Dự luật Tố tụng hành chính: Thứ trưởng chịu thiệt?
Khiếu nại, khiến kiện thế nào với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ tướng?
Việc khiếu nại, khiến kiện thế nào với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ tướng, tuy không quy định tại dự thảo Luật Tố tụng hành chính nhưng lại được nhiều ý kiến đề cập tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 21/7.
Trong các nhóm vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau khi Quốc hội thảo luận về dự luật này tại kỳ họp thứ bảy có thẩm quyền tòa án, điều kiện khởi kiện vụ án hành chính, cơ chế xử lý với bản án sai lầm nghiêm trọng, quy định về các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án...
Quyền khiếu nại, khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có bị giới hạn không và giới hạn đến cấp nào được đặt ra như sự khẳng định mục tiêu mà dự luật lần này đề cập, đó là quyền bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước tòa án.
Tại điều 25, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, nếu nói như dự thảo thì hiểu là luật áp dụng cả với quyết định hành chính và hành vi hành chính từ Chính phủ trở xuống. Nhưng, khi đi vào thẩm quyền cụ thể, ông Thuận cho rằng dự thảo đã không nói gì đến phạm vi thuộc thẩm quyền của tòa án liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chính phủ, đặc biệt là thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Phó thủ tướng.
“Để đảm bảo sự minh bạch, nếu các quyết định hành chính, hành vi hành chính này chúng ta không xử lý thì cũng nói thẳng là thuộc loại trừ, nếu không sẽ lại gây rắc rối”, ông Thuận nói.
Đồng tình với quan điểm trên, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, nếu ta cứ nói chung chung chỉ loại trừ quyết định hành chính, hành chi hành chính liên quan đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao thì chưa rõ lắm.
Ông Vượng đưa ví dụ, trường hợp Thủ tướng quyết định cách chức một đồng chí thứ trưởng thì việc này không thể bị khiếu nại. Bởi vì, theo thẩm quyền được quy định hiện nay, Chủ tịch nước được bổ nhiệm và bãi nhiệm cấp bộ trưởng, cấp thứ trưởng thuộc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định.
“Quyết định về nhân sự, thẩm quyền phải tương xứng. Cho nên, rõ ràng là anh thứ trưởng bị mất quyền lợi”, ông Vượng nói.
Củng cố thêm quan điểm, ông Vượng đưa một ví dụ thực tế, chuyện Văn Giang (địa phương thuộc tỉnh Hưng Yên - PV) mới đây đưa kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, yêu cầu hủy quyết định của Thủ tướng về cấp đất. “Đó là văn bản hành chính đấy, nhưng công dân Văn Giang không thể kiện ra tòa yêu cầu hủy được”, ông nói.
Diễn giải của ông Vượng đưa đến một vấn đề mà theo ông cần phải được đề cập đến trong dự thảo Luật Tố tụng hành chính, rằng đâu là “điểm dừng”.
“Cao nhất hiện nay là tòa án tỉnh xử sơ thẩm. Bây giờ thẩm phán tòa án tỉnh lại đi xét xử quyết định của Thủ tướng? Tôi cho là xét xử quyết định của ông bộ trưởng đã khó lắm rồi…”, ông Vượng nêu lên một thực tế.
Cũng có những vướng mắc khác, liên quan đến sự “tương xứng” về thẩm quyền, dẫn tới những lo ngại về hiệu lực thi hành bản án của các đại biểu Quốc hội.
Chủ nhiệm Thuận nêu vấn đề, ví dụ ông chủ tịch huyện ra quyết định phá nhà dân, hoặc đình chỉ thi hành… Chuyện bị kiện ra tòa, tòa bảo sai, yêu cầu làm lại, yêu cầu hủy bỏ quyết định đó thì chính cơ quan hành chính đó phải đưa ra.
“Chẳng lẽ là đánh một văn bản khác, dắt tay ông ấy bắt ký lại quyết định thay thế?”. Rồi ông Thuận cũng tự trả lời: “Không ai làm thế được vì đây là trách nhiệm của những người trong bộ máy công quyền. Mấy năm trước cũng đã làm rồi, nhưng cơ quan thi hành án không thể thi hành được”.
Ông Vượng đưa một ví dụ khác, nếu bộ trưởng ra quyết định thôi việc một vụ trưởng, sau đó ông này được quyền đi khiếu nại. Tuy nhiên ngay sau khi ra quyết định thôi việc thì bộ trưởng có thể đã bổ nhiệm người khác thay thế. Nếu tòa phán quyết với quyết định hành chính kia là sai thì ông vụ trưởng nọ quay lại đã chỗ mất, biên chế hết…
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba giải thích rằng thẩm quyền xử lý khiếu nại, khiếu kiện hiện nay cao nhất là Thủ tướng. Cho nên không thể có khiếu nại tố cáo đối với Thủ tướng mà chỉ áp dụng từ cấp bộ trở xuống.
"Ta không quy định cũng ngầm được hiểu như vậy. Nếu đưa vào phải có lý lẽ vì sao loại trừ. Tôi thấy là khó, vì nước tư bản là không có loại trừ, kể cả tổng thống cũng bị kiện ra tòa…", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Về phía ban soạn thảo, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình giải thích thêm, ở các nước, người đứng đầu hành chính nhà nước cũng không bị xét xử như bình thường mà thay bằng việc ra điều trần trước quốc hội.
“Quyết định có sai thì giám sát, chất vấn trả lời chất vấn, còn tòa không xử việc này và không ghi vào đây”, ông Bình nói.
Kết thúc phiên họp chiều nay, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự luật này hết sức quan trọng, liên quan đến quyền lợi công dân và được trông chờ. Nếu thông qua được sẽ giải quyết những vướng mắc lâu này liên quan đến khiếu nại tố cáo.
