Tín dụng tiêu dùng: Người vay bị “chặt đẹp”
Cho vay tiêu dùng tín chấp đang được quảng cáo rầm rộ với nhiều tiêu chí hấp dẫn, nhưng thực ra, người vay đang bị "cắt cổ"
Cho vay tiêu dùng tín chấp đang được quảng cáo rầm rộ. Nhiều người hăm hở đi vay vì hạn mức cho vay cao mà không phải thế chấp tài sản. Mức lãi suất thoạt nhìn có vẻ thấp. Nhưng thực tế, người vay đang phải chịu lãi suất “cắt cổ”
Ở nhiều ngân hàng, hạn mức vay tín chấp tiêu dùng đã lên đến 200 – 500 triệu đồng, thu hút người vay với lãi suất chỉ từ 0,75 – 0,86%/ tháng. Thoạt nhìn cứ tưởng đó là mức lãi suất thấp...
Vay 1, trả 2
Nhưng tính ra, với cách thức trả góp một số tiền bằng nhau hàng tháng thì thấy lãi suất thực tế cao hơn.
Thí dụ, ở mức vay tín chấp 200 triệu đồng trong 1 năm, một ngân hàng đưa ra lãi suất trả góp 10%/năm, tính ra lãi suất danh nghĩa khoảng 0,83%/tháng. Theo bảng ước tính của ngân hàng này, số tiền người vay phải trả hàng tháng là 18,35 triệu đồng. Toàn bộ quá trình trả nợ đều bị tính lãi suất trên dư nợ ban đầu, dù số tiền vay gốc đã giảm dần do mỗi tháng người vay đều trả một phần vốn gốc và lãi.
Đáo hạn 1 năm, tổng cộng người vay phải trả ngân hàng cả vốn lẫn lãi hơn 220 triệu đồng. Nếu so sánh cách trả trên dư nợ ban đầu so với dư nợ giảm dần (nghĩa là số tiền gốc được giảm theo mỗi lần người vay trả), thì người vay chỉ trả hơn 212,7 triệu đồng, chênh lệch gần 7,5 triệu đồng.
Đó là vay số tiền lớn nên được hưởng lãi suất vừa phải. Nếu vay tín chấp số tiền nhỏ 20 - 30 triệu đồng, lãi suất thường là 15 - 16%/năm, tương đương 1,25%/tháng.
Cách tính trả trên dư nợ ban đầu mà nhiều ngân hàng sử dụng như hiện nay, theo giám đốc khối cá nhân một ngân hàng, trên thực tế, người vay phải chịu lãi suất gần gấp đôi (xấp xỉ 180%). Bên cạnh đó, số tiền vay càng nhỏ, lãi suất càng cao; thời hạn vay càng dài, người vay càng phải trả thêm lãi. Theo ông, nhiều ngân hàng “làm thinh” cho vay trả góp như vậy, trong khi không nhiều người vay biết được sự lắt léo này.
Bởi không biết đây là cách tính thiệt về mình, nhiều người tính lại mới phát hiện ra. Chị Thuý Phương, ngụ quận Gò Vấp kể, sau 1 - 2 lần vay, chị mới biết mình đang trả nợ một cách vô lý. Chị bèn rảo khắp các ngân hàng để tìm chỗ vay hợp lý hơn, nhưng cuối cùng: “Từ ngân hàng trong nước cho đến ngoài nước, họ đều sử dụng cách tính nợ có lợi cho họ như vậy”.
Thuận mua vừa bán?!
Chiều 5/11, một phụ nữ bước vào trụ sở HSBC tay cầm bộ hồ sơ vay tiêu dùng, nối dài dòng người xếp hàng. Ở HSBC, cứ hỏi vay tiêu dùng là ngay cửa lầu 6 ngân hàng, nhân viên HSBC đưa một bộ hồ sơ điền vào. Vay tín chấp tại HSBC khá dễ, trừ bản chính sao kê tài khoản, giấy xác nhận công tác, các giấy tờ còn lại chỉ cần bản sao. HSBC, cũng như nhiều ngân hàng trong nước khác, đã thu hút người vay bằng cách đưa ra mức lãi suất khá thấp, nhưng tính trả góp trên dư nợ ban đầu.
