Thu hút FDI “đuối” đăng ký vốn
Vốn FDI giải ngân và đăng ký trong tháng 9 đều “đuối” so với các tháng trước
Số liệu cập nhật tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 9 cho thấy, cả con số về vốn giải ngân và đăng ký đều “đuối” so với các tháng trước. Đáng chú ý là một số chỉ tiêu thấp đáng quan ngại.
Từ dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 9 này, số vốn giải ngân theo tập hợp từ báo cáo của các địa phương gửi về khoảng 900 triệu USD, thấp nhất trong quý 3/2011.
Tuy nhiên, tính chung lại, tổng giải ngân vốn FDI từ đầu năm đến nay vẫn đạt khoảng 9,2 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Không đủ dữ liệu để phân tích cụ thể chuyển động của dòng vốn FDI giải ngân chảy vào khu vực sản xuất nào, thông tin liên quan là hoạt động xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp này tiếp tục tăng trưởng rất tốt.
Số liệu về kim ngạch hai chiều của Cục Đầu tư nước ngoài cung cấp cho thấy, cả chiều xuất và nhập khẩu của khu vực FDI đều tăng hơn so với cùng kỳ trên 30%. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu bao gồm cả dầu thô ước đạt 38,142 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ; không kể dầu thô là 32,447 tỷ USD, tăng tương ứng 35%.
Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp này trong 9 tháng năm 2011 ước đạt 34,08 tỷ USD. Như vậy, khu vực FDI xuất siêu 4,062 tỷ USD, nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu dầu thô; hoặc nhập siêu 1,633 tỷ USD nếu không tính nhiên liệu này.
Nhưng ở vế vốn đăng ký, tính hình hoàn toàn khác hẳn, thậm chí một số chỉ tiêu có lẽ đang ở mức báo động.
Phân tích từ dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 9, cả nước chỉ thu hút được khoảng 294 triệu USD vốn FDI đăng ký cấp mới, thấp nhất kể từ tháng 2 đến nay. Tương tự, vốn đăng ký tăng thêm gia tăng trong tháng mới chỉ đạt 41 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến nay, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt 9,903 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt 8,238 tỷ USD, giảm 31%; vốn tăng thêm là 1,666 tỷ USD, giảm khoảng 3%.
Nhiều câu hỏi đặt ra với các con số kể trên. Vốn Nhật Bản đi đâu, khi mà nhiều dự báo trước đó cho rằng Việt Nam là điểm đến số một của dòng đầu tư này, sau thảm họa kép động đất, sóng thần ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới? Hay rộng hơn, khủng hoảng thế giới tác động đến dòng vốn FDI toàn cầu đến đâu? Và liệu Việt Nam có đang mất vị thế là điểm đến tốt cho đầu tư?
Về điểm này, có một lưu ý liên quan đến lĩnh vực thu hút đầu tư. Khác với năm ngoái, khi kinh doanh bất động sản với nhiều dự án lớn luôn dẫn đầu về thu hút vốn, hỗ trợ tổng vốn đăng ký không giảm quá sâu so với năm trước đó. Năm nay, lĩnh vực kinh doanh này “trôi” xuống tận vị trí thứ 6, chỉ chiếm khoảng 3% tổng vốn FDI đăng ký.
Ngược lại, lĩnh vực thu hút vốn lớn nhất trong 9 tháng qua – công nghiệp chế biến chế tạo - so với năm ngoái không quá “tệ”. Tính cả cấp mới và tăng vốn, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực này trong 9 tháng qua là gần 4,912 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và xây dựng thuộc nhóm top 3 dẫn đầu về thu hút vốn trong năm nay nhưng so với cùng kỳ 2010 còn kém rất xa. Cụ thể là sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa thu hút được khoảng 2,525 tỷ USD, giảm khoảng 14%; và xây dựng thu hút được trên 689 triệu USD, giảm gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tóm lại, với tình hình như hiện nay, kể cả mục tiêu thu hút 20 tỷ USD vốn FDI trong năm 2011, dù đã là khiêm tốn hơn năm ngoái, vẫn sẽ rất khó để đạt được.
