Thu hút đầu tư từ kiều bào: Rào cản từ chính sách?
Nhiều doanh nhân Việt kiều cho rằng, có một số bất cập từ chính sách, luật pháp đang cản trở họ đầu tư về quê hương
Doanh nhân Việt kiều đóng vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế nước nước nhà. Hàng năm, ngoài nguồn kiều hối mà kiều bào gửi về, người Việt Nam ở nước ngoài còn tham gia đầu tư nhiều dự án lớn trong nước.
Tuy nhiên, báo cáo của Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy, hiện cả nước chỉ có khoảng 3.000 dự án đầu tư của kiều bào, với số vốn khoảng 2 tỷ USD, trong đó, chỉ có 2/3 số dự án đạt hiệu quả. Nhiều doanh nhân là kiều bào cho rằng, số dự án có thể tăng lên cao hơn nếu Nhà nước có một chính sách thu hút đầu tư từ kiều bào rõ ràng và thủ tục đơn giản hơn.
VnEconomy đã ghi lại những ý kiến của một số doanh nhân là kiều bào cũng như lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Bộ Công thương về vấn đề nói trên.
“Thủ tục hành chính đang cản trở Việt kiều”
(Luật sư Vũ Ngọc Trác, Tổng thư ký Hội Doanh nhân Việt - Mỹ)
"Tôi có rất nhiều những người bạn đã đầu tư vào Việt Nam, nhưng không phải ai cũng thành công.
Phần lớn những người đang đầu tư, đã đầu tư đều cho rằng, luật về đầu tư kinh doanh ở Việt Nam chưa rõ ràng, giấy tờ và thủ tục hành chính vẫn khó khăn và rườm rà. Vì thế, thực tế là không phải họ không muốn về quê hương đầu tư, mà là ở trong nuớc chưa có những điều kiện và tiêu chuẩn rõ rệt tạo cho người ta có niềm tin.
Chúng tôi luôn biết rằng, nhân lực là một lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam, tuy nhiên, quan trọng hơn vẫn là điều kiện, thủ tục pháp lý. Luật pháp phải bảo vệ họ thì họ mới tự tin được.
Ngoài ra, thủ tục hành chính trong nước cũng khá rườm rà. Thông thường, để về nước đầu tư vào một dự án, doanh nhân Việt kiều phải đi lại rất nhiều lần mà vẫn không làm xong thủ tục.
Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải có những tiêu chuẩn hay điều kiện rõ rệt, nếu không, sẽ rất khó để tạo điều kiện cho doanh nhân từ nước ngoài vào Việt Nam.
Là một luật sư, nếu được xây dựng, tôi cho rằng mình phải quy định lại những luật lệ sao cho đầy đủ và giống với luật quốc tế. Nhiều nhà đầu tư thất bại cho rằng, ngoài nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thì luật pháp cũng là một trong những điều rất quan trọng để người ta thành công hay không".
“Chúng tôi cần sự bình đẳng”
(Doanh nhân Đinh Tấn Hưng, kiều bào Ukraina)
"Sau khủng hoảng, việc phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc phát huy mọi nguồn lực phát triển kinh tế. Qua khủng hoảng, tôi cho rằng cơ hội đầu tư về Việt Nam rất lớn bởi kinh tế Việt Nam đang tăng cao hơn so với các nước trong khu vực, cơ hội kinh doanh còn nhiều.
Tại Ukraina, nhiều sản phẩm của Việt Nam rất có uy tín và có cơ hội phát triển như cá khô, cá ba sa, giày dép, hàng dệt kim, sơ mi… Đây là những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, những mặt hàng này có thể cạnh tranh với hàng hoá của thị trường Trung Quốc. Chúng tôi đang có kế hoạch về Việt Nam đầu tư, phát triển những mặt hàng nói trên để đưa sang thâm nhập thị trường nông thôn Ukraina.
Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi thấy không thoải mái là sự thiếu minh bạch, rõ ràng trong thông tin. Đôi lúc, chúng tôi có cảm giác chính sự thiếu thông tin này khiến chúng tôi dễ bị lợi dụng.
Vì vậy chúng tôi cần những thông tin minh bạch hơn, rõ ràng hơn. Chính phủ nên có những chính sách riêng cho chúng tôi theo những tiêu chí mà Chính phủ cho là hợp lý. Chúng tôi không cần những chính sách ưu đãi hơn so với những thành phần kinh tế khác, điều chúng tôi cần ở đây là sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế, cũng như những thông tin chi tiết hơn về văn hoá kinh doanh ở Việt Nam.