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng vừa đưa ra chương trình tín dụng với mức lãi suất hấp dẫn 0,75 – 0,85%/tháng, tối đa hạn mức lên đến 300 triệu đồng (mức lương 20 triệu đồng/tháng). Và nợ cũng vẫn được tính trên dư nợ ban đầu.
Các ngân hàng Sacombank, ACB, An Bình, Eximbank, Techcombank, SHB… đều cũng tính nợ tín chấp tiêu dùng theo cách này.
Ngược lại, vay tiêu dùng có thế chấp tài sản như vay mua sửa nhà, mua ô tô... thì thường được trả theo dư nợ giảm dần, nhưng lãi suất lại cao hơn vay tín chấp. “Xét cho cùng thì cũng gần như nhau”, chị Thuý Phương nói.
Một trong những lý giải lãi suất là để thu hút lớp khách hàng thu nhập từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng trở lên, trước hết mức lãi suất phải hấp dẫn. “Nếu trả theo dư nợ giảm dần, nhưng khách hàng thấy lãi suất trên 1%, ai mà dám tới?”, giám đốc một ngân hàng nói. Ngoài ra, với mức lãi suất huy động đầu vào từ 0,82 – 0,9%/tháng, cho vay đầu ra lãi suất thấp hơn thì chẳng lẽ ngân hàng chịu lỗ?
Theo một lãnh đạo ngân hàng, dù tính lãi suất theo cách kể trên, người ta vẫn ồ ạt vay và đang chấp nhận trả theo mức lãi suất cao “vô hình” này. Một ngân hàng nước ngoài đã từng thẩm định khả năng vay và trả của người dân bằng cách nâng dần mức lãi suất lên, từ 0,86% rồi 1,2% rồi 2% mà lượng vay vẫn không giảm sút. Một kết luận họ đưa ra là, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cao, và người dân chấp nhận trả nợ theo mức lãi suất (đã nâng) này.
Ở nhiều ngân hàng, hạn mức vay tín chấp tiêu dùng đã lên đến 200 – 500 triệu đồng, thu hút người vay với lãi suất chỉ từ 0,75 – 0,86%/ tháng. Thoạt nhìn cứ tưởng đó là mức lãi suất thấp...
Vay 1, trả 2
Nhưng tính ra, với cách thức trả góp một số tiền bằng nhau hàng tháng thì thấy lãi suất thực tế cao hơn.
Thí dụ, ở mức vay tín chấp 200 triệu đồng trong 1 năm, một ngân hàng đưa ra lãi suất trả góp 10%/năm, tính ra lãi suất danh nghĩa khoảng 0,83%/tháng. Theo bảng ước tính của ngân hàng này, số tiền người vay phải trả hàng tháng là 18,35 triệu đồng. Toàn bộ quá trình trả nợ đều bị tính lãi suất trên dư nợ ban đầu, dù số tiền vay gốc đã giảm dần do mỗi tháng người vay đều trả một phần vốn gốc và lãi.
Đáo hạn 1 năm, tổng cộng người vay phải trả ngân hàng cả vốn lẫn lãi hơn 220 triệu đồng. Nếu so sánh cách trả trên dư nợ ban đầu so với dư nợ giảm dần (nghĩa là số tiền gốc được giảm theo mỗi lần người vay trả), thì người vay chỉ trả hơn 212,7 triệu đồng, chênh lệch gần 7,5 triệu đồng.
Đó là vay số tiền lớn nên được hưởng lãi suất vừa phải. Nếu vay tín chấp số tiền nhỏ 20 - 30 triệu đồng, lãi suất thường là 15 - 16%/năm, tương đương 1,25%/tháng.
