Trang mạng cá nhân dẫn tin thế nào thì không vi phạm?
Cá nhân chỉ được trích dẫn một câu hay một phần và phải chỉ dẫn đường link đến trang gốc
Trước những thông tin trái chiều liên quan đến nội dung “trang thông tin cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp” được quy định trong Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet, chiều 1/8/2013, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã trả lời báo chí cụ thể về vấn đề này.
Ông Bảo cho biết, liên quan đến nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp, Nghị định 72 phân ra 5 loại trang thông tin điện tử, gồm: báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử; trang thông tin điện tử tổng hợp; trang thông tin điện tử cá nhân; trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành.
Ngoài trang thông tin điện tử tổng hợp, Nghị định 72 quy định tất cả các loại trang thông tin điện tử còn lại không được cung cấp thông tin tổng hợp. Điều này để phân biệt với trang thông tin tổng hợp và việc phân như vậy để tương ứng với các chế tài quản lý cho phù hợp.
Theo ông Bảo, trang cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp, bởi như thế thì sẽ thành trang thông tin điện tử tổng hợp. Nếu cá nhân muốn làm trang thông tin điện tử tổng hợp thì không ai cấm, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định.
Đơn cử, như chỉ có tổ chức với doanh nghiệp mới được thành lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thứ hai phải có điều kiện về nhân lực, tài chính để đảm bảo nội dung, có các điều kiện kỹ thuật, phải có hai giấy phép gồm giấy phép thiết lập mạng và giấy phép cung cấp nội dung.
Ngoài ra, trang thông tin điện tử tổng hợp chỉ được cung cấp thông tin trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin và ghi rõ tên tác giả.
Với những trang thông tin cá nhân như blog, Facebook… ông Bảo cho biết, cá nhân chỉ được trích dẫn một câu hay một phần và phải chỉ dẫn đường link đến trang gốc. Còn nếu trang thông tin điện tử cá nhân mà trích dẫn, lấy thông tin của các cơ quan báo chí nguyên văn thì dù có dẫn nguồn cũng không được, vì như thế sẽ thành trang tin tổng hợp. Chỉ có trang thông tin điện tử tổng hợp được làm việc đó.
“Quy định này cũng là để đảm bảo quyền tác giá, quyền sở hữu trí tuệ và cho chính các cơ quan, tổ chức, trong đó có báo chí”, ông Bảo nói.
Lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho rằng, trang thông tin điện tử cá nhân khi trích một mẩu bài báo, một vấn đề nào đó và dẫn link và hoàn toàn có quyền bình luận nhưng phải chịu trách nhiệm về bình luận ấy.
Ông Bảo cũng khẳng định nhiều lần, không ai cấm trang thông tin cá nhân chia sẻ, nhưng cá nhân chia sẻ thông tin thì phải chỉ dẫn đường link đến cơ quan sản xuất thông tin.
“Tôi khẳng định lại, dứt khoát trang thông tin điện tử cá nhân không được trích dẫn toàn bộ và nguyên văn các nguồn tin của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, kể cả có ghi nguồn cụ thể”, ông Bảo nhấn mạnh. “Pháp luật không cấm cá nhân làm trang thông tin điện tử tổng hợp, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện quy định”.
Ông Bảo cho biết, liên quan đến nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp, Nghị định 72 phân ra 5 loại trang thông tin điện tử, gồm: báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử; trang thông tin điện tử tổng hợp; trang thông tin điện tử cá nhân; trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành.
Ngoài trang thông tin điện tử tổng hợp, Nghị định 72 quy định tất cả các loại trang thông tin điện tử còn lại không được cung cấp thông tin tổng hợp. Điều này để phân biệt với trang thông tin tổng hợp và việc phân như vậy để tương ứng với các chế tài quản lý cho phù hợp.
Theo ông Bảo, trang cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp, bởi như thế thì sẽ thành trang thông tin điện tử tổng hợp. Nếu cá nhân muốn làm trang thông tin điện tử tổng hợp thì không ai cấm, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định.
Đơn cử, như chỉ có tổ chức với doanh nghiệp mới được thành lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thứ hai phải có điều kiện về nhân lực, tài chính để đảm bảo nội dung, có các điều kiện kỹ thuật, phải có hai giấy phép gồm giấy phép thiết lập mạng và giấy phép cung cấp nội dung.
Ngoài ra, trang thông tin điện tử tổng hợp chỉ được cung cấp thông tin trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin và ghi rõ tên tác giả.
Với những trang thông tin cá nhân như blog, Facebook… ông Bảo cho biết, cá nhân chỉ được trích dẫn một câu hay một phần và phải chỉ dẫn đường link đến trang gốc. Còn nếu trang thông tin điện tử cá nhân mà trích dẫn, lấy thông tin của các cơ quan báo chí nguyên văn thì dù có dