Nokia vào Bắc Ninh bằng “ưu đãi đặc biệt”
Để thu hút được Nokia vào đầu tư, Bắc Ninh đã dành cho tập đoàn này những ưu đãi đặc biệt, ít khi được các tỉnh thành khác áp dụng
Để thu hút được Nokia vào đầu tư, Bắc Ninh đã dành cho tập đoàn này những ưu đãi đặc biệt, ít khi được các tỉnh thành khác áp dụng.
Sau khi tiến hành ký thỏa thuận đầu tư với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 2/2011, Nokia đã ký thỏa thuận thuê đất tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh để chuẩn bị xây dựng nhà máy, ngay cả giấy chứng nhận đầu tư chính thức vẫn chưa được cấp.
Động thái này là tín hiệu cho thấy việc Nokia triển khai xây nhà máy sẽ được tiến hành nhanh chóng, theo đúng như cam kết của ông Esko Aho, Phó chủ tịch điều hành của Nokia tại lễ ký thỏa thuận với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo một nguồn tin của VnEconomy, rất có thể giấy phép sẽ được cấp trong tháng 4 này, và việc khởi công sẽ được tiến hành ngay sau đó.
Để thu hút được Nokia, Bắc Ninh đã đưa ra những ưu đãi khá đặc biệt cho tập đoàn này. Chẳng hạn mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn đồng ý hỗ trợ tiền thuê đất hàng năm cho phần diện tích 17,25 ha mà Nokia thuê lại của Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh cho toàn bộ thời gian hoạt động của nhà máy (ngoài số năm được miễn tiền thuê đất đến năm 2018 theo ưu đãi mà VSIP Bắc Ninh được hưởng).
Việc hỗ trợ tiền thuê đất hàng năm của Nokia được thông qua Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh. Về phương thức hỗ trợ này, trao đổi với VnEconomy, một lãnh đạo của VSIP nói, hiện nay VSIP đang là nhà phát triển dự án khu công nghiệp và có nghĩa vụ đóng tiền thuê đất cho tỉnh Bắc Ninh, nếu tỉnh có cơ chế riêng cho Nokia thì có thể hiểu là VSIP sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ này đối với phần diện tích cho Nokia thuê.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đã đưa ra nhiều đề xuất ưu đãi khác và hiện nay vẫn đang trong giai đoạn thương thảo, thậm chí nhiều vấn đề Bắc Ninh cũng không thể tự quyết mà đang xin ý kiến Chính phủ và Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Trao đổi nhanh với VnEconomy về việc có phải Bắc Ninh đã “phá rào” để thu hút đầu tư, ông Nguyễn Nhân Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nói rằng tỉnh đang “cố gắng vận dụng tối đa các khung ưu đãi của nhà nước”. Ông Chiến cũng nói rằng Nokia là nhà đầu tư quan trọng, nên việc đưa ra các ưu đãi đặc biệt là phù hợp.
Theo tờ trình về dự án này của Nokia, nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió, dự án sẽ được khởi công vào đầu quý 3/2011 để nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất từ quý 1/2012 và sẽ đạt công suất tối đa vào quý 2/2014. Công tác nhân sự cho dự án cũng đã được lên kế hoạch, theo đó từ quý 2/2011 sẽ bắt đầu tuyển dụng và tổng cộng Nokia sẽ tuyển dụng khoảng 10 ngàn cán bộ nhân viên cho dự án này.
Theo kế hoạch, Nokia sẽ xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại trị giá 200 triệu Euro, tương đương 276 triệu USD và đây là cơ sở sản xuất điện thoại di động thứ 11 của hãng trên toàn cầu, sau khi đã có 10 nhà máy tại 9 nước.
Hơn cả một dự án đầu tư thông thường, dự án của Nokia được đánh giá là mang nhiều ý nghĩa trên phương diện đầu tư, khi Việt Nam được lựa chọn là một mắt xích mới trong chuỗi giá trị toàn cầu của Nokia.
“Nokia có vị trí cao tại các nền kinh tế đang phát triển, nhờ vào sự đa dạng của dòng điện thoại cơ bản. Nhà máy sản xuất mới này sẽ được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của những dòng điện thoại cơ bản này. Mục tiêu cốt yếu của việc đầu tư cho cơ sở sản xuất mới sẽ hướng đến việc đem lại trải nghiệm di động hiện đại cho hàng tỉ người tiêu dùng trên toàn thế giới”, thông cáo của tập đoàn này viết.
Vì sao Việt Nam được lựa chọn? “Việt Nam nổi lên như một đất nước có vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, là lựa chọn phù hợp với Nokia”, ông Esko Aho cho biết.
Trước đó, các nhà máy của Nokia có một hệ thống nhà mày sản xuất toàn cầu kéo dài từ khu vực Mỹ Latinh (Brazil và Mexico) đến châu Âu (Hungary, Romania, Phần Lan, Anh) và châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc).
Dự án của Nokia tại Việt Nam cũng đã thu hút sự chú ý đáng kể của truyền thông quốc tế. Tạp chí Economic Times đánh giá rằng dự án này cho thấy “Việt Nam và Đông Nam Á đang ngày càng nổi lên như một trong những trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc”. Tạp chí này cũng so sánh tầm quan trọng từ dự án của Nokia với dự án đầu tư của Intel trước đó
Reuter trích lời ông Matthias Duhn, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam, rằng dự án này là một tín hiệu rất lớn từ các nhà đầu tư châu Âu, và 200 triệu Euro là một khoản đầu tư đáng kể trong thời điểm hiện nay.