Những bất cập trong quản lý hiện nay giống như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói ngày hôm qua, tuy nhiên chúng tôi mong muốn những bất cập này được cải tổ một cách nhanh chóng hơn nữa".
“Cần có chính sách riêng cho kiều bào Bắc Mỹ”
(Ông David Dương, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt - Mỹ)
"Doanh nhân Việt kiều nói chung ở Mỹ rất quan tâm đến các lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường và năng lượng ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đây là những lĩnh vực góp phần trực tiếp cải thiện cuộc sống của người dân.
Tôi lấy ví dụ, nếu đầu tư vào nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, tất nhiên bản thân nhà đầu tư có lợi. Tuy nhiên, phải có cái nhìn dài hơi và mang tính cộng đồng hơn hơn khi có ý định đầu tư về quê hương, phải làm sao để nó tác động tích cực và lâu dài đến cộng đồng.
Về mặt chính sách, chúng tôi mong muốn Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư dành cho kiều bào Bắc Mỹ tại Hoa Kỳ và Canada. Đơn giản vì khu vực này có hơn 2 triệu Việt kiều, chiếm trên 50% kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Cái chúng tôi cần là chính sách ưu đãi cụ thể".
“Kiều bào nên biết tận dụng chính sách”
(Ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương)
"Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách các chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hoá hơn, thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá dịch vụ. Theo đó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp của Việt kiều, có cùng cơ hội để làm ăn kinh doanh ở Việt Nam.
Kiều bào nên biết tận dụng tối đa những chính sách mới của Nhà nước. Đặc biệt là những quy định mới về quốc tịch, về sở hữu nhà đất, các ưu đãi đầu tư vào các vùng và lĩnh vực đặc biệt để đầu tư về Việt Nam, vừa làm giầu cho bản thân, cho gia đình, người thân đang sống tại Việt Nam và cho toàn xã hội.
Ngoài ra, các sản phẩm mà Việt Nam làm ra cũng rất đáng tự hào. Hiện nay Việt Nam có thể tự hào về việc đứng vị trí cao trong sản xuất một số mặt hàng nông sản nhiệt đới: đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, hạt tiêu đen, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên và thuỷ sản, đứng thứ 7 về xuất khẩu dày dép, đứng thứ 10 về hàng dệt may...
Vì thế, doanh nhân kiều bào cũng cần biết tự hào về lợi thế của mình, về những sản phẩm trong nước để phát huy vai trò là cầu nối giữa các cơ quan và giới doanh nhân trong nước với nước ngoài, hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư trong nước ra ngoài, đông thời phát triển các thị trường tiềm năng cho hàng Việt Nam".
“Đi đầu trong thu hút đầu tư nhờ chính sách rõ ràng”
(Ông Phan Thám, Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài tại Tp.HCM)
"Tp.HCM là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thu hút kiều hối và dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài. Lượng kiều hối gửi về Tp.HCM hàng năm cũng chiếm trên 50% lượng kiều hối cả nước.
Về đầu tư, tính đến tháng 9 năm 2009, Tp.HCM có 2.795 doanh nghiệp và 122 dự án do người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư thành lập hoặc góp vốn với tổng số vốn đăng ký là 11.155 tỷ đồng. Ngoài ra, Khu công nghệ cao Tp.HCM cũng đã cấp phép cho 10 dự án đầu tư của kiều bào với tổng vốn hơn 157 triệu USD.
Gần đây, người Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp tham gia đầu tư hoặc làm cầu nối đầu tư vào thành phố bước đầu đã có những thành công ở các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, xử lý môi trường, như công trình cầu Phú Mỹ, công ty xử lý chất thải...
Có được những thành quả trên là do chúng tôi làm tốt những điều sau: luôn lắng nghe, ghi nhận nguyện vọng, những ý kiến đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó tham mưu cho UBND thành phố hoặc kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền về việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan.
Định kỳ hàng năm, chúng tôi tổ chức các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa những nhà đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài với đại diện các cơ quan có thẩm quyền như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan thuế, hải quan… để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp được hướng dẫn, giải thích hoặc giải quyết những khó khăn,vướng mắc.
Đặc biệt, từ năm 1994, Tp.HCM đã có chính sách thu hút đầu tư bằng cách tư vấn, hướng dẫn miễn phí các hồ sơ, thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giúp nhà đầu tư tránh khỏi cảm giác bở ngỡ.
