Thủ tướng ăn phở, uống cà phê bình dân tại Sài Gòn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và thể hiện quyết tâm mọi người dân đều được dùng thực phẩm sạch
Ngày 8/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thị sát về an toàn thực phẩm tại Tp.HCM sau khi đã thực hiện tại Hà Nội tuần trước đó.
Tại Tp.HCM, Thủ tướng đã đi kiểm tra một số cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp, quán ăn đường phố, siêu thị…Thủ tướng và đoàn kiểm tra đã dùng điểm tâm món phở và uống cà phê tại một quán ăn đường phố; bản thân Thủ tướng cũng mua giò lụa ở một cơ sở chế biến thực phẩm.
Nói chuyện với các tiểu thương cũng như lãnh đạo Tp.HCM, Thủ tướng cho rằng trong công tác này, người dân phải tự nhận thức, hành động thì mới thành công, nhất là với một thành phố có tới 10 triệu dân.
Thủ tướng cũng hoan nghênh một số cách làm hay, sáng tạo và khá quyết liệt của Tp.HCM như có gần 30 văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND, đã tổ chức khá hiệu quả đề án an toàn thực phẩm theo chuỗi, đã ký kết với nhiều địa phương về cung cấp thực phẩm sạch, tổ chức phiên nông sản sạch vào thứ 7 hàng tuần, hàng tháng công bố cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cơ sở vi phạm…
Thành phố cũng là địa phương đầu tiên đề xuất cơ chế thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, trên cơ sở đó Thủ tướng đã có quyết định cho thí điểm thực hiện.
Tại Tp.HCM, Thủ tướng đã đi kiểm tra một số cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp, quán ăn đường phố, siêu thị…Thủ tướng và đoàn kiểm tra đã dùng điểm tâm món phở và uống cà phê tại một quán ăn đường phố; bản thân Thủ tướng cũng mua giò lụa ở một cơ sở chế biến thực phẩm.
Nói chuyện với các tiểu thương cũng như lãnh đạo Tp.HCM, Thủ tướng cho rằng trong công tác này, người dân phải tự nhận thức, hành động thì mới thành công, nhất là với một thành phố có tới 10 triệu dân.
Thủ tướng cũng hoan nghênh một số cách làm hay, sáng tạo và khá quyết liệt của Tp.HCM như có gần 30 văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND, đã tổ chức khá hiệu quả đề án an toàn thực phẩm theo chuỗi, đã ký kết với nhiều địa phương về cung cấp thực phẩm sạch, tổ chức phiên nông sản sạch vào thứ 7 hàng tuần, hàng tháng công bố cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cơ sở vi phạm…
Thành phố cũng là địa phương đầu tiên đề xuất cơ chế thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, trên cơ sở đó Thủ tướng đã có quyết định cho thí điểm thực hiện.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng Tp.HCM vẫn còn tồn tại không ít hạn chế. Công tác quản lý an toàn thực phẩm còn bất cập từ sản xuất đến tiêu thụ. Số cơ sở vi phạm còn lớn. Từ đầu năm đến hết tháng 7/2016, kiểm 641 cơ sở thì phát hiện 211 cơ sở vi phạm, chiếm 30%.
“Chưa gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương với việc mất an toàn thực phẩm. Chúng ta có bộ máy như vậy mà vấn đề quan trọng với cuộc sống không lo thì sao được?”, Thủ tướng nêu thực trạng.
“Tôi rất mừng khi đi kiểm tra thì một cô chủ tịch phường trẻ tuổi đã nói vanh vách về an toàn thực phẩm trên địa bàn, có bao nhiêu cửa hàng phở, bao nhiêu điểm sản xuất giò chả, làm bún… Anh hiểu đường lối, chính sách nhưng thực tiễn liên quan đến người dân mà không hiểu thì cũng không có tác dụng”, Thủ tướng nói tiếp.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tập trung quy hoạch phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm sạch. Tiếp tục tuyên truyền vận động các cơ sở sản xuất, chế biến. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự những trường hợp vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.
Tiếp tục đầu tư các labor xét nghiệm lưu động tại các chợ đầu mối, các phòng kiểm nghiệm chung các lĩnh vực y tế, công thương, nông nghiệp… Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh các loại hóa chất, phụ gia thực phẩm, làm rõ “nhập vào bằng đường nào, chống buôn lậu bằng cách nào”.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, hệ thống quy định, chính sách về an toàn thực phẩm hiện khá đầy đủ, song vấn đề mấu chốt hiện nay là tổ chức thực hiện và điều quan trọng nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.
“Với lực lượng hiện nay thì không thể dàn hàng ngang để làm hết được, cần chọn từng lĩnh vực, làm từng đợt, từ đó, có kết quả rồi sang làm đợt khác”, Phó thủ tướng gợi ý và nhấn mạnh, cần đầy mạnh vận động, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra.
“Chưa gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương với việc mất an toàn thực phẩm. Chúng ta có bộ máy như vậy mà vấn đề quan trọng với cuộc sống không lo thì sao được?”, Thủ tướng nêu thực trạng.
“Tôi rất mừng khi đi kiểm tra thì một cô chủ tịch phường trẻ tuổi đã nói vanh vách về an toàn thực phẩm trên địa bàn, có bao nhiêu cửa hàng phở, bao nhiêu điểm sản xuất giò chả, làm bún… Anh hiểu đường lối, chính sách nhưng thực tiễn liên quan đến người dân mà không hiểu thì cũng không có tác dụng”, Thủ tướng nói tiếp.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tập trung quy hoạch phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm sạch. Tiếp tục tuyên truyền vận động các cơ sở sản xuất, chế biến. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự những trường hợp vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.
Tiếp tục đầu tư các labor xét nghiệm lưu động tại các chợ đầu mối, các phòng kiểm nghiệm chung các lĩnh vực y tế, công thương, nông nghiệp… Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh các loại hóa chất, phụ gia thực phẩm, làm rõ “nhập vào bằng đường nào, chống buôn lậu bằng cách nào”.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, hệ thống quy định, chính sách về an toàn thực phẩm hiện khá đầy đủ, song vấn đề mấu chốt hiện nay là tổ chức thực hiện và điều quan trọng nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.
“Với lực lượng hiện nay thì không thể dàn hàng ngang để làm hết được, cần chọn từng lĩnh vực, làm từng đợt, từ đó, có kết quả rồi sang làm đợt khác”, Phó thủ tướng gợi ý và nhấn mạnh, cần đầy mạnh vận động, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra.