“Thương hiệu mạnh” tự bạch
Chia sẻ của đại diện các doanh nghiệp được vinh danh tại lễ trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
Bên lề lễ trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam, diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội sáng nay (4/4), VnEconomy đã ghi nhận một số chia sẻ của đại diện các doanh nghiệp được vinh danh.
Đã ghi nhận đúng mức
Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vincom
“Giải thưởng Thương hiệu mạnh đã ghi nhận đúng mức những nỗ lực và đóng góp cho nền kinh tế của Vincom. 2009 là năm rất khó khăn, song kết quả kinh doanh của Vincom vẫn khả quan. Thương hiệu Vincom đã được khẳng định trên thị trường, nhất là trong lĩnh vực bất động sản.
Hiện có khá nhiều giải thưởng được các tổ chức trao cho các doanh nghiệp, song Thương hiệu mạnh thực sự là một giải thưởng có uy tín, khi được xây dựng trên những tiêu chí khách quan, tập hợp được những doanh nghiệp, thương hiệu mạnh thực sự.
Thương hiệu mạnh là một yếu tố quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi kèm với nó thì doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng và giữ uy tín về chất lượng, dịch vụ đối với khách hàng cũng như khả năng đối phó với khó khăn, khủng hoảng.
Thương hiệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó phần nào đánh giá được năng lực của doanh nghiệp. Chính thương hiệu Vincom đã mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng tôi khi tham gia các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Do đó, chúng tôi luôn coi trọng việc bảo vệ thương hiệu Vincom, xứng đáng là một “thương hiệu mạnh” trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng”.
Vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Sena Việt Nam
“Thương hiệu mạnh là một trong những giải thưởng uy tín nhất tại Việt Nam. Sena Việt Nam rất vinh dự nhiều năm liền được nhận giải thưởng này.
Việc nhận giải thưởng vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm to lớn đối với Sena. Chúng tôi xác định, xây dựng được một thương hiệu mạnh đã khó, nhưng để bảo vệ và giữ vững được nó trong lòng người tiêu dùng thì còn khó khăn hơn nhiều.
Tôi cho rằng, một doanh nghiệp mạnh thì thường phải đi kèm với một thương hiệu mạnh. Hai yếu tố này bổ sung hỗ trợ nhau. Nếu một doanh nghiệp mạnh mà thương hiệu không được quảng bá rộng rãi thì cũng khó có thể phát triển bền vững. Nhưng ngược lại, nếu chỉ đơn thuần tập trung vào quảng bá thương hiệu mà không đầu tư cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì cũng như một quả bóng phình to, đến một lúc nào đấy sẽ tự nổ.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong nước và thế giới đối mặt với khó khăn, với chiến lược phải bảo vệ thương hiệu và doanh nghiệp, Sena Việt Nam do có sự chuẩn bị trước nên chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều trước những biến động của nền kinh tế. Kết quả kinh doanh năm qua của chúng tôi thậm chí còn khả quan hơn năm 2008. Những thành công đó có đóng góp không nhỏ trong việc Sena nhận được giải thưởng Thương hiệu mạnh trong mấy năm qua”.
Không người tiêu dùng nào muốn "bỏ" doanh nghiệp mình đâu
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan)
“Hiện nay, toàn bộ các cấu thành đầu vào đều tăng như xăng dầu, vận chuyển… nhưng ở đầu ra chúng tôi lại không cho phép mình tăng giá sản phẩm. Không ai cấm chúng tôi tăng giá, nhưng chúng tôi phải tự cấm chúng tôi để đảm bảo cho người tiêu dùng, vì trách nhiệm cam kết với cộng đồng của chúng tôi.
Vì thế, chúng tôi phải lấy nội lực, sự tiết giảm các chi phí hợp lý, để ghìm giữ giá thị trường. Mặt khác, Vissan đã chủ động được với nguồn nhiêu liệu, cam kết thời gian bao nhiêu lâu mới tăng giá của các nhà cung cấp nguyên liệu... Từ sự chủ động này, Vissan đã không bị thị trường làm cho "lung lay" nên giá sản phẩm đã được đảm bảo trong điều kiện nhất định.
Theo tôi, việc xây dựng thương hiệu không phải một sớm một chiều mà chúng ta luôn luôn phải duy trì, tu bổ nó. Cái lớn nhất là mình nói lên được giá trị thật của mình làm đối với cộng đồng, niềm tin của mình với cộng đồng.
