Tổng thống Mỹ không thừa nhận kinh tế suy thoái
Trong thông điệp liên bang hàng năm, ông Bush không thừa nhận rằng kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái
Tối 28/1 (sáng 29/1 giờ Hà Nội) Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đọc bản Thông điệp Liên bang theo thông lệ hàng năm. Trong thông điệp kéo dài 50 phút này, ông Bush không thừa nhận rằng kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái.
Trong bản thông điệp với đầu đề "Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn thông qua việc tạo lòng tin và tăng cường quyền lực của người dân Mỹ", ông Bush nói: “Trong dài hạn, người Mỹ có thể tin tưởng về sự tăng trưởng kinh tế của chúng ta”. Ông cũng cho rằng, quân đội Mỹ tại Iraq sẽ đối mặt với cuộc chiến cam go năm 2008 song đang giành thắng lợi trong cuộc chiến này.
Đề xuất các giải pháp kinh tế
Khôi phục kinh tế Mỹ là vấn đề đang được người dân quan tâm nhất, cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong thông điệp Liên bang của Tổng thống Bush. Theo đó, ông kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua Kế hoạch trọn gói 150 tỷ USD để ngăn chặn đà suy thoái kinh tế Mỹ.
Đồng thời, kêu gọi Quốc hội gia hạn vĩnh viễn các chương trình cắt giảm thuế thu nhập hiện đang thực hiện nhưng sẽ hết hiệu lực trong 3 năm tới. Nhằm mở rộng cửa hơn nữa các thị trường nước ngoài cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, tạo thêm cơ hội việc làm cho người Mỹ. Tổng thống Bush cũng kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua các hiệp định thương mại tự do đã ký với Colombia, Panama và Hàn Quốc.
Tổng thống Mỹ mạnh mẽ cam kết cắt giảm mọi sự chi tiêu lãng phí của Chính phủ Liên bang, tiếp tục hối thúc các nghị sỹ cải cách chế độ an sinh xã hội, chế độ chăm sóc và trợ cấp y tế để người dân có thêm sự lựa chọn trong các vấn đề sát sườn đối với cuộc sống.
Ông Bush tiếp tục nhấn mạnh chủ trương mở rộng nhiều hình thức hỗ trợ về tài chính và chăm sóc y tế cho các gia đình quân nhân Mỹ, nhất là con cái của họ; hối thúc Quốc hội thông qua dự luật cải cách hệ thống giáo dục để các phụ huynh có thêm lựa chọn giữa trường công và trường tư cho con cái họ.
Để duy trì vị thế của nền kinh tế số 1 thế giới, cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ, ông Bush đề nghị cơ quan lập pháp tiếp tục tăng gấp đôi ngân sách cho công tác nghiên cứu cơ bản; tiếp tục tìm kiếm các biện pháp để bảo đảm an ninh năng lượng, cam kết xử lý vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính với điều kiện việc đó không gây tổn hại tới sự phát triển của nền kinh tế. Ông Bush đề xuất thiết lập một quỹ quốc tế 2 tỷ USD để tìm kiếm các công nghệ năng lượng sạch.
Mỹ còn nhiều việc phải làm tại Iraq
Về an ninh, Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục xem xét và áp dụng các biện pháp để một mặt tăng cường bảo đảm an ninh biên giới, mặt khác nhằm xử lý tình trạng di cư bất hợp pháp nhưng vẫn bảo đảm được nguồn lao động nước ngoài cho các xí nghiệp, nhà máy của Mỹ.
Về cuộc chiến Iraq, Tổng thống Bush tuyên bố rằng chiến lược ở Iraq của ông hứa hẹn sự chiến thắng và khả năng trở về nước của khoảng 160.000 lính Mỹ tại đó. Tổng thống Mỹ khẳng định: “Mục tiêu của chúng ta trong năm tới là duy trì và tiếp tục xây dựng những thành công mà chúng ta đã đạt được trong năm 2007, đồng thời chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến lược. Quân đội Mỹ đang chuyển từ các hoạt động dẫn đầu sang việc phối hợp với lực lượng Iraq và cuối cùng là nhiệm vụ giám sát.
Tuy nhiên, ông Bush cũng cho rằng Mỹ vẫn còn nhiều việc phải làm tại Iraq, do vậy hối thúc Quốc hội sớm thông qua đủ ngân sách cho các hoạt động của lính Mỹ tại chiến trường này. Ông cho biết một số lực lượng Mỹ tại Iraq sẽ được rút về nước và sẽ tăng thêm 3.200 quân cho chiến trường Apghanistan để xử lý tình trạng bạo lực ngày càng leo thang.
Để chống khủng bố, ông Bush nhấn mạnh hiệu quả của các biện pháp gây tranh cãi là bí mật kiểm soát điện thoại và thư tín, cho rằng đây là cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ khủng bố từ trong trứng nước.
Theo ông, chủ trương đối ngoại của Mỹ là sẽ gia tăng thúc đẩy các giá trị dân chủ của Mỹ trên toàn thế giới. Các giá trị dân chủ của Mỹ sẽ chỉ được thúc đẩy hiệu quả tại các nước thông qua các quỹ viện trợ nhân đạo của Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, ông cam kết tăng gấp đôi Quỹ cứu trợ bệnh AIDS toàn cầu lên 30 tỷ USD trong 5 năm tới.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng thay đổi lập trường đối với chính sách trợ giúp nông sản cho các quốc gia khác. Ông tuyên bố sẽ phê chuẩn dự luật mà trước đó ông đã phủ quyết, theo đó Mỹ sẽ mua nông sản của nước ngoài để viện trợ cho các nước nghèo.
