Thủ tướng: Lạm phát 2013 sẽ thấp nhất trong một thập kỷ
Người đứng đầu Chính phủ trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính Bloomberg tại Hà Nội hôm 28/11
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ đưa lạm phát năm tới về mức thấp nhất trong một thập kỷ, trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài và giải quyết tình trạng bong bóng tín dụng, vốn dĩ đang gây ra những thách thức lớn cho ngành ngân hàng.
“Lạm phát trong năm 2012 sẽ ở mức khoảng 7% và trong năm tới, chúng tôi thậm chí sẽ còn kiểm soát tốt hơn, đưa lạm phát giảm về mức khoảng 6%”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính Bloomberg tại Hà Nội hôm 28/11. Theo ông, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng mạnh trong hai năm tới trong bối cảnh các nhà chức trách cải tổ các doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng.
Bloomberg nhận định, lo ngại về việc tăng trưởng đã đạt đỉnh sau 1/4 thế kỷ mở cửa thị trường, cũng như việc các nhà hoạch định chính sách gặp khó trong việc kiểm soát nợ xấu, đã góp phần dẫn tới mức sụt giảm 21% trong vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết vào Việt Nam kể từ đầu năm.
Theo ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành của công ty quản lý quỹ Indochina Capital tại Hà Nội, việc kiểm soát lạm phát “sẽ giúp Việt Nam cải thiện đáng kể hình ảnh. Rõ ràng, việc lạm phát vượt 20% hai lần trong 4 năm qua đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc quản lý kinh tế của Chính phủ”.
Đến nay, Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát tốt tốc độ lạm phát từng ở mức cao nhất tại châu Á vào năm 2011. Tháng 12 năm ngoái, lạm phát của Việt Nam ở mức 18% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 11 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dữ liệu của Bloomberg, lần gần đây nhất mức lạm phát cả năm của Việt Nam ở mức dưới 6% là vào năm 2003.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm tới, cao hơn mức tăng trưởng dự báo 5,2% cho năm 2012.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện đã giảm tốc đáng kể từ mức tăng trưởng trung bình 7% đạt được kể từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới vào năm 1986. Sự giảm tốc này diễn ra khi Việt Nam thắt chặt tín dụng để kiểm soát lạm phát và sự gia tăng của nợ xấu. Theo một nghiên cứu do Havard Kenney School thực hiện hồi tháng 1, các ngân hàng quốc doanh của Việt Nam thường chịu áp lực ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước.
Hôm 13/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình phát biểu trước Quốc hội rằng, tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 30/9 là 8,82%. Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 3% vào năm 2015, ông Bình phát biểu vào tháng trước. Thống đốc cũng đã cam kết sẽ xử lý vi phạm của các nhóm lợi ích thao túng hoạt động ngân hàng.
“Nếu Chính phủ Việt Nam tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo đúng hướng và tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp quốc doanh, tăng trưởng kinh tế có thể sẽ ở mức thấp nhưng lạm phát cũng trong tầm kiểm soát”, ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế của Havard Kennedy School nhận định.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ảm đạm trong một năm qua do ảnh hưởng từ những khó khăn trong ngành ngân hàng. Chỉ số VN-Index đã giảm khoảng 0,6%, so với mức tăng 9,8% của chí số MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Sau cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có văn bản trả lời hãng tin này, trong đó có viết: “Việt Nam quyết tâm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở mức chi phí thấp nhất có thể, ngăn chặn bất kỳ sự sụp đổ nào mang tính chất hệ thống”.
Trong bối cảnh khó khăn tài chính, một số ngân hàng nước ngoài vẫn tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam. HSBC Holdings Plc, Standard Chartered Plc, Mizuho Financial Group Inc. và Australia & New Zealand Banking Group Ltd. là những ngân hàng nước ngoài đã mua cổ phần ngân hàng Việt Nam hoặc mở chi nhánh ở Việt Nam.
Việt Nam xem việc tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh là một trong những nhiệm vụ ưu tiên từ nay đến năm 2015. Chính phủ đã cam kết sẽ thúc đẩy chương trình cổ phần hóa sau những trì hoãn cổ phần hóa các doanh nghiệp như Mobifone và Vietnam Airlines.
“Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp quốc doanh đã bán cổ phần ra công chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.
Theo Thủ tướng, một nền kinh tế ổn định hơn sẽ giúp tăng dòng vốn FDI trong năm sau và năm 2014. “Chúng tôi hoan nghênh các công ty nước ngoài đầu tư và tham gia vào tiến trình tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh, bao gồm các ngân hàng của Việt Nam”, Thủ tướng phát biểu.
Theo Thủ tướng, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đang lên kế hoạch cho các chính sách mới về thuế và các quy định mới về quản lý đất đai nhằm giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, với trọng tậm là tìm kiếm các công ty với “những dự án có giá trị gia tăng và công nghệ cao”.
Intel, Samsung và Jabil Circuit là vài trong số những công ty nước ngoài đã mở nhà máy hoặc đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh vốn FDI cam kết giảm trong năm nay. Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại di động và các mặt hàng điện tử khác của Việt Nam tăng 91%, đem về kim ngạch 16 tỷ USD, trở thành nguồn thu xuất khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu tăng đã đóng góp vào sự gia tăng mạnh trong dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Thủ tướng cho biết, dự trữ ngoại hối có thể sẽ đạt mức tương đương 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay. Một con số như vậy sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể từ mức 11 tuần nhập khẩu mà Thủ tướng ước tính trước Quốc hội vào hôm 22/10 vừa qua.
Cũng theo Thủ tướng, Việt Nam sẽ xuất khẩu được khoảng 7,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7 tấn gạo, xếp thứ nhì thế giới sau Thái Lan.
“Các công ty nước ngoài đang hoạt động tốt ở Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu của họ tăng 30% trong 11 tháng từ đầu năm 2012, và chiếm khoảng 2/3 tổng xuất khẩu của cả nước”, Thủ tướng cho biết.
Theo các nhà phân tích thuộc Daiwa Capital Markets Hong Kong Ltd, Việt Nam hiện đang đóng vai trò trung tâm trong một cuộc “di cư” của các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Cùng với Campuchia, Việt Nam “nằm trong số những ứng cử viên tốt nhất thay thế Trung Quốc với tư cách là một địa chỉ sản xuất hàng dệt may chi phí thấp nhờ chi phí nhân công rẻ”, chuyên gia kinh tế trưởng Sun Mingchun của Daiwa nhận xét.
“Lạm phát trong năm 2012 sẽ ở mức khoảng 7% và trong năm tới, chúng tôi thậm chí sẽ còn kiểm soát tốt hơn, đưa lạm phát giảm về mức khoảng 6%”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính Bloomberg tại Hà Nội hôm 28/11. Theo ông, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng mạnh trong hai năm tới trong bối cảnh các nhà chức trách cải tổ các doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng.
Bloomberg nhận định, lo ngại về việc tăng trưởng đã đạt đỉnh sau 1/4 thế kỷ mở cửa thị trường, cũng như việc các nhà hoạch định chính sách gặp khó trong việc kiểm soát nợ xấu, đã góp phần dẫn tới mức sụt giảm 21% trong vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết vào Việt Nam kể từ đầu năm.
Theo ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành của công ty quản lý quỹ Indochina Capital tại Hà Nội, việc kiểm soát lạm phát “sẽ giúp Việt Nam cải thiện đáng kể hình ảnh. Rõ ràng, việc lạm phát vượt 20% hai lần trong 4 năm qua đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc quản lý kinh tế của Chính phủ”.
Việt
Nam quyết tâm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở mức chi phí thấp nhất
có thể, ngăn chặn bất kỳ sự sụp đổ nào mang tính chất hệ thống. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Đến nay, Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát tốt tốc độ lạm phát từng ở mức cao nhất tại châu Á vào năm 2011. Tháng 12 năm ngoái, lạm phát của Việt Nam ở mức 18% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 11 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dữ liệu của Bloomberg, lần gần đây nhất mức lạm phát cả năm của Việt Nam ở mức dưới 6% là vào năm 2003.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm tới, cao hơn mức tăng trưởng dự báo 5,2% cho năm 2012.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện đã giảm tốc đáng kể từ mức tăng trưởng trung bình 7% đạt được kể từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới vào năm 1986. Sự giảm tốc này diễn ra khi Việt Nam thắt chặt tín dụng để kiểm soát lạm phát và sự gia tăng của nợ xấu. Theo một nghiên cứu do Havard Kenney School thực hiện hồi tháng 1, các ngân hàng quốc doanh của Việt Nam thường chịu áp lực ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước.
