Tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự
Bổ sung các quy định về giải quyết các vụ việc dân sự, trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng
Tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định.
Đây là quy định mới tại Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến sáng 16/10.
Đó cũng là kết quả sau nhiều cuộc tranh luận về quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với các quan điểm trái chiều.
Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu dự án bộ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khái quát, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo. Theo đó Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Nhưng, nhiều ý kiến khác đề nghị không quy định nội dung này trong dự thảo bộ luật.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì việc mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân là bước chuyển quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ của tòa án.
Trong khi pháp luật dân sự chưa có quy định đầy đủ để điều chỉnh được hết các quan hệ xã hội, khi có tranh chấp dân sự xảy ra mà chưa có điều luật áp dụng thì cần thiết phải có quy định cho phép tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, tập quán, tương tự pháp luật, án lệ và lẽ công bằng để thụ lý vụ án và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chung do bộ luật này quy định.
Để bảo đảm tính khả thi, Ủy ban ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung các quy định về giải quyết các vụ việc dân sự, trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng tại 4 điều của dự thảo bộ luật.
Nguyên tắc được nêu tại dự thảo là tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Bộ luật Dân sự.
Khi yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu tòa án xem xét áp dụng.
Dự thảo bộ luật cũng quy định tòa án được áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định trực tiếp và không có tập quán được áp dụng theo quy định nói trên.
Điều kiện là khi áp dụng tương tự pháp luật, tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, phải xác định một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó.
Khi không thể áp dụng tương tự pháp luật thì tòa án áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự, dự thảo bộ luật nêu rõ.
Án lệ được định nghĩa tại dự thảo là quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, trong đó chứa đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật đã được Tòa án Nhân dân Tối cao lựa chọn, công nhận và công bố là án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Còn lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
Đây là quy định mới tại Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến sáng 16/10.
Đó cũng là kết quả sau nhiều cuộc tranh luận về quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với các quan điểm trái chiều.
Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu dự án bộ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khái quát, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo. Theo đó Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Nhưng, nhiều ý kiến khác đề nghị không quy định nội dung này trong dự thảo bộ luật.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì việc mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân là bước chuyển quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ của tòa án.
Trong khi pháp luật dân sự chưa có quy định đầy đủ để điều chỉnh được hết các quan hệ xã hội, khi có tranh chấp dân sự xảy ra mà chưa có điều luật áp dụng thì cần thiết phải có quy định cho phép tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, tập quán, tương tự pháp luật, án lệ và lẽ công bằng để thụ lý vụ án và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chung do bộ luật này quy định.
Để bảo đảm tính khả thi, Ủy ban ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung các quy định về giải quyết các vụ việc dân sự, trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng tại 4 điều của dự thảo bộ luật.
Nguyên tắc được nêu tại dự thảo là tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Bộ luật Dân sự.
Khi yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu tòa án xem xét áp dụng.
Dự thảo bộ luật cũng quy định tòa án được áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định trực tiếp và không có tập quán được áp dụng theo quy định nói trên.
Điều kiện là khi áp dụng tương tự pháp luật, tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, phải xác định một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó.
Khi không thể áp dụng tương tự pháp luật thì tòa án áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự, dự thảo bộ luật nêu rõ.
Án lệ được định nghĩa tại dự thảo là quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, trong đó chứa đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật đã được Tòa án Nhân dân Tối cao lựa chọn, công nhận và công bố là án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Còn lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.