Từ dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 9 này, số vốn giải ngân theo tập hợp từ báo cáo của các địa phương gửi về khoảng 900 triệu USD, thấp nhất trong quý 3/2011.
Tuy nhiên, tính chung lại, tổng giải ngân vốn FDI từ đầu năm đến nay vẫn đạt khoảng 9,2 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Không đủ dữ liệu để phân tích cụ thể chuyển động của dòng vốn FDI giải ngân chảy vào khu vực sản xuất nào, thông tin liên quan là hoạt động xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp này tiếp tục tăng trưởng rất tốt.
Số liệu về kim ngạch hai chiều của Cục Đầu tư nước ngoài cung cấp cho thấy, cả chiều xuất và nhập khẩu của khu vực FDI đều tăng hơn so với cùng kỳ trên 30%. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu bao gồm cả dầu thô ước đạt 38,142 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ; không kể dầu thô là 32,447 tỷ USD, tăng tương ứng 35%.
Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp này trong 9 tháng năm 2011 ước đạt 34,08 tỷ USD. Như vậy, khu vực FDI xuất siêu 4,062 tỷ USD, nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu dầu thô; hoặc nhập siêu 1,633 tỷ USD nếu không tính nhiên liệu này.
Nhưng ở vế vốn đăng ký, tính hình hoàn toàn khác hẳn, thậm chí một số chỉ tiêu có lẽ đang ở mức báo động.
Phân tích từ dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 9, cả nước chỉ thu hút được khoảng 294 triệu USD vốn FDI đăng ký cấp mới, thấp nhất kể từ tháng 2 đến nay. Tương tự, vốn đăng ký tăng thêm gia tăng trong tháng mới chỉ đạt 41 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến nay, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt 9,903 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt 8,238 tỷ USD, giảm 31%; vốn tăng thêm là 1,666 tỷ USD, giảm khoảng 3%.
Nhiều câu hỏi đặt ra với các con số kể trên. Vốn Nhật Bản đi đâu, khi mà nhiều dự báo trước đó cho rằng Việt Nam là điểm đến số một của dòng đầu tư này, sau thảm họa kép động đất, sóng thần ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới? Hay rộng hơn, khủng hoảng thế giới tác động đến dòng vốn FDI toàn cầu đến đâu? Và liệu Việt Nam có đang mất vị thế là điểm đến tốt cho đầu tư?
Về điểm này, có một lưu ý liên quan đến lĩnh vực thu hút đầu tư. Khác với năm ngoái, khi kinh doanh bất động sản với nhiều dự án lớn luôn dẫn đầu về thu hút vốn, hỗ trợ tổng vốn đăng ký không giảm quá sâu so với năm trước đó. Năm nay, lĩnh vực kinh doanh này “trôi” xuống tận vị trí thứ 6, chỉ chiếm khoảng 3% tổng vốn FDI đăng ký.
Ngược lại, lĩnh vực thu hút vốn lớn nhất trong 9 tháng qua – công nghiệp chế biến chế tạo - so với năm ngoái không quá “tệ”. Tính cả cấp mới và tăng vốn, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực này trong 9 tháng qua là gần 4,912 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và xây dựng thuộc nhóm top 3 dẫn đầu về thu hút vốn trong năm nay nhưng so với cùng kỳ 2010 còn kém rất xa. Cụ thể là sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa thu hút được khoảng 2,525 tỷ USD, giảm khoảng 14%; và xây dựng thu hút được trên 689 triệu USD, giảm gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tóm lại, với tình hình như hiện nay, kể cả mục tiêu thu hút 20 tỷ USD vốn FDI trong năm 2011, dù đã là khiêm tốn hơn năm ngoái, vẫn sẽ rất khó để đạt được.