Cách tính trả trên dư nợ ban đầu mà nhiều ngân hàng sử dụng như hiện nay, theo giám đốc khối cá nhân một ngân hàng, trên thực tế, người vay phải chịu lãi suất gần gấp đôi (xấp xỉ 180%). Bên cạnh đó, số tiền vay càng nhỏ, lãi suất càng cao; thời hạn vay càng dài, người vay càng phải trả thêm lãi. Theo ông, nhiều ngân hàng “làm thinh” cho vay trả góp như vậy, trong khi không nhiều người vay biết được sự lắt léo này.
Bởi không biết đây là cách tính thiệt về mình, nhiều người tính lại mới phát hiện ra. Chị Thuý Phương, ngụ quận Gò Vấp kể, sau 1 - 2 lần vay, chị mới biết mình đang trả nợ một cách vô lý. Chị bèn rảo khắp các ngân hàng để tìm chỗ vay hợp lý hơn, nhưng cuối cùng: “Từ ngân hàng trong nước cho đến ngoài nước, họ đều sử dụng cách tính nợ có lợi cho họ như vậy”.
Thuận mua vừa bán?!
Chiều 5/11, một phụ nữ bước vào trụ sở HSBC tay cầm bộ hồ sơ vay tiêu dùng, nối dài dòng người xếp hàng. Ở HSBC, cứ hỏi vay tiêu dùng là ngay cửa lầu 6 ngân hàng, nhân viên HSBC đưa một bộ hồ sơ điền vào. Vay tín chấp tại HSBC khá dễ, trừ bản chính sao kê tài khoản, giấy xác nhận công tác, các giấy tờ còn lại chỉ cần bản sao. HSBC, cũng như nhiều ngân hàng trong nước khác, đã thu hút người vay bằng cách đưa ra mức lãi suất khá thấp, nhưng tính trả góp trên dư nợ ban đầu.
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng vừa đưa ra chương trình tín dụng với mức lãi suất hấp dẫn 0,75 – 0,85%/tháng, tối đa hạn mức lên đến 300 triệu đồng (mức lương 20 triệu đồng/tháng). Và nợ cũng vẫn được tính trên dư nợ ban đầu.
Các ngân hàng Sacombank, ACB, An Bình, Eximbank, Techcombank, SHB… đều cũng tính nợ tín chấp tiêu dùng theo cách này.
Ngược lại, vay tiêu dùng có thế chấp tài sản như vay mua sửa nhà, mua ô tô... thì thường được trả theo dư nợ giảm dần, nhưng lãi suất lại cao hơn vay tín chấp. “Xét cho cùng thì cũng gần như nhau”, chị Thuý Phương nói.
Một trong những lý giải lãi suất là để thu hút lớp khách hàng thu nhập từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng trở lên, trước hết mức lãi suất phải hấp dẫn. “Nếu trả theo dư nợ giảm dần, nhưng khách hàng thấy lãi suất trên 1%, ai mà dám tới?”, giám đốc một ngân hàng nói. Ngoài ra, với mức lãi suất huy động đầu vào từ 0,82 – 0,9%/tháng, cho vay đầu ra lãi suất thấp hơn thì chẳng lẽ ngân hàng chịu lỗ?
Theo một lãnh đạo ngân hàng, dù tính lãi suất theo cách kể trên, người ta vẫn ồ ạt vay và đang chấp nhận trả theo mức lãi suất cao “vô hình” này. Một ngân hàng nước ngoài đã từng thẩm định khả năng vay và trả của người dân bằng cách nâng dần mức lãi suất lên, từ 0,86% rồi 1,2% rồi 2% mà lượng vay vẫn không giảm sút. Một kết luận họ đưa ra là, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cao, và người dân chấp nhận trả nợ theo mức lãi suất (đã nâng) này.