Việc người tiêu dùng Việt Nam lâu nay có xu hướng chuộng hàng ngoại đều có nguyên cớ của nó, nhưng theo tôi, không một người tiêu dùng Việt Nam nào lại muốn "bỏ" doanh nghiệp mình đâu. Nhưng doanh nghiệp phải khẳng định được mình, doanh nghiệp phải làm thế nào để khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình và thuyết phục người tiêu dùng bằng chính năng lực sản phẩm, chất lượng và dịch vụ. Nếu tất cả các doanh nghiệp đều làm như vậy thì không chỉ mạnh cho doanh nghiệp mà mạnh cho cả nền kinh tế”.
Đi đúng hướng khách hàng cần
Ông Nguyễn Hoàng Đức, Phó giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn tại Hà Nội
Chúng tôi cũng đầu tư những thiết bị dệt hoa văn và cung cấp những sản phẩm dệt đơn chiếc cho từng chiếc áo của khách hàng. Định hướng của Thái Tuấn là luôn phát triển thêm sản phẩm mới để duy trì vị thế trên thị trường.
Năm 2009, dù kinh doanh nói chung có khó khăn nhưng doanh số của Thái Tuấn vẫn vượt trên 10% so với năm 2008. Kết quả này là do chúng tôi đã đi đúng hướng khách hàng cần, bằng chiến lược sản phẩm khác biệt mà chúng tôi theo đuổi.
Trong năm 2010 này, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường và mở rộng kinh doanh tại một số thị trường nước ngoài, đặc biệt là khu vực Trung Đông, châu Mỹ...”.
Sẽ đầu tư lớn cho thương hiệu
Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank)
Từ thay đổi lớn này, chúng tôi đã xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn mới, trong đó có chiến lược thương hiệu và kế hoạch định vị thương hiệu của mình. Trong năm 2010, Ocean Bank với tầm vóc, vị thế mới, sẽ thay đổi hoàn toàn hệ thống nhận diện thương hiệu và dự kiến dành một nguồn ngân sách thỏa đáng cho việc này. Hiện tại, chúng tôi đang xúc tiến đăng ký thương hiệu mới tại Cục Sở hữu trí tuệ và thuê tư vấn quốc tế về thương hiệu.
Ocean Bank mong muốn xây dựng hình ảnh một ngân hàng chuyên nghiệp, đáp ứng được những nghiệp vụ tốt nhất cho khách hàng và mang lại quyền lợi xứng đáng cho các cổ đông của chúng tôi.
Để đạt được mục tiêu đó, Ocean Bank đang từng bước thực hiện theo lộ trình của mình, bước đầu tiên là hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản trị theo chiến lược phát triển một ngân hàng thương mại hiện đại cấp quốc tế. Hai là xây dựng chiến lược hoạt động của mình, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được tốc độ phát triển.
Về ưu tiên phát triển trong thời gian tới đây, chúng tôi sẽ tập trung phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia. Hiện nay chúng tôi đã có nhiều dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp ngành dầu khí, năng lượng.
Ngoài ra, trong năm 2010 này, Ocean Bank cũng sẽ tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Chúng tôi đang hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam”.
Tài sản số 1
Ông Thân Đức Việt, Giám đốc điều hành Công ty May 10
“Hiện nhiều người còn nghĩ thương hiệu chỉ là cái tên trong lòng người tiêu dùng. Cái tên đó có thể gắn với doanh nghiệp, gắn với dòng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nhưng để có một cái tên và ăn sâu vào lòng người tiêu dùng thì là cả nỗ lực, quá trình xây dựng của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Doanh nghiệp nào cũng vậy, bất kể thời điểm nào cũng có những lúc lớn mạnh, cũng có lúc khó khăn. Nhất là trong năm 2008 -2009 là những năm rất khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nên ngay cả Bộ Chính trị cũng đưa ra chủ tương khuyến khích người Việt ưu tiên dùng hàng Việt để kích thích người tiêu dùng giúp các doanh nghiệp trong lúc khó khăn.
Nhưng trong bối cảnh đó, yếu tố thương hiệu sẽ đóng vai trò quyết định. Trong thời buổi khó khăn, khi người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ hơn việc mua sắm, thì thương hiệu nào đã đứng vững và đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng thì sẽ có nhiều ưu thế.
2009 là giai đoạn rất khó khăn, đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu như May 10, nhưng nhờ vai trò của giá trị thương hiệu đối với thị trường xuất khẩu, nên chúng tôi vẫn giữ được năng lực sản xuất của mình, giành được nhiều đơn hàng xuất khẩu, giúp May 10 vượt qua được thời kỳ khủng hoảng”.
