“Tôi sẽ chất vấn về các loại “chạy”!
Có nhiều vấn đề bức xúc, đại biểu Quốc hội muốn được tranh luận đến cùng với các bộ trưởng
Sáng 17/11, Quốc hội bắt đầu chất vấn các thành viên Chính phủ.
Trao đổi nhanh với báo chí trong giờ giải lao phiên họp sáng 16/11, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu - người sẽ đăng đàn đầu tiên - cho rằng các đại biểu có thể sẽ hỏi nhiều về diễn biến thị trường vàng, Đô la, ngoại tệ…, vốn là những vấn đề nóng trong thời gian gần đây.
“Ngày mai, có cơ hội thì sẽ báo cáo hết với đại biểu, nhiệm vụ được giao thì sẽ làm hết mình thôi”, Thống đốc nói.
Sau khi danh sách các vị trả lời chất vấn được Quốc hội thống nhất, nhiều đại biểu cũng đã chia sẻ với báo chí những vấn đề sẽ chất vấn. Đại biểu Danh Út cho biết vẫn sẽ tiếp tục chất vấn về điều hành xuất khẩu gạo. Còn đại biểu Nguyễn Lân Dũng thì cho hay ông sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về các loại “chạy”.
Cả hai vị đại biểu chăm chất vấn và không ngại tranh luận này đều cho rằng thời gian hai ngày rưỡi dành cho chất vấn và trả lời chất vấn là “hơi ngắn”. Và chỉ có bốn vị bộ trưởng đăng đàn là “hơi ít”. Vì có nhiều vấn đề bức xúc, đại biểu Quốc hội muốn được tranh luận đến cùng với các bộ trưởng.
Bộ trưởng còn “nợ” nhiều
Theo đại biểu Nguyễn Lân Dũng, trước mỗi phiên chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên nhắc lại những điều bộ trưởng đã “hứa” khi trả lời chất vấn tại kỳ họp trước. Vì đại biểu rất ít khi nhớ được cụ thể mà chỉ nhớ chung chung là “vấn đề đó chất vấn mãi mà không thấy chuyển biến”.
"Vấn đề giao thông rất bức xúc nhưng chất vấn mãi cũng thế thôi, mỗi ngày trung bình vẫn 30 người chết", đại biểu Dũng nêu ví dụ.
Không chỉ chất vấn trực tiếp mà vị đại biểu này còn gửi nhiều chất vấn bằng văn bản đến các bộ trưởng. Và, theo nhận xét của ông thì các bộ trưởng trả lời rất nghiêm túc, cẩn thận, công phu, dung lượng rất dài, kèm theo nhiều văn bản có liên quan. Nhưng nhìn chung còn thiếu khả thi, vì chỉ nói nhiều đã làm, sẽ làm, nhưng có làm được hay không thì chưa rõ.
Cũng liên quan đến giám sát “hậu chất vấn”, đại biểu Danh Út cho rằng, sau mỗi phiên chất vấn Quốc hội cần phải có nghị quyết. Không có nghị quyết thì không “bắt” chính phủ báo cáo việc thực hiện “lời hứa” được.
Vị đại biểu này chỉ ra một số việc được nêu ra tại phiên chất vấn trước nhưng “Chính phủ chưa thực hiện nghiêm”. Ví dụ chưa ban hành cơ chế xuất khẩu gạo, thanh tra sân golf vẫn chưa xong, và Vedan cũng chưa bồi thường cho dân.
Đại biểu Út cũng không hài lòng khi đã sắp đến phiên chất vấn mới mà nhiều bộ vẫn chưa thông tin xem việc giải quyết công việc đặt ra từ kỳ trước như thế nào. "Mới chỉ có Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo cho Quốc hội nhiều vấn đề từ kỳ họp trước thôi", đại biểu Danh Út cho biết.
Sẽ chất vấn về các loại “chạy”
Phần chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong hai ngày rưỡi, nhưng kỳ họp này chỉ có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ba bộ trưởng trả lời trước Quốc hội, ít hơn kỳ họp trước 2 vị. Các nhóm vấn đề dự kiến được đưa ra chất vấn đương nhiên cũng sẽ hạn chế hơn.
Theo đại biểu Danh Út thì còn một số vấn đề rất bức xúc hiện nay như an toàn giao thông, bảo vệ môi trường hay quản lý di tích... rất cần được chất vấn. Đại biểu Lân Dũng muốn có thêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Y tế đăng đàn. “Chuẩn bị thông qua Luật Giáo dục thì những bức xúc về giáo dục phải được giải đáp”, đại biểu Dũng bày tỏ.
Cả hai vị đại biểu “hăng hái” ở các phiên chất vấn này đều mong muốn tăng thời gian từ 2,5 lên 3 hoặc 3,5 ngày để có thể chất vấn nhiều nội dung hơn.