Ngoài ra, theo yêu cầu của nhà đầu tư, chúng tôi cũng thành lập một trung tâm hỗ trợ thực hiện các dịch vụ liên quan như: đăng ký kinh doanh, hỗ trợ dịch vụ pháp lý, giới thiệu nguồn nhân lực phù hợp với pháp luật".
Tuy nhiên, báo cáo của Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy, hiện cả nước chỉ có khoảng 3.000 dự án đầu tư của kiều bào, với số vốn khoảng 2 tỷ USD, trong đó, chỉ có 2/3 số dự án đạt hiệu quả. Nhiều doanh nhân là kiều bào cho rằng, số dự án có thể tăng lên cao hơn nếu Nhà nước có một chính sách thu hút đầu tư từ kiều bào rõ ràng và thủ tục đơn giản hơn.
VnEconomy đã ghi lại những ý kiến của một số doanh nhân là kiều bào cũng như lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Bộ Công thương về vấn đề nói trên.
“Thủ tục hành chính đang cản trở Việt kiều”
(Luật sư Vũ Ngọc Trác, Tổng thư ký Hội Doanh nhân Việt - Mỹ)
"Tôi có rất nhiều những người bạn đã đầu tư vào Việt Nam, nhưng không phải ai cũng thành công.
Phần lớn những người đang đầu tư, đã đầu tư đều cho rằng, luật về đầu tư kinh doanh ở Việt Nam chưa rõ ràng, giấy tờ và thủ tục hành chính vẫn khó khăn và rườm rà. Vì thế, thực tế là không phải họ không muốn về quê hương đầu tư, mà là ở trong nuớc chưa có những điều kiện và tiêu chuẩn rõ rệt tạo cho người ta có niềm tin.
Chúng tôi luôn biết rằng, nhân lực là một lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam, tuy nhiên, quan trọng hơn vẫn là điều kiện, thủ tục pháp lý. Luật pháp phải bảo vệ họ thì họ mới tự tin được.
Ngoài ra, thủ tục hành chính trong nước cũng khá rườm rà. Thông thường, để về nước đầu tư vào một dự án, doanh nhân Việt kiều phải đi lại rất nhiều lần mà vẫn không làm xong thủ tục.
Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải có những tiêu chuẩn hay điều kiện rõ rệt, nếu không, sẽ rất khó để tạo điều kiện cho doanh nhân từ nước ngoài vào Việt Nam.
Là một luật sư, nếu được xây dựng, tôi cho rằng mình phải quy định lại những luật lệ sao cho đầy đủ và giống với luật quốc tế. Nhiều nhà đầu tư thất bại cho rằng, ngoài nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thì luật pháp cũng là một trong những điều rất quan trọng để người ta thành công hay không".
“Chúng tôi cần sự bình đẳng”
(Doanh nhân Đinh Tấn Hưng, kiều bào Ukraina)
"Sau khủng hoảng, việc phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc phát huy mọi nguồn lực phát triển kinh tế. Qua khủng hoảng, tôi cho rằng cơ hội đầu tư về Việt Nam rất lớn bởi kinh tế Việt Nam đang tăng cao hơn so với các nước trong khu vực, cơ hội kinh doanh còn nhiều.
Tại Ukraina, nhiều sản phẩm của Việt Nam rất có uy tín và có cơ hội phát triển như cá khô, cá ba sa, giày dép, hàng dệt kim, sơ mi… Đây là những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, những mặt hàng này có thể cạnh tranh với hàng hoá của thị trường Trung Quốc. Chúng tôi đang có kế hoạch về Việt Nam đầu tư, phát triển những mặt hàng nói trên để đưa sang thâm nhập thị trường nông thôn Ukraina.
Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi thấy không thoải mái là sự thiếu minh bạch, rõ ràng trong thông tin. Đôi lúc, chúng tôi có cảm giác chính sự thiếu thông tin này khiến chúng tôi dễ bị lợi dụng.
Vì vậy chúng tôi cần những thông tin minh bạch hơn, rõ ràng hơn. Chính phủ nên có những chính sách riêng cho chúng tôi theo những tiêu chí mà Chính phủ cho là hợp lý. Chúng tôi không cần những chính sách ưu đãi hơn so với những thành phần kinh tế khác, điều chúng tôi cần ở đây là sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế, cũng như những thông tin chi tiết hơn về văn hoá kinh doanh ở Việt Nam.
Những bất cập trong quản lý hiện nay giống như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói ngày hôm qua, tuy nhiên chúng tôi mong muốn những bất cập này được cải tổ một cách nhanh chóng hơn nữa".