Hữu xạ tự nhiên hương
Ông Thái Văn Cách, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Viễn Đông
“Năm 2009 là năm mà các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều phải cân nhắc để cắt giảm rất nhiều các chi phí, trong đó có phí bảo hiểm.
Trên thực tế, bảo hiểm là loại hình dịch vụ mà chỉ khi xảy ra “sự cố” mới có thể đánh giá được chất lượng.
Cũng chính vì vậy khi chọn mua bảo hiểm các doanh phải cân nhắc tính toán rất kỹ và phải lựa chọn các doanh nghiệp thực sự có uy tín. Vì thế có thể nói năm 2009 là năm khó khăn với các doanh nghiệp, kể cả các “đại gia” trong ngành bảo hiểm.
Nhưng với chính sách luôn coi chất lượng dịch vụ là yếu tố hàng đầu, thương hiệu Viễn Đông đã được khá nhiều các doanh nghiệp biết đến. Hữu xạ tự nhiên hương, điều này cũng đã giúp cho năm qua, Viễn Đông vẫn đạt được kế hoạch đề ra”.
Cạnh tranh bằng thương hiệu
Bà Lê Ánh Tuyết, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
“Trong nền kinh tế hiện nay, tính cạnh tranh của các sản phẩm là rất lớn. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược riêng. Có doanh nghiệp chủ yếu tập trung đến chính sách giá hay các chương trình ưu đãi cho nhà phân phối, đại lý để sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến.
Trong khi đó, Nhôm Đô Thành lại luôn chú trong vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng tốt các nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng tôi xác định nếu không cạnh tranh theo hướng phát triển bền vững này, sớm muộn gì thì cũng sẽ bị người tiêu dùng “tẩy chay”.
Với hướng đi này, trong năm qua mặc dù nền kinh tế chung có nhiều khó khăn, nhưng Nhôm Đô Thành vẫn đạt mức tăng trưởng 150%/năm, tương đương với doanh thu 200 tỉ đồng”.
Đã ghi nhận đúng mức
Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vincom
“Giải thưởng Thương hiệu mạnh đã ghi nhận đúng mức những nỗ lực và đóng góp cho nền kinh tế của Vincom. 2009 là năm rất khó khăn, song kết quả kinh doanh của Vincom vẫn khả quan. Thương hiệu Vincom đã được khẳng định trên thị trường, nhất là trong lĩnh vực bất động sản.
Hiện có khá nhiều giải thưởng được các tổ chức trao cho các doanh nghiệp, song Thương hiệu mạnh thực sự là một giải thưởng có uy tín, khi được xây dựng trên những tiêu chí khách quan, tập hợp được những doanh nghiệp, thương hiệu mạnh thực sự.
Thương hiệu mạnh là một yếu tố quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi kèm với nó thì doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng và giữ uy tín về chất lượng, dịch vụ đối với khách hàng cũng như khả năng đối phó với khó khăn, khủng hoảng.
Thương hiệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó phần nào đánh giá được năng lực của doanh nghiệp. Chính thương hiệu Vincom đã mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng tôi khi tham gia các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Do đó, chúng tôi luôn coi trọng việc bảo vệ thương hiệu Vincom, xứng đáng là một “thương hiệu mạnh” trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng”.
Vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Sena Việt Nam
“Thương hiệu mạnh là một trong những giải thưởng uy tín nhất tại Việt Nam. Sena Việt Nam rất vinh dự nhiều năm liền được nhận giải thưởng này.
Việc nhận giải thưởng vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm to lớn đối với Sena. Chúng tôi xác định, xây dựng được một thương hiệu mạnh đã khó, nhưng để bảo vệ và giữ vững được nó trong lòng người tiêu dùng thì còn khó khăn hơn nhiều.
Tôi cho rằng, một doanh nghiệp mạnh thì thường phải đi kèm với một thương hiệu mạnh. Hai yếu tố này bổ sung hỗ trợ nhau. Nếu một doanh nghiệp mạnh mà thương hiệu không được quảng bá rộng rãi thì cũng khó có thể phát triển bền vững. Nhưng ngược lại, nếu chỉ đơn thuần tập trung vào quảng bá thương hiệu mà không đầu tư cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì cũng như một quả bóng phình to, đến một lúc nào đấy sẽ tự nổ.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong nước và thế giới đối mặt với khó khăn, với chiến lược phải bảo vệ thương hiệu và doanh nghiệp, Sena Việt Nam do có sự chuẩn bị trước nên chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều trước những biến động của nền kinh tế. Kết quả kinh doanh năm qua của chúng tôi thậm chí còn khả quan hơn năm 2008. Những thành công đó có đóng góp không nhỏ trong việc Sena nhận được giải thưởng Thương hiệu mạnh trong mấy năm qua”.
Không người tiêu dùng nào muốn "bỏ" doanh nghiệp mình đâu
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan)
“Hiện nay, toàn bộ các cấu thành đầu vào đều tăng như xăng dầu, vận chuyển… nhưng ở đầu ra chúng tôi lại không cho phép mình tăng giá sản phẩm. Không ai cấm chúng tôi tăng giá, nhưng chúng tôi phải tự cấm chúng tôi để đảm bảo cho người tiêu dùng, vì trách nhiệm cam kết với cộng đồng của chúng tôi.
Vì thế, chúng tôi phải lấy nội lực, sự tiết giảm các chi phí hợp lý, để ghìm giữ giá thị trường. Mặt khác, Vissan đã chủ động được với nguồn nhiêu liệu, cam kết thời gian bao nhiêu lâu mới tăng giá của các nhà cung cấp nguyên liệu... Từ sự chủ động này, Vissan đã không bị thị trường làm cho "lung lay" nên giá sản phẩm đã được đảm bảo trong điều kiện nhất định.
Theo tôi, việc xây dựng thương hiệu không phải một sớm một chiều mà chúng ta luôn luôn phải duy trì, tu bổ nó. Cái lớn nhất là mình nói lên được giá trị thật của mình làm đối với cộng đồng, niềm tin của mình với cộng đồng.
Việc người tiêu dùng Việt Nam lâu nay có xu hướng chuộng hàng ngoại đều có nguyên cớ của nó, nhưng theo tôi, không một người tiêu dùng Việt Nam nào lại muốn "bỏ" doanh nghiệp mình đâu. Nhưng doanh nghiệp phải khẳng định được mình, doanh nghiệp phải làm thế nào để khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình và thuyết phục người tiêu dùng bằng chính năng lực sản phẩm, chất lượng và dịch vụ. Nếu tất cả các doanh nghiệp đều làm như vậy thì không chỉ mạnh cho doanh nghiệp mà mạnh cho cả nền kinh tế”.
Đi đúng hướng khách hàng cần
Ông Nguyễn Hoàng Đức, Phó giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn tại Hà Nội
“Thương hiệu
Thái Tuấn hiện được người tiêu dùng nhận biết rất tốt, nổi bật ở những
sản phẩm mà đối thủ của chúng tôi không làm được, như những sản phẩm
Thái Tuấn đưa ra giới thiệu đầu tiên trên thị trường như gấm in digital
(in họa tiết, hoa văn bằng kỹ thuật số), sản phẩm có họa tiết in riêng
cho từng áo, sản phẩm đơn chiếc...
Chúng tôi cũng đầu tư những thiết bị dệt hoa văn và cung cấp những sản phẩm dệt đơn chiếc cho từng chiếc áo của khách hàng. Định hướng của Thái Tuấn là luôn phát triển thêm sản phẩm mới để duy trì vị thế trên thị trường.
Năm 2009, dù kinh doanh nói chung có khó khăn nhưng doanh số của Thái Tuấn vẫn vượt trên 10% so với năm 2008. Kết quả này là do chúng tôi đã đi đúng hướng khách hàng cần, bằng chiến lược sản phẩm khác biệt mà chúng tôi theo đuổi.
Trong năm 2010 này, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường và mở rộng kinh doanh tại một số thị trường nước ngoài, đặc biệt là khu vực Trung Đông, châu Mỹ...”.
Sẽ đầu tư lớn cho thương hiệu
Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank)
“Năm 2009, Ocean Bank có bước
chuyển đổi rất mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi chúng tôi có cổ đông chiến
lược là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thương hiệu Ocean Bank trong năm 2009
cũng đã bắt đầu được ghi nhận bởi các thị trường ngoài nước mà Ocean
Bank có bạn hàng như Mỹ, khu vực châu Âu…
Từ thay đổi lớn này, chúng tôi đã xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn mới, trong đó có chiến lược thương hiệu và kế hoạch định vị thương hiệu của mình. Trong năm 2010, Ocean Bank với tầm vóc, vị thế mới, sẽ thay đổi hoàn toàn hệ thống nhận diện thương hiệu và dự kiến dành một nguồn ngân sách thỏa đáng cho việc này. Hiện tại, chúng tôi đang xúc tiến đăng ký thương hiệu mới tại Cục Sở hữu trí tuệ và thuê tư vấn quốc tế về thương hiệu.
