết thì có nên làm hay không? Chưa kể, khi tự coi mình là nhà đầu tư đặc biệt thì họ có đem thêm doanh nghiệp hỗ trợ vào hay không và hiệu ứng lan tỏa sẽ thế nào… Tức là có quá nhiều dữ kiện cần được tính toán, đong đếm trước khi quyết định.
Trung Quốc họ làm rất tốt, họ cũng ưu đãi cho từng dự án quan trọng qua chuyện giá thuê đất, nhưng họ làm rõ là sau bao nhiêu năm thì phải chuyển giao công nghệ, yêu cầu nhà đầu tư cho các doanh nghiệp Trung Quốc cùng tham gia vào quá trình sản xuất.
Chiến lược thu hút FDI đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng có nhấn mạnh đến việc rà soát lại hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về FDI nói riêng, về đầu tư nói chung. Cá nhân ông thấy cần phải quan tâm đến những vấn đề gì?
Hiện nay chúng ta đang tiến hành rà soát, đánh giá lại môi trường thể chế của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn quốc. Hiện đã có 15 khu kinh tế và hơn 200 khu công nghiệp, thay đổi căn bản được chỗ này thì nền kinh tế sẽ xoay chuyển ghê gớm.
Lấy ví dụ khu kinh tế Vũng Áng, hiện nay vốn vào nhiều nhưng hệ lụy đối với kinh tế ra sao thì phải xem xét. Hiện nay các khu kinh tế trong thực tế trình độ thể chế vẫn thấp, vẫn chú trọng đến các ưu đãi. Trong tương lai, đẳng cấp thể chế sẽ quyết định hiệu quả thu hút đầu tư chứ không phải chỉ là các ưu đãi. Các khu kinh tế của Trung Quốc và một số nước trong khu vực hiện nay đã đạt đẳng cấp khá cao, phải thấy là mình đang phải cạnh tranh trong bối cảnh như thế. Nếu “gỡ” được về thể chế cho các khu này, việc thu hút FDI sẽ thuận lợi hơn.
Một vấn đề quan trọng khác trong chiến lược FDI là thay vì đưa ra các ưu đãi, chúng ta phải tập trung giải quyết các vấn đề của môi trường đầu tư hiện nay, trong đó tập trung chuẩn bị các điều kiện cơ bản như hạ tầng, nguồn nhân lực, đội ngũ doanh nghiệp… Đội ngũ doanh nghiệp của Việt Nam đã sẵn sàng để “lan tỏa” từ hiệu ứng FDI hay chưa cũng là vấn đề quan trọng.
Bối cảnh thế giới hiện nay sẽ tác động thế nào đến việc thu hút FDI của Việt Nam trong những năm tới như thế nào, thưa ông?
Nhìn một cách tổng thể thì các trung tâm kinh tế lớn hiện nay đều khó khăn. Hiện nay tính bất định của nền kinh tế Mỹ là rất cao. Châu Âu và Nhật cũng rất khó khăn. Cả nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhưng cũng có nhiều vấn đề.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng vẫn có cơ hội khi mà nền kinh tế thế giới sẽ phải tái cấu trúc. Một số khu vực vẫn tăng trưởng tốt và cơ hội vẫn còn, chẳng hạn châu Á. Việt Nam cũng đang có cơ hội từ sự khó khăn của thế giới. Vấn đề của Việt Nam là tạo thể chế tốt nhất để đón nhận các cơ hội lớn và thách thức lớn từ bên ngoài. Việt Nam cần tích cực tái cấu trúc, tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản và lâu dài của nền kinh tế để đón đầu cơ hội này.
VnEconomy phỏng vấn PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam xung quanh chủ đề này.
Xin cho biết những đánh giá của ông về cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh thành hiện nay?
Đúng là hiện nay cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh thành đang diễn ra một cách quyết liệt và đây là hệ quả trực tiếp từ quá trình phân cấp. Có rất nhiều “động lực” trong cuộc cạnh tranh này vì tỉnh thành nào cũng muốn vươn lên.
Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư hiện nay đưa đến hai nhóm vấn đề và hai nhóm vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Thứ nhất, làm thế nào để vẫn thu hút đầu tư mà vẫn có thể đảm bảo được tính thống nhất của quy hoạch quốc gia. Vấn đề này trên thực tế đang trở nên đáng báo động khi mà nhiều dự án do tỉnh thành cấp phép đang phá vỡ các quy hoạch chung tầm quốc gia.
Thứ hai, phương thức cạnh tranh của các tỉnh thành phải như thế nào cho phù hợp, qua đó đem lại hiệu quả dài hạn cho toàn bộ nền kinh tế? Ở đây, cần xác định được thu hút FDI để làm gì, động cơ thu hút là ngắn hạn hay dài hạn.
Xu hướng hiện nay là ngắn hạn, thể hiện rõ nhất qua việc các tỉnh thành cố gắng đưa ra các ưu đãi tốt nhất để có thể thu hút FDI nhanh nhất. Trong khi đó, đối với một số nhà đầu tư, họ chờ đợi nhiều hơn ở những cải cách trong môi trường thể chế về kinh tế, đầu tư.
Xu hướng cố gắng đưa ra các ưu đãi để thu hút đầu tư sẽ để lại những hệ quả gì, thưa ông?
Hạ điều kiện xuống tức là đang hạ giá chính mình. Cái này có thể mang lại một số lợi ích ngắn hạn, chẳng hạn tăng ngân sách, giải quyết được một ít lao động cũng như làm đẹp các báo cáo hàng năm. Lãnh đạo các tỉnh thành thì có thừa áp lực để đạt được những điều này và về lâu dài nền kinh tế chắc chắn phải gánh chịu những hệ quả.
Việc liên tiếp đưa ra các ưu đãi cũng có thể đem lại hệ lụy là các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn và có mục tiêu dài hạn, sẽ cảm thấy không tin tưởng và họ không vào. Như đã phân tích, họ chờ đợi nhiều hơn ở việc cải thiện môi trường thể chế.
Phân cấp là một quá trình tất yếu và trên thực tế việc này đang mang lại hiệu quả nhất định trong quản lý nhà nước. Vấn đề đối với phân cấp trong lĩnh vực quản lý đầu tư là phải có cơ chế giám sát để đảm bảo rằng không phá vỡ quy hoạch thống nhất của quốc gia.
Hiện có xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài thích đàm phán trực tiếp với các tỉnh thành về từng dự án. Ông đánh giá thế nào về điều này?
Đàm phán trực tiếp là quyền của nhà đầu tư và theo tôi thì các dự án lớn hoàn toàn có thể đàm phán riêng nhưng phải có những nguyên tắc chung cho việc này, không thể làm đại trà. Về cơ bản, nếu đó là một dự án lớn, có tác động mạnh mẽ đến kinh tế xã hội của địa phương, của vùng miền thì việc đưa ra các ưu đãi là bình thường. Tuy nhiên, quan trọng nhất là vẫn phải bảo đảm cái tổng thể để không tạo ra các tiền lệ.
Tôi nhấn mạnh rằng đàm phán và mặc cả là bình thường, trên thế giới họ cũng làm. Điều quan trọng là giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích quốc gia được hài hòa. Sẽ rất nguy hiểm nếu lợi ích của quốc gia không được đảm bảo, nhưng thay vào đó thì ai đó sẽ có những “lợi ích khác” (cười).
Gần đây một số nhà đầu tư đưa ra những đề xuất về ưu đãi rất cao, như trường hợp tập đoàn Hyundai mới đây đã đề xuất thuê 20 ha đất tại khu kinh tế Chu Lai trong vòng 70 năm chỉ với mức giá tượng trưng là 1 USD. Với những đề xuất như vậy, thông lệ thế giới như thế nào, thưa ông?
