Thủ tướng: “Cây mắc-ca là lợi thế lớn tại Tây Nguyên”
“Tây Nguyên vẫn như cô gái đẹp cần đánh thức và chưa kịp chuyển mình với đổi thay của kinh tế - xã hội đất nước”
Phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 ngày 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắc Lắc), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến việc phát triển cây mắc-ca để cùng khi thác tiềm năng khu vực Tây Nguyên.
Thủ tướng cho rằng Tây Nguyên đang để mất rừng, mất nguồn nước, đặc biệt nguồn nước ngầm; môi trường sống xuất hiện nhiều vấn đề bất cập, mất nhiều cơ hội đầu tư phát triển, tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để nâng cao mức sống người dân.
Tây Nguyên có 13 loại đất, khoảng 2 triệu héc ta đất bazan màu mỡ phù hợp cây công nghiệp (chiếm 80% diện tích cà phê cả nước). Tây Nguyên có những loại cây công nghiệp quan trọng của cả nước, nhưng vẫn chỉ xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp và chưa có khả năng dẫn dắt giá thế giới.
“Vùng đất này có nhiều mặt hàng sản lượng đứng hàng đầu thế giới mà chưa dẫn dắt được giá để phụ thuộc giá thế giới. Chúng ta phải suy nghĩ về điều này”, Thủ tướng nói, cũng như ví von Tây Nguyên vẫn như một cô gái đẹp cần đánh thức và chưa kịp chuyển mình với đổi thay của kinh tế - xã hội đất nước.
Trong phát biểu trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu cụ thể về cây mắc-ca, loại cây trồng được nói tới nhiều gần đây tại khu vực Tây Nguyên.
“Cây mắc-ca là một lợi thế rất lớn, có thể phát triển hàng triệu ha tại Tây Nguyên, nhưng chưa đặt ra được vấn đề này. Thị trường đang rất tốt, rất lớn. Trung Quốc đang làm rất thành công. Bây giờ khoan một giếng nước sâu 140 m mới có nước, trước đây chỉ 30-40 m thôi. Cây mắc-ca có thể tái phục hồi lượng nước cần thiết, là một vấn đề rất lớn đặt ra ở Tây Nguyên, khi chúng ta đã khai thác nước ngầm trong một thời gian ở mức độ cao”, Thủ tướng nói.
Cũng trong phát biểu chỉ đạo hội nghị trên, Thủ tướng nhấn mạnh Tây Nguyên chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao như hạt hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ; phải xuất khẩu cà phê chế biến, cao su chế biến, cao su thành phẩm để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Về nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, tập trung quy mô lớn giá trị hàng hóa lớn bằng việc đi vào chế biến sâu và mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Đắc Lắc phối hợp tổ chức, thu hút trên 700 đại biểu trong nước và quốc tế, đại diện cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính - ngân hàng, các nhà đầu tư tham gia.
Tại hội nghị này, ban tổ chức đã trao chứng nhận cam kết đầu tư phát triển vùng Tây Nguyên cho các tổ chức, doanh nghiệp với tổng vốn các dự án khoảng 80.000 tỷ đồng; các ngân hàng cam kết tín dụng đầu tư cho các dự án với tổng vốn trên 29.000 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cam kết dành chương trình tín dụng ưu đãi 3.000 tỷ đồng để phát triển cây mắc-ca và cây công nghiệp tại tỉnh Đắc Nông.
Trước đó, ngân hàng này cũng đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng để phát triển cây mắc-ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Thủ tướng cho rằng Tây Nguyên đang để mất rừng, mất nguồn nước, đặc biệt nguồn nước ngầm; môi trường sống xuất hiện nhiều vấn đề bất cập, mất nhiều cơ hội đầu tư phát triển, tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để nâng cao mức sống người dân.
Tây Nguyên có 13 loại đất, khoảng 2 triệu héc ta đất bazan màu mỡ phù hợp cây công nghiệp (chiếm 80% diện tích cà phê cả nước). Tây Nguyên có những loại cây công nghiệp quan trọng của cả nước, nhưng vẫn chỉ xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp và chưa có khả năng dẫn dắt giá thế giới.
“Vùng đất này có nhiều mặt hàng sản lượng đứng hàng đầu thế giới mà chưa dẫn dắt được giá để phụ thuộc giá thế giới. Chúng ta phải suy nghĩ về điều này”, Thủ tướng nói, cũng như ví von Tây Nguyên vẫn như một cô gái đẹp cần đánh thức và chưa kịp chuyển mình với đổi thay của kinh tế - xã hội đất nước.
Trong phát biểu trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu cụ thể về cây mắc-ca, loại cây trồng được nói tới nhiều gần đây tại khu vực Tây Nguyên.
“Cây mắc-ca là một lợi thế rất lớn, có thể phát triển hàng triệu ha tại Tây Nguyên, nhưng chưa đặt ra được vấn đề này. Thị trường đang rất tốt, rất lớn. Trung Quốc đang làm rất thành công. Bây giờ khoan một giếng nước sâu 140 m mới có nước, trước đây chỉ 30-40 m thôi. Cây mắc-ca có thể tái phục hồi lượng nước cần thiết, là một vấn đề rất lớn đặt ra ở Tây Nguyên, khi chúng ta đã khai thác nước ngầm trong một thời gian ở mức độ cao”, Thủ tướng nói.
Cũng trong phát biểu chỉ đạo hội nghị trên, Thủ tướng nhấn mạnh Tây Nguyên chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao như hạt hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ; phải xuất khẩu cà phê chế biến, cao su chế biến, cao su thành phẩm để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Về nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, tập trung quy mô lớn giá trị hàng hóa lớn bằng việc đi vào chế biến sâu và mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Đắc Lắc phối hợp tổ chức, thu hút trên 700 đại biểu trong nước và quốc tế, đại diện cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính - ngân hàng, các nhà đầu tư tham gia.
Tại hội nghị này, ban tổ chức đã trao chứng nhận cam kết đầu tư phát triển vùng Tây Nguyên cho các tổ chức, doanh nghiệp với tổng vốn các dự án khoảng 80.000 tỷ đồng; các ngân hàng cam kết tín dụng đầu tư cho các dự án với tổng vốn trên 29.000 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cam kết dành chương trình tín dụng ưu đãi 3.000 tỷ đồng để phát triển cây mắc-ca và cây công nghiệp tại tỉnh Đắc Nông.
Trước đó, ngân hàng này cũng đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng để phát triển cây mắc-ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.