Ocean Bank mong muốn xây dựng hình ảnh một ngân hàng chuyên nghiệp, đáp ứng được những nghiệp vụ tốt nhất cho khách hàng và mang lại quyền lợi xứng đáng cho các cổ đông của chúng tôi.
Để đạt được mục tiêu đó, Ocean Bank đang từng bước thực hiện theo lộ trình của mình, bước đầu tiên là hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản trị theo chiến lược phát triển một ngân hàng thương mại hiện đại cấp quốc tế. Hai là xây dựng chiến lược hoạt động của mình, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được tốc độ phát triển.
Về ưu tiên phát triển trong thời gian tới đây, chúng tôi sẽ tập trung phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia. Hiện nay chúng tôi đã có nhiều dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp ngành dầu khí, năng lượng.
Ngoài ra, trong năm 2010 này, Ocean Bank cũng sẽ tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Chúng tôi đang hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam”.
Tài sản số 1
Ông Thân Đức Việt, Giám đốc điều hành Công ty May 10
“Hiện nhiều người còn nghĩ thương hiệu chỉ là cái tên trong lòng người tiêu dùng. Cái tên đó có thể gắn với doanh nghiệp, gắn với dòng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nhưng để có một cái tên và ăn sâu vào lòng người tiêu dùng thì là cả nỗ lực, quá trình xây dựng của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Doanh nghiệp nào cũng vậy, bất kể thời điểm nào cũng có những lúc lớn mạnh, cũng có lúc khó khăn. Nhất là trong năm 2008 -2009 là những năm rất khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nên ngay cả Bộ Chính trị cũng đưa ra chủ tương khuyến khích người Việt ưu tiên dùng hàng Việt để kích thích người tiêu dùng giúp các doanh nghiệp trong lúc khó khăn.
Nhưng trong bối cảnh đó, yếu tố thương hiệu sẽ đóng vai trò quyết định. Trong thời buổi khó khăn, khi người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ hơn việc mua sắm, thì thương hiệu nào đã đứng vững và đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng thì sẽ có nhiều ưu thế.
2009 là giai đoạn rất khó khăn, đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu như May 10, nhưng nhờ vai trò của giá trị thương hiệu đối với thị trường xuất khẩu, nên chúng tôi vẫn giữ được năng lực sản xuất của mình, giành được nhiều đơn hàng xuất khẩu, giúp May 10 vượt qua được thời kỳ khủng hoảng”.
Hữu xạ tự nhiên hương
Ông Thái Văn Cách, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Viễn Đông
“Năm 2009 là năm mà các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều phải cân nhắc để cắt giảm rất nhiều các chi phí, trong đó có phí bảo hiểm.
Trên thực tế, bảo hiểm là loại hình dịch vụ mà chỉ khi xảy ra “sự cố” mới có thể đánh giá được chất lượng.
Cũng chính vì vậy khi chọn mua bảo hiểm các doanh phải cân nhắc tính toán rất kỹ và phải lựa chọn các doanh nghiệp thực sự có uy tín. Vì thế có thể nói năm 2009 là năm khó khăn với các doanh nghiệp, kể cả các “đại gia” trong ngành bảo hiểm.
Nhưng với chính sách luôn coi chất lượng dịch vụ là yếu tố hàng đầu, thương hiệu Viễn Đông đã được khá nhiều các doanh nghiệp biết đến. Hữu xạ tự nhiên hương, điều này cũng đã giúp cho năm qua, Viễn Đông vẫn đạt được kế hoạch đề ra”.
Cạnh tranh bằng thương hiệu
Bà Lê Ánh Tuyết, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
“Trong nền kinh tế hiện nay, tính cạnh tranh của các sản phẩm là rất lớn. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược riêng. Có doanh nghiệp chủ yếu tập trung đến chính sách giá hay các chương trình ưu đãi cho nhà phân phối, đại lý để sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến.
Trong khi đó, Nhôm Đô Thành lại luôn chú trong vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng tốt các nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng tôi xác định nếu không cạnh tranh theo hướng phát triển bền vững này, sớm muộn gì thì cũng sẽ bị người tiêu dùng “tẩy chay”.
Với hướng đi này, trong năm qua mặc dù nền kinh tế chung có nhiều khó khăn, nhưng Nhôm Đô Thành vẫn đạt mức tăng trưởng 150%/năm, tương đương với doanh thu 200 tỉ đồng”.