Ở đây phải trả lời được các câu hỏi là nếu đồng ý như thế thì Việt Nam được cái gì? Đây là câu chuyện thị trường, ông được cái này thì phải trả cái khác. Có rất nhiều câu hỏi như công nghệ nhà đầu tư đưa vào là cái gì? Nếu chỉ là để tăng sản lượng thì có cần thiết không? Ưu đãi như thế thì ông cho tôi cái gì?...
Đất là một tài nguyên, nay nhà đầu tư lấy đất mà không trả tiền, trong khi lợi nhuận họ thu hết thì có nên làm hay không? Chưa kể, khi tự coi mình là nhà đầu tư đặc biệt thì họ có đem thêm doanh nghiệp hỗ trợ vào hay không và hiệu ứng lan tỏa sẽ thế nào… Tức là có quá nhiều dữ kiện cần được tính toán, đong đếm trước khi quyết định.
Trung Quốc họ làm rất tốt, họ cũng ưu đãi cho từng dự án quan trọng qua chuyện giá thuê đất, nhưng họ làm rõ là sau bao nhiêu năm thì phải chuyển giao công nghệ, yêu cầu nhà đầu tư cho các doanh nghiệp Trung Quốc cùng tham gia vào quá trình sản xuất.
Chiến lược thu hút FDI đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng có nhấn mạnh đến việc rà soát lại hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về FDI nói riêng, về đầu tư nói chung. Cá nhân ông thấy cần phải quan tâm đến những vấn đề gì?
Hiện nay chúng ta đang tiến hành rà soát, đánh giá lại môi trường thể chế của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn quốc. Hiện đã có 15 khu kinh tế và hơn 200 khu công nghiệp, thay đổi căn bản được chỗ này thì nền kinh tế sẽ xoay chuyển ghê gớm.
Lấy ví dụ khu kinh tế Vũng Áng, hiện nay vốn vào nhiều nhưng hệ lụy đối với kinh tế ra sao thì phải xem xét. Hiện nay các khu kinh tế trong thực tế trình độ thể chế vẫn thấp, vẫn chú trọng đến các ưu đãi. Trong tương lai, đẳng cấp thể chế sẽ quyết định hiệu quả thu hút đầu tư chứ không phải chỉ là các ưu đãi. Các khu kinh tế của Trung Quốc và một số nước trong khu vực hiện nay đã đạt đẳng cấp khá cao, phải thấy là mình đang phải cạnh tranh trong bối cảnh như thế. Nếu “gỡ” được về thể chế cho các khu này, việc thu hút FDI sẽ thuận lợi hơn.
Một vấn đề quan trọng khác trong chiến lược FDI là thay vì đưa ra các ưu đãi, chúng ta phải tập trung giải quyết các vấn đề của môi trường đầu tư hiện nay, trong đó tập trung chuẩn bị các điều kiện cơ bản như hạ tầng, nguồn nhân lực, đội ngũ doanh nghiệp… Đội ngũ doanh nghiệp của Việt Nam đã sẵn sàng để “lan tỏa” từ hiệu ứng FDI hay chưa cũng là vấn đề quan trọng.
Bối cảnh thế giới hiện nay sẽ tác động thế nào đến việc thu hút FDI của Việt Nam trong những năm tới như thế nào, thưa ông?
Nhìn một cách tổng thể thì các trung tâm kinh tế lớn hiện nay đều khó khăn. Hiện nay tính bất định của nền kinh tế Mỹ là rất cao. Châu Âu và Nhật cũng rất khó khăn. Cả nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhưng cũng có nhiều vấn đề.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng vẫn có cơ hội khi mà nền kinh tế thế giới sẽ phải tái cấu trúc. Một số khu vực vẫn tăng trưởng tốt và cơ hội vẫn còn, chẳng hạn châu Á. Việt Nam cũng đang có cơ hội từ sự khó khăn của thế giới. Vấn đề của Việt Nam là tạo thể chế tốt nhất để đón nhận các cơ hội lớn và thách thức lớn từ bên ngoài. Việt Nam cần tích cực tái cấu trúc, tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản và lâu dài của nền kinh tế để đón đầu cơ hội này.