“Tôi sẽ tiếp tục chất vấn Thống đốc!”
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Chưa hài lòng với nội dung trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, ông sẽ tiếp tục chất vấn trực tiếp khi Thống đốc đăng đàn trước Quốc hội vào thứ Năm tuần này.
Trước đó, tại văn bản chất vấn được gửi đến Thống đốc, đại biểu Đồng nêu thực tế, hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại quá nhiều so với các nước trong khu vực, các ngân hàng hoạt động chưa lành mạnh, chạy đua lãi suất, làm cho thị trường vốn ảnh hưởng rất lớn. Doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để ổn định và phát triển sản xuất.
"Để tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng cùng đồng hành phát triển, thời gian tới Thống đốc có những giải pháp gì cấp bách để giải quyết những vấn đề trên?", đại biểu Đồng chất vấn.
Ba giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng
Ở văn bản trả lời, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước coi việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong những năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống các tín dụng an toàn, hiệu quả, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô…
Thống đốc Bình cũng khẳng định trong quá trình cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng, rối loạn tài chính và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước, hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất, chi phí xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Mục tiêu của quá trình này là tạo ra một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiệu quả, hoạt động ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có sức sống và khả năng cạnh tranh tốt trong môi trường kinh tế trong nước và quốc tế đầy biến động.
Bên cạnh đó, người dân được tiếp cận sâu, rộng với mọi loại hình dịch vụ ngân hàng với chất lượng ngày càng cao. Tạo ra một hệ thống ngân hàng đa dạng về loại hình, quan hệ sở hữu, đa dạng về quy mô có các ngân hàng đủ mạnh để có thể cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, có các ngân hàng làm trụ cột cho cả hệ thống ngân hàng trong nước, có các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong những phân khúc thị trường khác nhau.
Quá trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, theo Thống đốc, sẽ được thực hiện qua ba giai đoạn.
Thứ nhất, bảo đảm khả năng chi trả của từng tổ chức tín dụng và của cả hệ thống. Hai là cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được duyệt. Giai đoạn cuối là bán, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng.
Các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện để hỗ trợ quá trình này được ông Bình cho biết là, đổi mới và hoàn thiện các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng. Phối hợp đồng bộ quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng với cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt trong vấn đề xử lý tài chính, nợ giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
“Những bước đi đầu tiên của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang được ngành ngân hàng triển khai thận trọng và đảm bảo an toàn”, Thống đốc khẳng định.
Mặt bằng lãi suất sẽ giảm
Ở vế thứ hai tại chất vấn của đại biểu Đồng về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng cùng đồng hành phát triển, văn bản trả lời của Thống đốc nêu rõ: trong thời gian tới, ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Như, điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vốn VND nếu lạm phát tiếp tục xu hướng giảm và tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định trần lãi suất huy động trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng và xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm.
Giải pháp tiếp theo là tăng cường điều hòa vốn giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng thiếu vốn, có giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng đồng thuận giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay… đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, chưa trả được nợ, lãi”, Thống đốc khẳng định.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh nợ xấu đang có xu hướng gia tăng, việc lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay gia hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… là cần thiết để hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Được chọn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội, song trước khi đăng đàn vào ngày 24 tới đây, vị Tân Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhận được chất vấn của một số vị đại biểu.
Bên cạnh bất cập được nêu tại chất vấn của đại biểu Đồng trên đây, một số vị đại biểu khác còn đề cập đến tình trạng một số cán bộ, nhân viên ngân hàng chiếm dụng, làm thất thoát số tiền rất lớn (hàng ngàn tỷ đồng), tạo dư luận xấu và bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, một số ngân hàng tự ý nâng trần lãi suất tiết kiệm (không theo quy định của pháp luật).
Câu hỏi dành cho Thống đốc là, “công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng thuộc quyền như thế nào: có buông lỏng, quan liêu hay không mà để những vụ việc cực kỳ nghiêm trọng đó xẩy ra?”. Và ban lãnh đạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì xử lý những cán bộ lãnh đạo của các ngân hàng vi phạm?
