“Tiền lương sẽ huy động từ nhiều nguồn ngoài ngân sách”
Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) nêu giải pháp cho tình trạng lương không đủ sống
“Đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2013-2020 rất quan tâm đến vấn đề tạo nguồn để trả các khoản tăng thêm từ lương. Tinh thần là sẽ không phụ thuộc vào ngân sách mà tiền lương trả cho cán bộ sẽ phải được lấy từ các nguồn khác”, ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), cho biết.
Một trong những lý do chính của tình trạng lương không đủ sống là vì ngân sách không thể gánh được và điều này sẽ được cải thiện thế nào trong giai đoạn 7 năm tới đây?
Mục đích của đợt cải cách sắp tới là nâng mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức từng bước đảm bảo mức sống tối thiểu và tương quan với mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động...
Tiến tới tiền lương - gồm cả phụ cấp - sẽ đạt mức trung bình khá trên thị trường lao động, để giữ và thu hút lao động có chất lượng làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, gắn cải cách tiền lương với cải cách hành chính để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Để giải quyết vấn đề tiền lương, chúng tôi cho rằng, thời gian tới phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau ngoài ngân sách. Trong đề án cải cách chính sách tiền lương rất quan tâm đến vấn đề tạo nguồn để trả các khoản tăng thêm từ lương. Tinh thần là sẽ không phụ thuộc vào ngân sách.
“Nhiều nguồn khác nhau ngoài ngân sách” mà Bộ Nội vụ đã nhìn thấy triển vọng có thể chia sẻ được gánh nặng cùng Nhà nước trong chi trả lương là gì, thưa ông?
Theo chúng tôi, muốn có được nhiều nguồn khác nhau này, thì trước hết, phải đổi mới cơ chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tạo điều kiện cho các đơn vị này tăng nguồn thu để chi trả cho cán bộ của mình.
Phải làm sao để các đơn vị sự nghiệp có cơ chế thông thoáng để người ta tự phát triển, có nguồn thu nhập cao để trả lương cho cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị. Như thế, gánh nặng nhà nước cũng bớt đi và sẽ có thêm nguồn để trả lương cho các đối tượng khác.
Một phương án nữa để tạo nguồn cải cách tiền lương mà Bộ Nội vụ đang tính toán đến là sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% kinh phí quản lý hành chính để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng dự toán ngân sách nhà nước; sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương để gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bố trí, sử dụng biên chế, ngân sách.
Đối với địa phương có số thu cao, tự bảo đảm và còn dư nguồn cải cách tiền lương thì được sử dụng nguồn dư đó để chi trả tiền lương tăng thêm không quá 50% so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc để thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết khác. Sau khi thực hiện các nguồn nói trên mà vẫn còn thiếu thì ngân sách Trung ương sẽ bổ sung.
Khi các phương án này được triển khai thực hiện thì chúng ta có thể cải cách tiền lương đạt được mục tiêu đề ra là đảm bảo mức sống tối thiểu và tương quan với mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động mà không tạo nên một sức ép quá lớn cho ngân sách nhà nước.
Thưa ông, các phương án này dự kiến sẽ được thực thi thế nào?
Ban chỉ đạo cải cách tiền lương đang khẩn trương xây dựng đề án chi tiết về tiền lương trong giai đoạn tới. Sẽ có đề án cụ thể với từng đối tượng, từng vùng, cơ chế đối với khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tinh thần là sẽ cải cách lương để công chức có thể sống được bằng lương, để công chức toàn tâm, toàn ý phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng đó là: cải cách tiền lương cần gắn với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, hướng tới đảm bảo nhu cầu, nhưng cũng phải phù hợp với khả năng của Nhà nước.
Theo đó, thời gian tới, Nhà nước sẽ khoán quỹ lương tới tận đơn vị sử dụng cán bộ công chức. Trong phương án trả lương, sẽ phải cơ cấu lại vấn đề chi ngân sách, đảm bảo tạo nguồn một cách tích cực cho đề án cải cách chính sách tiền lương.
Đối với khu vực hành chính, cơ quan đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, lương vẫn do ngân sách nhà nước cấp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, về cơ bản phải đổi mới cơ chế tài chính, cũng như hoạt động của các đơn vị này, từng bước tính đủ giá dịch vụ, chi phí dịch vụ, tiền lương và các chi phí khác, căn cứ vào đó, các đơn vị sự nghiệp tự phát triển, có nguồn để trả lương, không thực hiện hình thức ngân sách cấp theo trước đây. Đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, nhà nước chi hỗ trợ trực tiếp cho người thụ hưởng, người thụ hưởng dùng kinh phí đó để trả chi phí dịch vụ.
