Trả công nửa ký cá, làm sao giữ được rừng?
Tại sao chỉ lên án là dân phá rừng mà không chia sẻ vì sao dân phải làm như vậy?
Tại sao chỉ lên án là dân phá rừng mà không chia sẻ vì sao dân phải làm như vậy?
Không đi sâu vào những con số to tát cũng như những “đại vấn đề” của bản báo cáo tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, song câu chuyện rất thực tế của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh tại phiên thảo luận tổ sáng 1/11 đã phần nào trả lời được câu hỏi vì sao lại khó giữ rừng đến thế.
Khi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, đại biểu Thanh công tác tại hội liên hiệp phụ nữ huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam. Mọi người đều trầm trồ rằng, nơi này thật đẹp vì nhiều rừng.
“Nhìn xa xa thấy xanh lét xanh le thì bảo độ che phủ cao chứ phía trong ai biết được là thế nào”, bà Thanh phát biểu.
Cái “không biết được là thế nào” ở đây, chính là rừng đã “rỗng ruột” bởi gỗ quý đã bị khai thác cạn kiệt. Nhưng vì sao rừng bị tàn phá?
Đại biểu Thanh kể, công việc giữ rừng ở địa phương phải trông cậy rất nhiều vào cán bộ phụ trách kiểm lâm ở mỗi thôn. Mỗi tháng mỗi vị này được trả 120 nghìn đồng, ít nhất đi kiểm tra rừng hai lần. Nước thì không cần mua, vì có thể xách trà xanh theo nhưng mì tôm thì phải mua đắt gấp đôi (vì giao thông khó khăn nên nhiều mặt hàng ở huyện thường có giá cao gấp đôi thành phố - PV). Chỉ tính 10.000 đồng/gói thì mỗi bữa thanh niên ăn hai gói cũng mất 20.000 đồng, mà là ăn sống chứ chả nấu nướng gì.
“Vậy thì 120 ngàn có phải là chất xúc tác để họ làm việc hay không?”, đại biểu Thanh đặt câu hỏi.
Đại biểu Thanh kể tiếp, trước đây mỗi hộ được khoán bảo vệ rừng với 50 nghìn đồng/ha/năm, đủ mua nửa ký cá. “Mỗi năm mua được nửa ký cá, ăn nửa ký cá để bảo vệ rừng có được hay không?”.
Là đại biểu hội đồng nhân dân huyện, đã có quá trình gắn bó với cơ sở, bà Thanh nói rằng chính sách để dân gắn bó với rừng, sống được từ rừng thực sự chưa được như mong muốn.
Ở huyện miền núi Nam Trà My, nếu một cây gỗ dưới xuôi bán 50 nghìn đồng thì ngay tại địa phương 5 nghìn bán cũng khó, do đường sá rất khó đi. Vì thế, trồng keo, keo lớn keo già keo chết rồi lại tiếp tục trồng keo, chả biết để làm gì.
Trong khi đó quy hoạch ba loại rừng đang lẫn lộn, trên bản đồ là rừng đặc dụng nhưng thực tế lại là rừng sản xuất. Các dự án thủy điện lấy rất nhiều rừng, rồi doanh nghiệp cũng lấy đất rừng.
Nhà nước hỗ trợ dân trồng một số loại cây, song có cây 60 năm mới được thu hoạch, mà ngày mai thì dân đói, không có cái ăn nên không thể chờ được những 60 năm. Hay hỗ trợ trồng cau, song bán không được, ăn cũng không được. Mỗi năm dân rất mong chờ dến tháng Hai, vì thời gian đó có một lần duy nhất có người của doanh nghiệp lên thu mua đót, sau đó cả năm thì chả thấy ai nữa, bà Thanh kể.
Không có thu nhập từ rừng, dân phải đi làm nương làm rẫy, có mùa lẽ ra là bội thu, rừng bị phá, thú rừng tràn xuống một lần là thất thu. Dân cũng có rào lại, song với heo rừng thì chả ăn thua gì, mà bắn heo thì lại phạm luật.
Vì thế, Nam Trà My vẫn có đến hơn 84% hộ nghèo, vẫn nhiều nhà thiếu đói giáp hạt. Đói thì vẫn phải phát rừng làm rẫy. Nhiều người ở nơi khác cứ phê phán dân phá rừng, nhưng sao không chia sẻ vì sao dân phải phá rừng, đại biểu Thanh phát biểu.
Vậy người dân ở rừng muốn gì? Trả lời câu hỏi này của VnEconomy , đại biểu Thanh nói rằng, cử tri muốn rừng được giao hẳn cho họ quản lý. Tất nhiên là rừng đặc dụng thì họ giữ, còn rừng sản xuất thì họ có thể tùy điều kiện mà sản xuất để cải thiện đời sống.
Khi đã là của họ thì bắt buộc họ phải bảo vệ, còn bây giờ tuy đã nâng từ 50 nghìn đồng lên 100 nghìn đồng/ha, nhưng lâm tặc với đầy vũ khí nóng thì chả ai bảo vệ rừng được hết.
Cũng như đại biểu Thanh, tại phiên thảo luận tổ về dự án 5 triệu ha rừng sáng 1/11, nhiều đại biểu đề nghị khi kết thúc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thì cần có chương trình tiếp theo để giữ rừng.
Không ít vị đại biểu cũng bày tỏ sự quan ngại vào các số liệu độ che phủ của rừng lên tới 39,5% và các con số thiệt hại về rừng được nêu tại báo cáo của Chính phủ. Song câu trả lời cho vấn đề gốc rễ nhất là làm sao để kinh tế rừng phát triển mà rừng vẫn được bảo vệ, làm sao để dân tự giác yêu rừng, gắn bó với rừng thì vẫn đang còn bỏ ngỏ.