Trước đó, tại văn bản chất vấn được gửi đến Thống đốc, đại biểu Đồng nêu thực tế, hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại quá nhiều so với các nước trong khu vực, các ngân hàng hoạt động chưa lành mạnh, chạy đua lãi suất, làm cho thị trường vốn ảnh hưởng rất lớn. Doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để ổn định và phát triển sản xuất.
"Để tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng cùng đồng hành phát triển, thời gian tới Thống đốc có những giải pháp gì cấp bách để giải quyết những vấn đề trên?", đại biểu Đồng chất vấn.
Ba giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng
Ở văn bản trả lời, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước coi việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong những năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống các tín dụng an toàn, hiệu quả, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô…
Thống đốc Bình cũng khẳng định trong quá trình cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng, rối loạn tài chính và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước, hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất, chi phí xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Mục tiêu của quá trình này là tạo ra một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiệu quả, hoạt động ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có sức sống và khả năng cạnh tranh tốt trong môi trường kinh tế trong nước và quốc tế đầy biến động.
Bên cạnh đó, người dân được tiếp cận sâu, rộng với mọi loại hình dịch vụ ngân hàng với chất lượng ngày càng cao. Tạo ra một hệ thống ngân hàng đa dạng về loại hình, quan hệ sở hữu, đa dạng về quy mô có các ngân hàng đủ mạnh để có thể cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, có các ngân hàng làm trụ cột cho cả hệ thống ngân hàng trong nước, có các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong những phân khúc thị trường khác nhau.
Quá trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, theo Thống đốc, sẽ được thực hiện qua ba giai đoạn.
Thứ nhất, bảo đảm khả năng chi trả của từng tổ chức tín dụng và của cả hệ thống. Hai là cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được duyệt. Giai đoạn cuối là bán, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng.
Các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện để hỗ trợ quá trình này được ông Bình cho biết là, đổi mới và hoàn thiện các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng. Phối hợp đồng bộ quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng với cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt trong vấn đề xử lý tài chính, nợ giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
“Những bước đi đầu tiên của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang được ngành ngân hàng triển khai thận trọng và đảm bảo an toàn”, Thống đốc khẳng định.
Mặt bằng lãi suất sẽ giảm
Ở vế thứ hai tại chất vấn của đại biểu Đồng về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng cùng đồng hành phát triển, văn bản trả lời của Thống đốc nêu rõ: trong thời gian tới, ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Như, điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vốn VND nếu lạm phát tiếp tục xu hướng giảm và tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định trần lãi suất huy động trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng và xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm.
Giải pháp tiếp theo là tăng cường điều hòa vốn giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng thiếu vốn, có giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng đồng thuận giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay… đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, chưa trả được nợ, lãi”, Thống đốc khẳng định.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh nợ xấu đang có xu hướng gia tăng, việc lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay gia hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… là cần thiết để hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Được chọn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội, song trước khi đăng đàn vào ngày 24 tới đây, vị Tân Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhận được chất vấn của một số vị đại biểu.
Bên cạnh bất cập được nêu tại chất vấn của đại biểu Đồng trên đây, một số vị đại biểu khác còn đề cập đến tình trạng một số cán bộ, nhân viên ngân hàng chiếm dụng, làm thất thoát số tiền rất lớn (hàng ngàn tỷ đồng), tạo dư luận xấu và bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, một số ngân hàng tự ý nâng trần lãi suất tiết kiệm (không theo quy định của pháp luật).
Câu hỏi dành cho Thống đốc là, “công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng thuộc quyền như thế nào: có buông lỏng, quan liêu hay không mà để những vụ việc cực kỳ nghiêm trọng đó xẩy ra?”. Và ban lãnh đạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì xử lý những cán bộ lãnh đạo của các ngân hàng vi phạm?