Liên quan đến một số vấn đề còn tranh cãi, ông Lưu giao Ủy ban Tư pháp và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để gửi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến vào thời gian tới.
Trong các nhóm vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau khi Quốc hội thảo luận về dự luật này tại kỳ họp thứ bảy có thẩm quyền tòa án, điều kiện khởi kiện vụ án hành chính, cơ chế xử lý với bản án sai lầm nghiêm trọng, quy định về các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án...
Quyền khiếu nại, khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có bị giới hạn không và giới hạn đến cấp nào được đặt ra như sự khẳng định mục tiêu mà dự luật lần này đề cập, đó là quyền bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước tòa án.
Tại điều 25, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, nếu nói như dự thảo thì hiểu là luật áp dụng cả với quyết định hành chính và hành vi hành chính từ Chính phủ trở xuống. Nhưng, khi đi vào thẩm quyền cụ thể, ông Thuận cho rằng dự thảo đã không nói gì đến phạm vi thuộc thẩm quyền của tòa án liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chính phủ, đặc biệt là thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Phó thủ tướng.
“Để đảm bảo sự minh bạch, nếu các quyết định hành chính, hành vi hành chính này chúng ta không xử lý thì cũng nói thẳng là thuộc loại trừ, nếu không sẽ lại gây rắc rối”, ông Thuận nói.
Đồng tình với quan điểm trên, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, nếu ta cứ nói chung chung chỉ loại trừ quyết định hành chính, hành chi hành chính liên quan đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao thì chưa rõ lắm.
Ông Vượng đưa ví dụ, trường hợp Thủ tướng quyết định cách chức một đồng chí thứ trưởng thì việc này không thể bị khiếu nại. Bởi vì, theo thẩm quyền được quy định hiện nay, Chủ tịch nước được bổ nhiệm và bãi nhiệm cấp bộ trưởng, cấp thứ trưởng thuộc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định.
“Quyết định về nhân sự, thẩm quyền phải tương xứng. Cho nên, rõ ràng là anh thứ trưởng bị mất quyền lợi”, ông Vượng nói.
Củng cố thêm quan điểm, ông Vượng đưa một ví dụ thực tế, chuyện Văn Giang (địa phương thuộc tỉnh Hưng Yên - PV) mới đây đưa kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, yêu cầu hủy quyết định của Thủ tướng về cấp đất. “Đó là văn bản hành chính đấy, nhưng công dân Văn Giang không thể kiện ra tòa yêu cầu hủy được”, ông nói.
Diễn giải của ông Vượng đưa đến một vấn đề mà theo ông cần phải được đề cập đến trong dự thảo Luật Tố tụng hành chính, rằng đâu là “điểm dừng”.
“Cao nhất hiện nay là tòa án tỉnh xử sơ thẩm. Bây giờ thẩm phán tòa án tỉnh lại đi xét xử quyết định của Thủ tướng? Tôi cho là xét xử quyết định của ông bộ trưởng đã khó lắm rồi…”, ông Vượng nêu lên một thực tế.
Cũng có những vướng mắc khác, liên quan đến sự “tương xứng” về thẩm quyền, dẫn tới những lo ngại về hiệu lực thi hành bản án của các đại biểu Quốc hội.
Chủ nhiệm Thuận nêu vấn đề, ví dụ ông chủ tịch huyện ra quyết định phá nhà dân, hoặc đình chỉ thi hành… Chuyện bị kiện ra tòa, tòa bảo sai, yêu cầu làm lại, yêu cầu hủy bỏ quyết định đó thì chính cơ quan hành chính đó phải đưa ra.
“Chẳng lẽ là đánh một văn bản khác, dắt tay ông ấy bắt ký lại quyết định thay thế?”. Rồi ông Thuận cũng tự trả lời: “Không ai làm thế được vì đây là trách nhiệm của những người trong bộ máy công quyền. Mấy năm trước cũng đã làm rồi, nhưng cơ quan thi hành án không thể thi hành được”.
Ông Vượng đưa một ví dụ khác, nếu bộ trưởng ra quyết định thôi việc một vụ trưởng, sau đó ông này được quyền đi khiếu nại. Tuy nhiên ngay sau khi ra quyết định thôi việc thì bộ trưởng có thể đã bổ nhiệm người khác thay thế. Nếu tòa phán quyết với quyết định hành chính kia là sai thì ông vụ trưởng nọ quay lại đã chỗ mất, biên chế hết…
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba giải thích rằng thẩm quyền xử lý khiếu nại, khiếu kiện hiện nay cao nhất là Thủ tướng. Cho nên không thể có khiếu nại tố cáo đối với Thủ tướng mà chỉ áp dụng từ cấp bộ trở xuống.
"Ta không quy định cũng ngầm được hiểu như vậy. Nếu đưa vào phải có lý lẽ vì sao loại trừ. Tôi thấy là khó, vì nước tư bản là không có loại trừ, kể cả tổng thống cũng bị kiện ra tòa…", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Về phía ban soạn thảo, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình giải thích thêm, ở các nước, người đứng đầu hành chính nhà nước cũng không bị xét xử như bình thường mà thay bằng việc ra điều trần trước quốc hội.
“Quyết định có sai thì giám sát, chất vấn trả lời chất vấn, còn tòa không xử việc này và không ghi vào đây”, ông Bình nói.
Kết thúc phiên họp chiều nay, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự luật này hết sức quan trọng, liên quan đến quyền lợi công dân và được trông chờ. Nếu thông qua được sẽ giải quyết những vướng mắc lâu này liên quan đến khiếu nại tố cáo.
Liên quan đến một số vấn đề còn tranh cãi, ông Lưu giao Ủy ban Tư pháp và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để gửi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến vào thời gian tới.