Nhận được rất nhiều gửi gắm của cử tri trước phiên chất vấn, đại biểu Lân Dũng cho rằng những vấn đề vấn đề gì cử tri bức xúc thật thì phải chất vấn đến cùng. “Tôi sẽ chất vấn về các loại chạy, từ chạy trường mẫu giáo đến chạy huân chương, chạy anh hùng. Mọi người đều đụng đến chuyện chạy, không chạy cho mình thì cho con mình…” đại biểu Lân Dũng cho biết.
Cũng theo vị đại biểu này thì có những vấn đề “không phải thực sự là mình bức xúc mà mình bức xúc thông qua bức xúc của cử tri, không phải bọn tôi muốn hỏi mà là hỏi hộ cử tri”.
Đại biểu Danh Út mong muốn chủ tọa các phiên chất vấn và trả lời chất vấn nên tạo điều kiện cho các đại biểu tranh luận đến cùng với các bộ trưởng, vì thời gian dành cho mỗi bộ trưởng là một buổi sáng, nhiều hơn các kỳ trước. “ Các kỳ trước thì cũng tranh luận cũng có nhưng chưa đến cùng vì hạn chế thời gian”, đại biểu Út nói.
* Nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ (trích từ bản tập hợp chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu).
- Xin Bộ trưởng cho biết về hiện tượng các loại "chạy" rất phổ biến hiện nay liên quan đến cán bộ, cơ quan Nhà nước: Chạy trường cho con em, chạy việc cho sinh viên tốt nghiệp, chạy chức, chạy quyền, chạy án...
- Với chức năng quản lý các cơ quan, cán bộ, viên chức, Bộ Nội vụ đã và sẽ làm gì để giảm dần, tiến đến chấm dứt các hiện tượng "chạy" kèm theo tệ nạn "hối lộ" còn rất tràn lan.
- Nhân dân cảm thấy rất khôi hài với con số mà Chính phủ báo cáo trước Quốc hội: Trong năm qua có 211 cán bộ nộp lại quà cho cơ quan, tổ chức với giá trị 66,5 triệu đồng. Nếu như vậy thì nước ta thuộc diện quá...trong sạch (!). Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho báo chí biết năm qua thiệt hại do tham nhũng phát hiện được lên tới 700 tỷ đồng. Bộ Nội vụ sẽ làm gì để tăng cường quản lý cán bộ, viên chức trong cơ quan Nhà nước?
Trao đổi nhanh với báo chí trong giờ giải lao phiên họp sáng 16/11, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu - người sẽ đăng đàn đầu tiên - cho rằng các đại biểu có thể sẽ hỏi nhiều về diễn biến thị trường vàng, Đô la, ngoại tệ…, vốn là những vấn đề nóng trong thời gian gần đây.
“Ngày mai, có cơ hội thì sẽ báo cáo hết với đại biểu, nhiệm vụ được giao thì sẽ làm hết mình thôi”, Thống đốc nói.
Sau khi danh sách các vị trả lời chất vấn được Quốc hội thống nhất, nhiều đại biểu cũng đã chia sẻ với báo chí những vấn đề sẽ chất vấn. Đại biểu Danh Út cho biết vẫn sẽ tiếp tục chất vấn về điều hành xuất khẩu gạo. Còn đại biểu Nguyễn Lân Dũng thì cho hay ông sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về các loại “chạy”.
Cả hai vị đại biểu chăm chất vấn và không ngại tranh luận này đều cho rằng thời gian hai ngày rưỡi dành cho chất vấn và trả lời chất vấn là “hơi ngắn”. Và chỉ có bốn vị bộ trưởng đăng đàn là “hơi ít”. Vì có nhiều vấn đề bức xúc, đại biểu Quốc hội muốn được tranh luận đến cùng với các bộ trưởng.
Bộ trưởng còn “nợ” nhiều
Theo đại biểu Nguyễn Lân Dũng, trước mỗi phiên chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên nhắc lại những điều bộ trưởng đã “hứa” khi trả lời chất vấn tại kỳ họp trước. Vì đại biểu rất ít khi nhớ được cụ thể mà chỉ nhớ chung chung là “vấn đề đó chất vấn mãi mà không thấy chuyển biến”.
"Vấn đề giao thông rất bức xúc nhưng chất vấn mãi cũng thế thôi, mỗi ngày trung bình vẫn 30 người chết", đại biểu Dũng nêu ví dụ.