Trên cơ sở đó, ngân sách để cấp cho khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công ngày càng giảm đi, nhà nước có nguồn thực hiện cải cách tiền lương cho khu vực hành chính.
Một trong những lý do chính của tình trạng lương không đủ sống là vì ngân sách không thể gánh được và điều này sẽ được cải thiện thế nào trong giai đoạn 7 năm tới đây?
Mục đích của đợt cải cách sắp tới là nâng mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức từng bước đảm bảo mức sống tối thiểu và tương quan với mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động...
Tiến tới tiền lương - gồm cả phụ cấp - sẽ đạt mức trung bình khá trên thị trường lao động, để giữ và thu hút lao động có chất lượng làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, gắn cải cách tiền lương với cải cách hành chính để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Để giải quyết vấn đề tiền lương, chúng tôi cho rằng, thời gian tới phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau ngoài ngân sách. Trong đề án cải cách chính sách tiền lương rất quan tâm đến vấn đề tạo nguồn để trả các khoản tăng thêm từ lương. Tinh thần là sẽ không phụ thuộc vào ngân sách.
“Nhiều nguồn khác nhau ngoài ngân sách” mà Bộ Nội vụ đã nhìn thấy triển vọng có thể chia sẻ được gánh nặng cùng Nhà nước trong chi trả lương là gì, thưa ông?
Theo chúng tôi, muốn có được nhiều nguồn khác nhau này, thì trước hết, phải đổi mới cơ chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tạo điều kiện cho các đơn vị này tăng nguồn thu để chi trả cho cán bộ của mình.
Phải làm sao để các đơn vị sự nghiệp có cơ chế thông thoáng để người ta tự phát triển, có nguồn thu nhập cao để trả lương cho cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị. Như thế, gánh nặng nhà nước cũng bớt đi và sẽ có thêm nguồn để trả lương cho các đối tượng khác.
Một phương án nữa để tạo nguồn cải cách tiền lương mà Bộ Nội vụ đang tính toán đến là sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% kinh phí quản lý hành chính để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng dự toán ngân sách nhà nước; sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương để gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bố trí, sử dụng biên chế, ngân sách.
Đối với địa phương có số thu cao, tự bảo đảm và còn dư nguồn cải cách tiền lương thì được sử dụng nguồn dư đó để chi trả tiền lương tăng thêm không quá 50% so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc để thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết khác. Sau khi thực hiện các nguồn nói trên mà vẫn còn thiếu thì ngân sách Trung ương sẽ bổ sung.
Khi các phương án này được triển khai thực hiện thì chúng ta có thể cải cách tiền lương đạt được mục tiêu đề ra là đảm bảo mức sống tối thiểu và tương quan với mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động mà không tạo nên một sức ép quá lớn cho ngân sách nhà nước.
Thưa ông, các phương án này dự kiến sẽ được thực thi thế nào?
Ban chỉ đạo cải cách tiền lương đang khẩn trương xây dựng đề án chi tiết về tiền lương trong giai đoạn tới. Sẽ có đề án cụ thể với từng đối tượng, từng vùng, cơ chế đối với khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tinh thần là sẽ cải cách lương để công chức có thể sống được bằng lương, để công chức toàn tâm, toàn ý phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng đó là: cải cách tiền lương cần gắn với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, hướng tới đảm bảo nhu cầu, nhưng cũng phải phù hợp với khả năng của Nhà nước.
Theo đó, thời gian tới, Nhà nước sẽ khoán quỹ lương tới tận đơn vị sử dụng cán bộ công chức. Trong phương án trả lương, sẽ phải cơ cấu lại vấn đề chi ngân sách, đảm bảo tạo nguồn một cách tích cực cho đề án cải cách chính sách tiền lương.
Đối với khu vực hành chính, cơ quan đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, lương vẫn do ngân sách nhà nước cấp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, về cơ bản phải đổi mới cơ chế tài chính, cũng như hoạt động của các đơn vị này, từng bước tính đủ giá dịch vụ, chi phí dịch vụ, tiền lương và các chi phí khác, căn cứ vào đó, các đơn vị sự nghiệp tự phát triển, có nguồn để trả lương, không thực hiện hình thức ngân sách cấp theo trước đây. Đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, nhà nước chi hỗ trợ trực tiếp cho người thụ hưởng, người thụ hưởng dùng kinh phí đó để trả chi phí dịch vụ.
Trên cơ sở đó, ngân sách để cấp cho khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công ngày càng giảm đi, nhà nước có nguồn thực hiện cải cách tiền lương cho khu vực hành chính.