Thủ tướng ra chỉ đạo mạnh mẽ về cổ phần hoá
Các bộ trưởng, lãnh đạo địa phương và các tập đoàn kinh tế phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có chỉ đạo đối với công tác cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty cần nghiêm túc, quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ và có được kết quả rõ rệt thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó tập trung thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp theo phương án đã phê duyệt.
Các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi phụ trách.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh kiên quyết thay thế, điều chuyển lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, không nghiêm túc thực hiện, thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và nhiệm vụ chủ sở hữu giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Đối với công tác sắp xếp lại, Thủ tướng chỉ đạo chuyển thành công ty cổ phần tất cả doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa. Những doanh nghiệp có điều kiện thì thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) theo quy định hiện hành. Những doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO ngay thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là Nhà nước.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp, đa dạng hóa sở hữu, góp phần dân chủ hóa kinh doanh, tạo hàng hóa sẵn sàng cho thị trường.
Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý những khó khăn, vướng mắc, với lộ trình phù hợp, chặt chẽ, khả thi để các bộ quản lý ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tất cả các phương án cổ phần hóa các tổng công ty nhà nước. Bộ quản lý ngành, địa phương chủ động chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền để thực hiện.
Thủ tướng ủy quyền cho các bộ, ngành, địa phương quyết định điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ các tổng công ty nhà nước trực thuộc, khi kết quản bán cổ phần lần đầu chưa đạt mức Thủ tướng phê duyệt để sớm chuyển các doanh nghiệp này thành công ty cổ phần.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết về thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính và vốn nhà nước ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa mà Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không giữ cổ phần. Xác định cụ thể loại vốn nào cần thoái ngay, loại vốn nào cần thoái theo lộ trình để có hiệu quả.
Bộ quản lý ngành chỉ đạo việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, có thể chuyển SCIC mua hoặc chuyển giao nguyên trạng.
Đối với việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, có thể giao các ngân hàng thương mại nhà nước mua lại hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Ngày 18/2 vừa qua, Chính phủ đã tổ chức hội nghị bàn về công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng đã kiến nghị Thủ tướng kiên quyết thay thế những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước không tích cực trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp mình.
Cùng với đó Bộ trưởng Thăng đề nghị, với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối thì dứt khoát không giữ chi phối. Vì nếu giữ chi phối sẽ không hấp dẫn. Bộ trưởng khẳng định, sắp xếp, cổ phần hóa mà nhà nước vẫn giữ chi phối chỉ là đổi mới nửa vời.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty cần nghiêm túc, quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ và có được kết quả rõ rệt thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó tập trung thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp theo phương án đã phê duyệt.
Các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi phụ trách.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh kiên quyết thay thế, điều chuyển lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, không nghiêm túc thực hiện, thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và nhiệm vụ chủ sở hữu giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Đối với công tác sắp xếp lại, Thủ tướng chỉ đạo chuyển thành công ty cổ phần tất cả doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa. Những doanh nghiệp có điều kiện thì thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) theo quy định hiện hành. Những doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO ngay thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là Nhà nước.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp, đa dạng hóa sở hữu, góp phần dân chủ hóa kinh doanh, tạo hàng hóa sẵn sàng cho thị trường.
Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý những khó khăn, vướng mắc, với lộ trình phù hợp, chặt chẽ, khả thi để các bộ quản lý ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tất cả các phương án cổ phần hóa các tổng công ty nhà nước. Bộ quản lý ngành, địa phương chủ động chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền để thực hiện.
Thủ tướng ủy quyền cho các bộ, ngành, địa phương quyết định điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ các tổng công ty nhà nước trực thuộc, khi kết quản bán cổ phần lần đầu chưa đạt mức Thủ tướng phê duyệt để sớm chuyển các doanh nghiệp này thành công ty cổ phần.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết về thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính và vốn nhà nước ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa mà Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không giữ cổ phần. Xác định cụ thể loại vốn nào cần thoái ngay, loại vốn nào cần thoái theo lộ trình để có hiệu quả.
Bộ quản lý ngành chỉ đạo việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, có thể chuyển SCIC mua hoặc chuyển giao nguyên trạng.
Đối với việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, có thể giao các ngân hàng thương mại nhà nước mua lại hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Ngày 18/2 vừa qua, Chính phủ đã tổ chức hội nghị bàn về công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng đã kiến nghị Thủ tướng kiên quyết thay thế những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước không tích cực trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp mình.
Cùng với đó Bộ trưởng Thăng đề nghị, với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối thì dứt khoát không giữ chi phối. Vì nếu giữ chi phối sẽ không hấp dẫn. Bộ trưởng khẳng định, sắp xếp, cổ phần hóa mà nhà nước vẫn giữ chi phối chỉ là đổi mới nửa vời.