Tổng tấn công tham nhũng
Ban Nội chính Trung ương được giao nhiệm vụ chủ trì trong xây dựng kế hoạch cụ thể
Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng diễn ra ngày 26/3/2013 đã thống nhất kế hoạch khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm bắt đầu từ quý 2/2013.
Theo đó, Ban Nội chính Trung ương được giao nhiệm vụ chủ trì trong xây dựng kế hoạch cụ thể. Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng chỉ đạo thực hiện.
Một nội dung quan trọng khác của phiên họp lần thứ hai là thảo luận về quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Chủ trì phiên họp lần thứ hai, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nêu rõ: Việc xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cần căn cứ vào các văn bản và Điều lệ của Đảng, luật pháp, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng mới sửa đổi, bổ sung và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tránh sơ hở; quan trọng nhất là xác định phạm vi hoạt động, quan hệ với các cơ quan liên quan, chú trọng cả phòng và chống, cả phòng, chống tham nhũng và phòng chống lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI).
“Tinh thần chung là phát huy tối đa vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong điều kiện mới, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 163 của Bộ Chính trị. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước; không làm thay, không cản trở hoạt động bình thường mà sử dụng, phát huy tối đa vai trò của các cơ quan chuyên môn. Nội dung quy chế cần được xây dựng sát với hoạt động của Ban Chỉ đạo, quy định rõ phạm vi công việc của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo”, Tổng bí thư nói.
Các ý kiến tại phiên họp này đều thống nhất cho rằng: trong thời gian tới, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả hơn chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), chú trọng cả phòng và chống; cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật.
Để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến trong công tác này; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đề cập đến hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, lãng phí...
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu phát hiện có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, Ban Chỉ đạo có quyền yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có quyền kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ; hoặc chỉ đạo, phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ việc, vụ án cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền phúc tra hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Dự kiến, trong phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng diễn ra vào tháng 6 tới, Ban sẽ thảo luận, đánh giá tình hình phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2013, triển khai nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng quý 3/2013 và báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Theo đó, Ban Nội chính Trung ương được giao nhiệm vụ chủ trì trong xây dựng kế hoạch cụ thể. Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng chỉ đạo thực hiện.
Một nội dung quan trọng khác của phiên họp lần thứ hai là thảo luận về quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Chủ trì phiên họp lần thứ hai, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nêu rõ: Việc xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cần căn cứ vào các văn bản và Điều lệ của Đảng, luật pháp, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng mới sửa đổi, bổ sung và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tránh sơ hở; quan trọng nhất là xác định phạm vi hoạt động, quan hệ với các cơ quan liên quan, chú trọng cả phòng và chống, cả phòng, chống tham nhũng và phòng chống lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI).
“Tinh thần chung là phát huy tối đa vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong điều kiện mới, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 163 của Bộ Chính trị. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước; không làm thay, không cản trở hoạt động bình thường mà sử dụng, phát huy tối đa vai trò của các cơ quan chuyên môn. Nội dung quy chế cần được xây dựng sát với hoạt động của Ban Chỉ đạo, quy định rõ phạm vi công việc của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo”, Tổng bí thư nói.
Các ý kiến tại phiên họp này đều thống nhất cho rằng: trong thời gian tới, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả hơn chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), chú trọng cả phòng và chống; cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật.
Để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến trong công tác này; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đề cập đến hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, lãng phí...
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu phát hiện có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, Ban Chỉ đạo có quyền yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có quyền kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ; hoặc chỉ đạo, phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ việc, vụ án cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền phúc tra hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Dự kiến, trong phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng diễn ra vào tháng 6 tới, Ban sẽ thảo luận, đánh giá tình hình phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2013, triển khai nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng quý 3/2013 và báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.