Chính phủ: Lạm phát năm nay sẽ đạt mục tiêu
“Về cơ bản Chính phủ khẳng định, lạm phát năm nay sẽ đạt mục tiêu đã đề ra bằng các biện pháp điều hành chặt chẽ…”
“Về cơ bản Chính phủ khẳng định, lạm phát năm nay sẽ đạt mục tiêu đã đề ra bằng các biện pháp điều hành chặt chẽ…”.
Khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 27/9.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, tháng 9 vừa qua, việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng đến 2,2% đã xuất hiện lo lắng rằng lạm phát cao sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, theo phân tích của cơ quan thống kê, việc CPI tăng cao trong tháng 9 vừa qua là do 3 yếu tố, gồm giá xăng dầu thế giới tăng cao, khai giảng năm học mới và tăng giá dịch vụ y tế. Trong đó đặc biệt là giá cả nhóm hàng hóa liên quan đến giáo dục do khai giảng năm học mới là yếu tố mang tính thời vụ.
Trước thực tế đó, Chính phủ cũng đã bàn bạc, nhìn nhận nghiêm túc, cặn kẽ vì sao CPI tháng 9 lại tăng cao như vậy, liệu có phải do chính sách “giật cục”, do công tác thống kê hay do lo lắng hoảng loạn…
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, có thể khẳng định rằng, việc kiềm chế lạm phát vẫn là một ưu tiên không chỉ trong năm nay mà còn trong năm 2013 tới để kinh tế ngày càng ổn định. Còn việc điều hành tiền tệ vẫn theo hướng chặt chẽ để lạm phát trong năm nay vẫn phải đạt mục tiêu đề ra.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, thời điểm cuối năm ngoái Việt Nam đưa ra mục tiêu lạm phát năm nay là 1 con số. Tuy nhiên, với thực tế diễn ra mấy tháng đầu năm, theo các cơ quan chuyên môn, nếu không có các giải pháp thì lạm phát năm nay sẽ xuống thấp hơn mục tiêu đề ra khá nhiều, chỉ khoảng 6%.
“Về cơ bản Chính phủ khẳng định, lạm phát năm nay sẽ đạt mục tiêu đã đề ra bằng các biện pháp điều hành chặt chẽ nhưng cũng không cứng nhắc để duy trì ổn định lạm phát ở mức khoảng 8% và chúng ta vẫn còn dư địa”, Bộ trưởng Đam nói.
Nói về tăng trưởng của nền kinh tế, người phát ngôn Chính phủ cho hay, tình hình kinh tế hiện vẫn tiến triển theo từng quý, tăng trưởng quý sau luôn cao hơn quý trước nhưng nhìn chung tăng trưởng vẫn ở mức thấp. Do đó, điều quan trọng là việc kiềm chế lạm phát phải gắn với việc có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất sao cho cuối năm vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng GDP.
Theo Bộ trưởng Đam, để đạt được mức tăng trưởng GDP 5,2% thì 3 tháng cuối năm phải tăng trưởng 6,5% trở lên. Theo ông, trong bối cảnh hiện nay thì đây là mục tiêu không hề dễ dàng, đặc biệt là các cán cân vĩ mô khác vẫn phải lành mạnh hơn.
Trả lời câu hỏi vì sao CPI tăng cao trong tháng 9 chủ yếu mang tính thời vụ, nhưng lại được lặp đi lặp lại trong nhiều năm, nghĩa là cơ quan quản lý không có giải pháp ngăn chặn, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói, năm ngoái CPI tháng 9 cũng tăng cao, tuy nhiên, chính vì biết được nguyên nhân mang tính thời vụ nên Chính phủ cũng đã chỉ đạo các địa phương quản lý, giám sát chặt chẽ giá cả các mặt hàng có liên quan. Kết quả là có tỉnh tăng cao, tỉnh tăng thấp.
Ngoài ra, lý giải việc CPI tháng 9 tăng cao có sự trùng hợp, liên quan đến việc giảm lãi suất trong thời gian qua, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, CPI tháng 9 tăng 2,2% nhưng có đến 1,6% là do tăng giá một số mặt hàng như đã nói ở trên. Còn về mảng ngân hàng, dòng tiền, tổng phương tiện thanh toán, lãi suất… về cơ bản đang được điều hành một cách chủ động, nên không có liên hệ nhiều đối với việc CPI tăng cao trong tháng 9.
