20:09 18/04/2021

Thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời

Chu Khôi

Cuối tuần qua tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Sở NN&PTNT tỉnh An Giang phối hợp với Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Công ty TNHH Ý Thức Khí Hậu (CS) tổ chức Lễ khánh thành mô hình thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp và điên mặt trời

Cắt băng khánh thành mô hình thử nghiệm
Cắt băng khánh thành mô hình thử nghiệm

Dự án được triển khai từ năm 2020 tại hộ gia đình ông Chau Hon ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, với công suất điện mặt trời 40kWp trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp 400m2.

Đây là mô hình nông – điện đầu tiên có sự hợp tác 3 bên, giữa người dân, doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận (NPO). Các đơn vị phối hợp triển khai dự án gồm: Công ty TNHH Ý Thức Khí Hậu (CS); Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID); Ban quản lý Năng lượng xanh An Giang.

MANG LẠI LỢI ÍCH CHO NHIỀU BÊN THAM GIA

Cơ chế chia sẻ lợi nhuận được thảo luận, thống nhất và hài hòa giữa các bên tham gia. Lợi nhuân từ mô hình sẽ đươc chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn đầu tư. Thời hạn rút vốn đầu tư của Công ty CS là trong 10 năm đầu, do nguồn vốn của CS mang ý nghĩa hỗ trợ ban đầu. Sau 10 năm, toàn bộ hệ thống sẽ được bàn giao lại cho GreenID và hộ dân quản lý sử dụng. Sau 20 năm, GreenID sẽ bàn giao lại cho hộ dân sở hữu. Mô hình này được mong đợi sẽ mang lại nhiều lợi ích tài chính cho các bên tham gia và tạo điều kiện cũng như là mô hình điển hình để kêu gọi thêm các nhà đầu tư khác tham gia mở rộng.

Thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời  - Ảnh 1.

Ông Chau Hon bên cạnh khu nhà màng diện tích 400m2 thử nghiệm.

Ông Chau Hon cho biết, ban đầu dự án và doanh nghiệp đến vận động liên kết theo mô hình: hai bên cùng góp vốn đầu tư xây dựng nhà màng sản xuất nông nghiệp, lắp đặt các tấm pin điện áp mái trên mái nhà màng. Nhưng ông không muốn bỏ vốn đầu tư, mà chỉ muốn cho thuê đất để họ làm. 

Sau khi bàn bạc, phương án thống nhất được đưa ra là: ông Chou Hon cải tạo chuyển đổi 800 m2 diện tích đất trồng lúa, trong đó cho doanh nghiệp thuê đất trên diện tích 400 m2 để thử nghiệm mô hình. Gia đình ông được trả tiền thuê đất 11 triệu đồng/năm. Dự án và doanh nghiệp đầu tư tiền làm nhà màng và lắp đặt pin sản xuất điện mặt trời. Ông được phép trồng cây rau màu trong nhà màng, nhưng phải tuân thủ quy trình kỹ thuật do Dự án hướng dẫn. Toàn bộ rau màu thu hoạch, gia đình ông được bán và thu lợi nhuận.

Thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời  - Ảnh 1Phương thức sản xuất nông nghiệp kết hợp sản xuất điện mặt trời là giải pháp rất hay để tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời đạt được mục tiêu giữ ổn định đất sản xuất nông nghiệp, không cho phép chuyển đổi đất sang các mục đích khác", ông Trương Kiến Thọ nhận định.

Anh Chou Hin, con trai của ông Chau Hon cho hay, trồng cây dưa leo từ tháng 2/2021, trên cả diện tích 400 m2 trong nhà màng và 400 m2 ở bên ngoài nhà màng. Dưa leo trồng được 1 tháng thì cho thu hoạch quả. Tỷ lệ đậu quả khá ổn định, mẫu mã quả đẹp và dài, ngon, rất dễ bán. 

Thu hoạch quả ở trong nhà màng và ngoài nhà màng cho năng suất như nhau, tuy nhiên, dưa trồng trong nhà màng lâu tàn hơn, thời gian thu hoạch quả dài hơn, kéo dài tới 1,5 tháng, tức 2,5 tháng mới hết một vòng đời của cây. Trong khi ở bên ngoài nhà màng, thời gian thu hoạch quả chỉ được khoảng 1 tháng. 