Sau khi tiến hành ký thỏa thuận đầu tư với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 2/2011, Nokia đã ký thỏa thuận thuê đất tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh để chuẩn bị xây dựng nhà máy, ngay cả giấy chứng nhận đầu tư chính thức vẫn chưa được cấp.
Động thái này là tín hiệu cho thấy việc Nokia triển khai xây nhà máy sẽ được tiến hành nhanh chóng, theo đúng như cam kết của ông Esko Aho, Phó chủ tịch điều hành của Nokia tại lễ ký thỏa thuận với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo một nguồn tin của VnEconomy, rất có thể giấy phép sẽ được cấp trong tháng 4 này, và việc khởi công sẽ được tiến hành ngay sau đó.
Để thu hút được Nokia, Bắc Ninh đã đưa ra những ưu đãi khá đặc biệt cho tập đoàn này. Chẳng hạn mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn đồng ý hỗ trợ tiền thuê đất hàng năm cho phần diện tích 17,25 ha mà Nokia thuê lại của Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh cho toàn bộ thời gian hoạt động của nhà máy (ngoài số năm được miễn tiền thuê đất đến năm 2018 theo ưu đãi mà VSIP Bắc Ninh được hưởng).
Việc hỗ trợ tiền thuê đất hàng năm của Nokia được thông qua Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh. Về phương thức hỗ trợ này, trao đổi với VnEconomy, một lãnh đạo của VSIP nói, hiện nay VSIP đang là nhà phát triển dự án khu công nghiệp và có nghĩa vụ đóng tiền thuê đất cho tỉnh Bắc Ninh, nếu tỉnh có cơ chế riêng cho Nokia thì có thể hiểu là VSIP sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ này đối với phần diện tích cho Nokia thuê.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đã đưa ra nhiều đề xuất ưu đãi khác và hiện nay vẫn đang trong giai đoạn thương thảo, thậm chí nhiều vấn đề Bắc Ninh cũng không thể tự quyết mà đang xin ý kiến Chính phủ và Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Trao đổi nhanh với VnEconomy về việc có phải Bắc Ninh đã “phá rào” để thu hút đầu tư, ông Nguyễn Nhân Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nói rằng tỉnh đang “cố gắng vận dụng tối đa các khung ưu đãi của nhà nước”. Ông Chiến cũng nói rằng Nokia là nhà đầu tư quan trọng, nên việc đưa ra các ưu đãi đặc biệt là phù hợp.
Theo tờ trình về dự án này của Nokia, nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió, dự án sẽ được khởi công vào đầu quý 3/2011 để nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất từ quý 1/2012 và sẽ đạt công suất tối đa vào quý 2/2014. Công tác nhân sự cho dự án cũng đã được lên kế hoạch, theo đó từ quý 2/2011 sẽ bắt đầu tuyển dụng và tổng cộng Nokia sẽ tuyển dụng khoảng 10 ngàn cán bộ nhân viên cho dự án này.
Theo kế hoạch, Nokia sẽ xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại trị giá 200 triệu Euro, tương đương 276 triệu USD và đây là cơ sở sản xuất điện thoại di động thứ 11 của hãng trên toàn cầu, sau khi đã có 10 nhà máy tại 9 nước.
Hơn cả một dự án đầu tư thông thường, dự án của Nokia được đánh giá là mang nhiều ý nghĩa trên phương diện đầu tư, khi Việt Nam được lựa chọn là một mắt xích mới trong chuỗi giá trị toàn cầu của Nokia.
“Nokia có vị trí cao tại các nền kinh tế đang phát triển, nhờ vào sự đa dạng của dòng điện thoại cơ bản. Nhà máy sản xuất mới này sẽ được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của những dòng điện thoại cơ bản này. Mục tiêu cốt yếu của việc đầu tư cho cơ sở sản xuất mới sẽ hướng đến việc đem lại trải nghiệm di động hiện đại cho hàng tỉ người tiêu dùng trên toàn thế giới”, thông cáo của tập đoàn này viết.
Vì sao Việt Nam được lựa chọn? “Việt Nam nổi lên như một đất nước có vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, là lựa chọn phù hợp với Nokia”, ông Esko Aho cho biết.
Trước đó, các nhà máy của Nokia có một hệ thống nhà mày sản xuất toàn cầu kéo dài từ khu vực Mỹ Latinh (Brazil và Mexico) đến châu Âu (Hungary, Romania, Phần Lan, Anh) và châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc).
Dự án của Nokia tại Việt Nam cũng đã thu hút sự chú ý đáng kể của truyền thông quốc tế. Tạp chí Economic Times đánh giá rằng dự án này cho thấy “Việt Nam và Đông Nam Á đang ngày càng nổi lên như một trong những trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc”. Tạp chí này cũng so sánh tầm quan trọng từ dự án của Nokia với dự án đầu tư của Intel trước đó
Reuter trích lời ông Matthias Duhn, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam, rằng dự án này là một tín hiệu rất lớn từ các nhà đầu tư châu Âu, và 200 triệu Euro là một khoản đầu tư đáng kể trong thời điểm hiện nay.