Trong bản thông điệp với đầu đề "Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn thông qua việc tạo lòng tin và tăng cường quyền lực của người dân Mỹ", ông Bush nói: “Trong dài hạn, người Mỹ có thể tin tưởng về sự tăng trưởng kinh tế của chúng ta”. Ông cũng cho rằng, quân đội Mỹ tại Iraq sẽ đối mặt với cuộc chiến cam go năm 2008 song đang giành thắng lợi trong cuộc chiến này.
Đề xuất các giải pháp kinh tế
Khôi phục kinh tế Mỹ là vấn đề đang được người dân quan tâm nhất, cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong thông điệp Liên bang của Tổng thống Bush. Theo đó, ông kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua Kế hoạch trọn gói 150 tỷ USD để ngăn chặn đà suy thoái kinh tế Mỹ.
Đồng thời, kêu gọi Quốc hội gia hạn vĩnh viễn các chương trình cắt giảm thuế thu nhập hiện đang thực hiện nhưng sẽ hết hiệu lực trong 3 năm tới. Nhằm mở rộng cửa hơn nữa các thị trường nước ngoài cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, tạo thêm cơ hội việc làm cho người Mỹ. Tổng thống Bush cũng kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua các hiệp định thương mại tự do đã ký với Colombia, Panama và Hàn Quốc.
Tổng thống Mỹ mạnh mẽ cam kết cắt giảm mọi sự chi tiêu lãng phí của Chính phủ Liên bang, tiếp tục hối thúc các nghị sỹ cải cách chế độ an sinh xã hội, chế độ chăm sóc và trợ cấp y tế để người dân có thêm sự lựa chọn trong các vấn đề sát sườn đối với cuộc sống.
Ông Bush tiếp tục nhấn mạnh chủ trương mở rộng nhiều hình thức hỗ trợ về tài chính và chăm sóc y tế cho các gia đình quân nhân Mỹ, nhất là con cái của họ; hối thúc Quốc hội thông qua dự luật cải cách hệ thống giáo dục để các phụ huynh có thêm lựa chọn giữa trường công và trường tư cho con cái họ.
Để duy trì vị thế của nền kinh tế số 1 thế giới, cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ, ông Bush đề nghị cơ quan lập pháp tiếp tục tăng gấp đôi ngân sách cho công tác nghiên cứu cơ bản; tiếp tục tìm kiếm các biện pháp để bảo đảm an ninh năng lượng, cam kết xử lý vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính với điều kiện việc đó không gây tổn hại tới sự phát triển của nền kinh tế. Ông Bush đề xuất thiết lập một quỹ quốc tế 2 tỷ USD để tìm kiếm các công nghệ năng lượng sạch.
Mỹ còn nhiều việc phải làm tại Iraq
Về an ninh, Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục xem xét và áp dụng các biện pháp để một mặt tăng cường bảo đảm an ninh biên giới, mặt khác nhằm xử lý tình trạng di cư bất hợp pháp nhưng vẫn bảo đảm được nguồn lao động nước ngoài cho các xí nghiệp, nhà máy của Mỹ.
Về cuộc chiến Iraq, Tổng thống Bush tuyên bố rằng chiến lược ở Iraq của ông hứa hẹn sự chiến thắng và khả năng trở về nước của khoảng 160.000 lính Mỹ tại đó. Tổng thống Mỹ khẳng định: “Mục tiêu của chúng ta trong năm tới là duy trì và tiếp tục xây dựng những thành công mà chúng ta đã đạt được trong năm 2007, đồng thời chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến lược. Quân đội Mỹ đang chuyển từ các hoạt động dẫn đầu sang việc phối hợp với lực lượng Iraq và cuối cùng là nhiệm vụ giám sát.
Tuy nhiên, ông Bush cũng cho rằng Mỹ vẫn còn nhiều việc phải làm tại Iraq, do vậy hối thúc Quốc hội sớm thông qua đủ ngân sách cho các hoạt động của lính Mỹ tại chiến trường này. Ông cho biết một số lực lượng Mỹ tại Iraq sẽ được rút về nước và sẽ tăng thêm 3.200 quân cho chiến trường Apghanistan để xử lý tình trạng bạo lực ngày càng leo thang.
Để chống khủng bố, ông Bush nhấn mạnh hiệu quả của các biện pháp gây tranh cãi là bí mật kiểm soát điện thoại và thư tín, cho rằng đây là cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ khủng bố từ trong trứng nước.
Theo ông, chủ trương đối ngoại của Mỹ là sẽ gia tăng thúc đẩy các giá trị dân chủ của Mỹ trên toàn thế giới. Các giá trị dân chủ của Mỹ sẽ chỉ được thúc đẩy hiệu quả tại các nước thông qua các quỹ viện trợ nhân đạo của Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, ông cam kết tăng gấp đôi Quỹ cứu trợ bệnh AIDS toàn cầu lên 30 tỷ USD trong 5 năm tới.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng thay đổi lập trường đối với chính sách trợ giúp nông sản cho các quốc gia khác. Ông tuyên bố sẽ phê chuẩn dự luật mà trước đó ông đã phủ quyết, theo đó Mỹ sẽ mua nông sản của nước ngoài để viện trợ cho các nước nghèo.