“Điều này cũng khẳng định thêm lòng tin rằng, lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn sẽ được kiểm soát tốt và đạt mục tiêu đề ra”, Bộ trưởng Đam nói.
Khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 27/9.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, tháng 9 vừa qua, việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng đến 2,2% đã xuất hiện lo lắng rằng lạm phát cao sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, theo phân tích của cơ quan thống kê, việc CPI tăng cao trong tháng 9 vừa qua là do 3 yếu tố, gồm giá xăng dầu thế giới tăng cao, khai giảng năm học mới và tăng giá dịch vụ y tế. Trong đó đặc biệt là giá cả nhóm hàng hóa liên quan đến giáo dục do khai giảng năm học mới là yếu tố mang tính thời vụ.
Trước thực tế đó, Chính phủ cũng đã bàn bạc, nhìn nhận nghiêm túc, cặn kẽ vì sao CPI tháng 9 lại tăng cao như vậy, liệu có phải do chính sách “giật cục”, do công tác thống kê hay do lo lắng hoảng loạn…
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, có thể khẳng định rằng, việc kiềm chế lạm phát vẫn là một ưu tiên không chỉ trong năm nay mà còn trong năm 2013 tới để kinh tế ngày càng ổn định. Còn việc điều hành tiền tệ vẫn theo hướng chặt chẽ để lạm phát trong năm nay vẫn phải đạt mục tiêu đề ra.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, thời điểm cuối năm ngoái Việt Nam đưa ra mục tiêu lạm phát năm nay là 1 con số. Tuy nhiên, với thực tế diễn ra mấy tháng đầu năm, theo các cơ quan chuyên môn, nếu không có các giải pháp thì lạm phát năm nay sẽ xuống thấp hơn mục tiêu đề ra khá nhiều, chỉ khoảng 6%.
“Về cơ bản Chính phủ khẳng định, lạm phát năm nay sẽ đạt mục tiêu đã đề ra bằng các biện pháp điều hành chặt chẽ nhưng cũng không cứng nhắc để duy trì ổn định lạm phát ở mức khoảng 8% và chúng ta vẫn còn dư địa”, Bộ trưởng Đam nói.
Nói về tăng trưởng của nền kinh tế, người phát ngôn Chính phủ cho hay, tình hình kinh tế hiện vẫn tiến triển theo từng quý, tăng trưởng quý sau luôn cao hơn quý trước nhưng nhìn chung tăng trưởng vẫn ở mức thấp. Do đó, điều quan trọng là việc kiềm chế lạm phát phải gắn với việc có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất sao cho cuối năm vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng GDP.
Theo Bộ trưởng Đam, để đạt được mức tăng trưởng GDP 5,2% thì 3 tháng cuối năm phải tăng trưởng 6,5% trở lên. Theo ông, trong bối cảnh hiện nay thì đây là mục tiêu không hề dễ dàng, đặc biệt là các cán cân vĩ mô khác vẫn phải lành mạnh hơn.
Trả lời câu hỏi vì sao CPI tăng cao trong tháng 9 chủ yếu mang tính thời vụ, nhưng lại được lặp đi lặp lại trong nhiều năm, nghĩa là cơ quan quản lý không có giải pháp ngăn chặn, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói, năm ngoái CPI tháng 9 cũng tăng cao, tuy nhiên, chính vì biết được nguyên nhân mang tính thời vụ nên Chính phủ cũng đã chỉ đạo các địa phương quản lý, giám sát chặt chẽ giá cả các mặt hàng có liên quan. Kết quả là có tỉnh tăng cao, tỉnh tăng thấp.
Ngoài ra, lý giải việc CPI tháng 9 tăng cao có sự trùng hợp, liên quan đến việc giảm lãi suất trong thời gian qua, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, CPI tháng 9 tăng 2,2% nhưng có đến 1,6% là do tăng giá một số mặt hàng như đã nói ở trên. Còn về mảng ngân hàng, dòng tiền, tổng phương tiện thanh toán, lãi suất… về cơ bản đang được điều hành một cách chủ động, nên không có liên hệ nhiều đối với việc CPI tăng cao trong tháng 9.
“Điều này cũng khẳng định thêm lòng tin rằng, lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn sẽ được kiểm soát tốt và đạt mục tiêu đề ra”, Bộ trưởng Đam nói.