“Cần có chính sách riêng cho kiều bào Bắc Mỹ”
(Ông David Dương, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt - Mỹ)
"Doanh nhân Việt kiều nói chung ở Mỹ rất quan tâm đến các lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường và năng lượng ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đây là những lĩnh vực góp phần trực tiếp cải thiện cuộc sống của người dân.
Tôi lấy ví dụ, nếu đầu tư vào nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, tất nhiên bản thân nhà đầu tư có lợi. Tuy nhiên, phải có cái nhìn dài hơi và mang tính cộng đồng hơn hơn khi có ý định đầu tư về quê hương, phải làm sao để nó tác động tích cực và lâu dài đến cộng đồng.
Về mặt chính sách, chúng tôi mong muốn Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư dành cho kiều bào Bắc Mỹ tại Hoa Kỳ và Canada. Đơn giản vì khu vực này có hơn 2 triệu Việt kiều, chiếm trên 50% kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Cái chúng tôi cần là chính sách ưu đãi cụ thể".
“Kiều bào nên biết tận dụng chính sách”
(Ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương)
"Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách các chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hoá hơn, thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá dịch vụ. Theo đó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp của Việt kiều, có cùng cơ hội để làm ăn kinh doanh ở Việt Nam.
Kiều bào nên biết tận dụng tối đa những chính sách mới của Nhà nước. Đặc biệt là những quy định mới về quốc tịch, về sở hữu nhà đất, các ưu đãi đầu tư vào các vùng và lĩnh vực đặc biệt để đầu tư về Việt Nam, vừa làm giầu cho bản thân, cho gia đình, người thân đang sống tại Việt Nam và cho toàn xã hội.
Ngoài ra, các sản phẩm mà Việt Nam làm ra cũng rất đáng tự hào. Hiện nay Việt Nam có thể tự hào về việc đứng vị trí cao trong sản xuất một số mặt hàng nông sản nhiệt đới: đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, hạt tiêu đen, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên và thuỷ sản, đứng thứ 7 về xuất khẩu dày dép, đứng thứ 10 về hàng dệt may...
Vì thế, doanh nhân kiều bào cũng cần biết tự hào về lợi thế của mình, về những sản phẩm trong nước để phát huy vai trò là cầu nối giữa các cơ quan và giới doanh nhân trong nước với nước ngoài, hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư trong nước ra ngoài, đông thời phát triển các thị trường tiềm năng cho hàng Việt Nam".
“Đi đầu trong thu hút đầu tư nhờ chính sách rõ ràng”
(Ông Phan Thám, Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài tại Tp.HCM)
"Tp.HCM là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thu hút kiều hối và dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài. Lượng kiều hối gửi về Tp.HCM hàng năm cũng chiếm trên 50% lượng kiều hối cả nước.
Về đầu tư, tính đến tháng 9 năm 2009, Tp.HCM có 2.795 doanh nghiệp và 122 dự án do người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư thành lập hoặc góp vốn với tổng số vốn đăng ký là 11.155 tỷ đồng. Ngoài ra, Khu công nghệ cao Tp.HCM cũng đã cấp phép cho 10 dự án đầu tư của kiều bào với tổng vốn hơn 157 triệu USD.
Gần đây, người Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp tham gia đầu tư hoặc làm cầu nối đầu tư vào thành phố bước đầu đã có những thành công ở các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, xử lý môi trường, như công trình cầu Phú Mỹ, công ty xử lý chất thải...
Có được những thành quả trên là do chúng tôi làm tốt những điều sau: luôn lắng nghe, ghi nhận nguyện vọng, những ý kiến đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó tham mưu cho UBND thành phố hoặc kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền về việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan.
Định kỳ hàng năm, chúng tôi tổ chức các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa những nhà đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài với đại diện các cơ quan có thẩm quyền như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan thuế, hải quan… để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp được hướng dẫn, giải thích hoặc giải quyết những khó khăn,vướng mắc.
Đặc biệt, từ năm 1994, Tp.HCM đã có chính sách thu hút đầu tư bằng cách tư vấn, hướng dẫn miễn phí các hồ sơ, thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giúp nhà đầu tư tránh khỏi cảm giác bở ngỡ.
Ngoài ra, theo yêu cầu của nhà đầu tư, chúng tôi cũng thành lập một trung tâm hỗ trợ thực hiện các dịch vụ liên quan như: đăng ký kinh doanh, hỗ trợ dịch vụ pháp lý, giới thiệu nguồn nhân lực phù hợp với pháp luật".