Không đi sâu vào những con số to tát cũng như những “đại vấn đề” của bản báo cáo tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, song câu chuyện rất thực tế của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh tại phiên thảo luận tổ sáng 1/11 đã phần nào trả lời được câu hỏi vì sao lại khó giữ rừng đến thế.
Khi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, đại biểu Thanh công tác tại hội liên hiệp phụ nữ huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam. Mọi người đều trầm trồ rằng, nơi này thật đẹp vì nhiều rừng.
“Nhìn xa xa thấy xanh lét xanh le thì bảo độ che phủ cao chứ phía trong ai biết được là thế nào”, bà Thanh phát biểu.
Cái “không biết được là thế nào” ở đây, chính là rừng đã “rỗng ruột” bởi gỗ quý đã bị khai thác cạn kiệt. Nhưng vì sao rừng bị tàn phá?
Đại biểu Thanh kể, công việc giữ rừng ở địa phương phải trông cậy rất nhiều vào cán bộ phụ trách kiểm lâm ở mỗi thôn. Mỗi tháng mỗi vị này được trả 120 nghìn đồng, ít nhất đi kiểm tra rừng hai lần. Nước thì không cần mua, vì có thể xách trà xanh theo nhưng mì tôm thì phải mua đắt gấp đôi (vì giao thông khó khăn nên nhiều mặt hàng ở huyện thường có giá cao gấp đôi thành phố - PV). Chỉ tính 10.000 đồng/gói thì mỗi bữa thanh niên ăn hai gói cũng mất 20.000 đồng, mà là ăn sống chứ chả nấu nướng gì.
“Vậy thì 120 ngàn có phải là chất xúc tác để họ làm việc hay không?”, đại biểu Thanh đặt câu hỏi.
Đại biểu Thanh kể tiếp, trước đây mỗi hộ được khoán bảo vệ rừng với 50 nghìn đồng/ha/năm, đủ mua nửa ký cá. “Mỗi năm mua được nửa ký cá, ăn nửa ký cá để bảo vệ rừng có được hay không?”.
Là đại biểu hội đồng nhân dân huyện, đã có quá trình gắn bó với cơ sở, bà Thanh nói rằng chính sách để dân gắn bó với rừng, sống được từ rừng thực sự chưa được như mong muốn.
Ở huyện miền núi Nam Trà My, nếu một cây gỗ dưới xuôi bán 50 nghìn đồng thì ngay tại địa phương 5 nghìn bán cũng khó, do đường sá rất khó đi. Vì thế, trồng keo, keo lớn keo già keo chết rồi lại tiếp tục trồng keo, chả biết để làm gì.
Trong khi đó quy hoạch ba loại rừng đang lẫn lộn, trên bản đồ là rừng đặc dụng nhưng thực tế lại là rừng sản xuất. Các dự án thủy điện lấy rất nhiều rừng, rồi doanh nghiệp cũng lấy đất rừng.
Nhà nước hỗ trợ dân trồng một số loại cây, song có cây 60 năm mới được thu hoạch, mà ngày mai thì dân đói, không có cái ăn nên không thể chờ được những 60 năm. Hay hỗ trợ trồng cau, song bán không được, ăn cũng không được. Mỗi năm dân rất mong chờ dến tháng Hai, vì thời gian đó có một lần duy nhất có người của doanh nghiệp lên thu mua đót, sau đó cả năm thì chả thấy ai nữa, bà Thanh kể.
Không có thu nhập từ rừng, dân phải đi làm nương làm rẫy, có mùa lẽ ra là bội thu, rừng bị phá, thú rừng tràn xuống một lần là thất thu. Dân cũng có rào lại, song với heo rừng thì chả ăn thua gì, mà bắn heo thì lại phạm luật.
Vì thế, Nam Trà My vẫn có đến hơn 84% hộ nghèo, vẫn nhiều nhà thiếu đói giáp hạt. Đói thì vẫn phải phát rừng làm rẫy. Nhiều người ở nơi khác cứ phê phán dân phá rừng, nhưng sao không chia sẻ vì sao dân phải phá rừng, đại biểu Thanh phát biểu.
Vậy người dân ở rừng muốn gì? Trả lời câu hỏi này của VnEconomy , đại biểu Thanh nói rằng, cử tri muốn rừng được giao hẳn cho họ quản lý. Tất nhiên là rừng đặc dụng thì họ giữ, còn rừng sản xuất thì họ có thể tùy điều kiện mà sản xuất để cải thiện đời sống.
Khi đã là của họ thì bắt buộc họ phải bảo vệ, còn bây giờ tuy đã nâng từ 50 nghìn đồng lên 100 nghìn đồng/ha, nhưng lâm tặc với đầy vũ khí nóng thì chả ai bảo vệ rừng được hết.
Cũng như đại biểu Thanh, tại phiên thảo luận tổ về dự án 5 triệu ha rừng sáng 1/11, nhiều đại biểu đề nghị khi kết thúc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thì cần có chương trình tiếp theo để giữ rừng.
Không ít vị đại biểu cũng bày tỏ sự quan ngại vào các số liệu độ che phủ của rừng lên tới 39,5% và các con số thiệt hại về rừng được nêu tại báo cáo của Chính phủ. Song câu trả lời cho vấn đề gốc rễ nhất là làm sao để kinh tế rừng phát triển mà rừng vẫn được bảo vệ, làm sao để dân tự giác yêu rừng, gắn bó với rừng thì vẫn đang còn bỏ ngỏ.