Hiện tại, mỗi ngày thu hoạch khoảng 40 kg dưa, bán với giá 6.000 đồng/kg. Ước tính mỗi lứa dưa chuột trồng 2,5 tháng, cho thu nhập 8-10 triệu đồng/lứa. Nếu như trước kia, với 800 m2 đất, trồng lúa chỉ cho thu nhập 6-7 triệu đồng/năm. Nay, ước tính nếu trồng dưa chuột 4 vụ/năm cũng với diện tích này sẽ cho lợi nhuận 30-35 triệu đồng/năm từ trồng trọt, cộng thêm tiền cho doanh nghiệp thuê mặt bằng để sản xuất điện mặt trời, tổng thu nhập sẽ đạt 40-45 triệu đồng/năm, cao gấp 7 lần so với trồng lúa trước đây.

Đại diện Nhà đầu tư là công ty CS cho hay, dự án đã ký hợp đồng bán điện với Công ty Điện lực, bắt đầu bán điện lên lưới từ tháng 1/2021. Phần sản xuất điện được theo dõi từ xa trên ứng dụng điện thoại. Hàng tháng, Công ty điện lực ghi nhận các chỉ sổ và chi trả trên lượng điện bán ra vào tài khoản của người đầu tư. Tính từ tháng 1 đến hết tháng 3/2021, dự án đã bán được 4.471 kWh điện, được trả 22 triệu đồng.  Hiện tại, ngày nắng nhất môt hình sản xuất được khoảng 246 kWh điện và ngày thấp nhất được 43 kWh. Trung bình mỗi ngày hệ thống sản xuất được 103 kWh điện tính đến ngày 14/4/2021.

CẦN QUY CHUẨN ĐỂ TRÁNH "TRÁ HÌNH"

Thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời  - Ảnh 2Thời gian gần đây, hình thức “hai trong một” sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời xuất hiện ở một số địa phương. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện nguy cơ tạo ra tình trạng “chuyển đổi trá hình”. Một số nơi, người ta đã nhân danh sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời, nhưng thực tế chỉ sản xuất điện, không chú trọng sản xuất nông nghiệp", bà Ngụy Thị Khanh nêu vấn đề.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, phương thức sản xuất nông nghiệp kết hợp sản xuất điện mặt trời là giải pháp rất hay để tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời đạt được mục tiêu giữ ổn định đất sản xuất nông nghiệp, không cho phép chuyển đổi đất sang các mục đích khác. 

"Các kết quả nghiên cứu trong mô hình nhà ông Chou Hon sẽ được đúc kết, tài liệu hóa để chia sẻ với các bên liên quan và thúc đẩy quá trình ban hành chính sách phù hợp cho phát triển mô hình. Đồng thời để nhân rộng sang các khu vực có điều kiện tương tự ở trên địa bàn tỉnh An Giang", ông Thọ nói.

 Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID nêu vấn đề, thời gian gần đây, hình thức "hai trong một" sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời xuất hiện ở một số địa phương. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện nguy cơ tạo ra tình trạng "chuyển đổi trá hình". Một số nơi, người ta đã nhân danh sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời, nhưng thực tế chỉ sản xuất điện, không chú trọng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, kiến nghị Nhà nước cần phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, các quy định rõ ràng đối với sản xuất nông nghiệp kết hợp điện mặt trời.

Thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời  - Ảnh 2.

Nghiên cứu cho thấy, các tấm pin mặt trời không được lắp đặt kín bề mặt mái nhà màng, vì như vậy sẽ che hết ánh sáng, cây cối khó phát triển. Thay vào đó, diện tích lắp pin chỉ nên chiếm tư 1/3 đến tối đa ½ diện tích mái nhà màng, để ánh sáng tự nhiên lọt xuống các tấm nhựa trong suốt để phục vụ cây trồng. Các cột trong nhà màng cũng phải được dựng cao, đảm bảo thông khí cho cây trồng. 

"Mô hình được triển khai nhằm nghiên cứu phân tích các phương án kỹ thuật và tài chính của mô hình kết hợp điện mặt trời và sản xuất nông nghiệp (hoa màu, lúa, chăn nuôi và thủy sản). Đồng thời, nghiên cứu thực địa để tính hiệu quả năng suất. Để đánh giá và so sánh hiệu quả tốt nhất, việc trồng cây được thiết kế nghiêm ngặt đảm bảo cả tỉ lệ phủ bóng, độ ẩm, được trồng cả trong và ngoài tán. Trong nhà màng, để đảm bảo hiệu quả của cây trồng bên dưới, các tấm quang năng được thiết kế với độ giãn cách phù hợp, đảm bảo khả năng sinh trưởng của cây", bà Khanh chia sẻ.