Hôm 13/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình phát biểu trước Quốc hội rằng, tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 30/9 là 8,82%. Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 3% vào năm 2015, ông Bình phát biểu vào tháng trước. Thống đốc cũng đã cam kết sẽ xử lý vi phạm của các nhóm lợi ích thao túng hoạt động ngân hàng.
“Nếu Chính phủ Việt Nam tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo đúng hướng và tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp quốc doanh, tăng trưởng kinh tế có thể sẽ ở mức thấp nhưng lạm phát cũng trong tầm kiểm soát”, ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế của Havard Kennedy School nhận định.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ảm đạm trong một năm qua do ảnh hưởng từ những khó khăn trong ngành ngân hàng. Chỉ số VN-Index đã giảm khoảng 0,6%, so với mức tăng 9,8% của chí số MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Sau cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có văn bản trả lời hãng tin này, trong đó có viết: “Việt Nam quyết tâm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở mức chi phí thấp nhất có thể, ngăn chặn bất kỳ sự sụp đổ nào mang tính chất hệ thống”.
Trong bối cảnh khó khăn tài chính, một số ngân hàng nước ngoài vẫn tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam. HSBC Holdings Plc, Standard Chartered Plc, Mizuho Financial Group Inc. và Australia & New Zealand Banking Group Ltd. là những ngân hàng nước ngoài đã mua cổ phần ngân hàng Việt Nam hoặc mở chi nhánh ở Việt Nam.
Việt Nam xem việc tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh là một trong những nhiệm vụ ưu tiên từ nay đến năm 2015. Chính phủ đã cam kết sẽ thúc đẩy chương trình cổ phần hóa sau những trì hoãn cổ phần hóa các doanh nghiệp như Mobifone và Vietnam Airlines.
“Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp quốc doanh đã bán cổ phần ra công chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.
Theo Thủ tướng, một nền kinh tế ổn định hơn sẽ giúp tăng dòng vốn FDI trong năm sau và năm 2014. “Chúng tôi hoan nghênh các công ty nước ngoài đầu tư và tham gia vào tiến trình tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh, bao gồm các ngân hàng của Việt Nam”, Thủ tướng phát biểu.
Theo Thủ tướng, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đang lên kế hoạch cho các chính sách mới về thuế và các quy định mới về quản lý đất đai nhằm giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, với trọng tậm là tìm kiếm các công ty với “những dự án có giá trị gia tăng và công nghệ cao”.
Thủ tướng cho biết, dự trữ ngoại hối có thể sẽ đạt mức tương đương 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay. Một con số như vậy sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể từ mức 11 tuần nhập khẩu mà Thủ tướng ước tính trước Quốc hội vào hôm 22/10 vừa qua.
Intel, Samsung và Jabil Circuit là vài trong số những công ty nước ngoài đã mở nhà máy hoặc đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh vốn FDI cam kết giảm trong năm nay. Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại di động và các mặt hàng điện tử khác của Việt Nam tăng 91%, đem về kim ngạch 16 tỷ USD, trở thành nguồn thu xuất khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu tăng đã đóng góp vào sự gia tăng mạnh trong dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Thủ tướng cho biết, dự trữ ngoại hối có thể sẽ đạt mức tương đương 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay. Một con số như vậy sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể từ mức 11 tuần nhập khẩu mà Thủ tướng ước tính trước Quốc hội vào hôm 22/10 vừa qua.
Cũng theo Thủ tướng, Việt Nam sẽ xuất khẩu được khoảng 7,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7 tấn gạo, xếp thứ nhì thế giới sau Thái Lan.
“Các công ty nước ngoài đang hoạt động tốt ở Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu của họ tăng 30% trong 11 tháng từ đầu năm 2012, và chiếm khoảng 2/3 tổng xuất khẩu của cả nước”, Thủ tướng cho biết.
Theo các nhà phân tích thuộc Daiwa Capital Markets Hong Kong Ltd, Việt Nam hiện đang đóng vai trò trung tâm trong một cuộc “di cư” của các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Cùng với Campuchia, Việt Nam “nằm trong số những ứng cử viên tốt nhất thay thế Trung Quốc với tư cách là một địa chỉ sản xuất hàng dệt may chi phí thấp nhờ chi phí nhân công rẻ”, chuyên gia kinh tế trưởng Sun Mingchun của Daiwa nhận xét.