Không chỉ chất vấn trực tiếp mà vị đại biểu này còn gửi nhiều chất vấn bằng văn bản đến các bộ trưởng. Và, theo nhận xét của ông thì các bộ trưởng trả lời rất nghiêm túc, cẩn thận, công phu, dung lượng rất dài, kèm theo nhiều văn bản có liên quan. Nhưng nhìn chung còn thiếu khả thi, vì chỉ nói nhiều đã làm, sẽ làm, nhưng có làm được hay không thì chưa rõ.
Cũng liên quan đến giám sát “hậu chất vấn”, đại biểu Danh Út cho rằng, sau mỗi phiên chất vấn Quốc hội cần phải có nghị quyết. Không có nghị quyết thì không “bắt” chính phủ báo cáo việc thực hiện “lời hứa” được.
Vị đại biểu này chỉ ra một số việc được nêu ra tại phiên chất vấn trước nhưng “Chính phủ chưa thực hiện nghiêm”. Ví dụ chưa ban hành cơ chế xuất khẩu gạo, thanh tra sân golf vẫn chưa xong, và Vedan cũng chưa bồi thường cho dân.
Đại biểu Út cũng không hài lòng khi đã sắp đến phiên chất vấn mới mà nhiều bộ vẫn chưa thông tin xem việc giải quyết công việc đặt ra từ kỳ trước như thế nào. "Mới chỉ có Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo cho Quốc hội nhiều vấn đề từ kỳ họp trước thôi", đại biểu Danh Út cho biết.
Sẽ chất vấn về các loại “chạy”
Phần chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong hai ngày rưỡi, nhưng kỳ họp này chỉ có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ba bộ trưởng trả lời trước Quốc hội, ít hơn kỳ họp trước 2 vị. Các nhóm vấn đề dự kiến được đưa ra chất vấn đương nhiên cũng sẽ hạn chế hơn.
Theo đại biểu Danh Út thì còn một số vấn đề rất bức xúc hiện nay như an toàn giao thông, bảo vệ môi trường hay quản lý di tích... rất cần được chất vấn. Đại biểu Lân Dũng muốn có thêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Y tế đăng đàn. “Chuẩn bị thông qua Luật Giáo dục thì những bức xúc về giáo dục phải được giải đáp”, đại biểu Dũng bày tỏ.
Cả hai vị đại biểu “hăng hái” ở các phiên chất vấn này đều mong muốn tăng thời gian từ 2,5 lên 3 hoặc 3,5 ngày để có thể chất vấn nhiều nội dung hơn.
Nhận được rất nhiều gửi gắm của cử tri trước phiên chất vấn, đại biểu Lân Dũng cho rằng những vấn đề vấn đề gì cử tri bức xúc thật thì phải chất vấn đến cùng. “Tôi sẽ chất vấn về các loại chạy, từ chạy trường mẫu giáo đến chạy huân chương, chạy anh hùng. Mọi người đều đụng đến chuyện chạy, không chạy cho mình thì cho con mình…” đại biểu Lân Dũng cho biết.
Cũng theo vị đại biểu này thì có những vấn đề “không phải thực sự là mình bức xúc mà mình bức xúc thông qua bức xúc của cử tri, không phải bọn tôi muốn hỏi mà là hỏi hộ cử tri”.
Đại biểu Danh Út mong muốn chủ tọa các phiên chất vấn và trả lời chất vấn nên tạo điều kiện cho các đại biểu tranh luận đến cùng với các bộ trưởng, vì thời gian dành cho mỗi bộ trưởng là một buổi sáng, nhiều hơn các kỳ trước. “ Các kỳ trước thì cũng tranh luận cũng có nhưng chưa đến cùng vì hạn chế thời gian”, đại biểu Út nói.
* Nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ (trích từ bản tập hợp chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu).
- Xin Bộ trưởng cho biết về hiện tượng các loại "chạy" rất phổ biến hiện nay liên quan đến cán bộ, cơ quan Nhà nước: Chạy trường cho con em, chạy việc cho sinh viên tốt nghiệp, chạy chức, chạy quyền, chạy án...
- Với chức năng quản lý các cơ quan, cán bộ, viên chức, Bộ Nội vụ đã và sẽ làm gì để giảm dần, tiến đến chấm dứt các hiện tượng "chạy" kèm theo tệ nạn "hối lộ" còn rất tràn lan.
- Nhân dân cảm thấy rất khôi hài với con số mà Chính phủ báo cáo trước Quốc hội: Trong năm qua có 211 cán bộ nộp lại quà cho cơ quan, tổ chức với giá trị 66,5 triệu đồng. Nếu như vậy thì nước ta thuộc diện quá...trong sạch (!). Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho báo chí biết năm qua thiệt hại do tham nhũng phát hiện được lên tới 700 tỷ đồng. Bộ Nội vụ sẽ làm gì để tăng cường quản lý cán bộ, viên chức trong cơ quan Nhà nước?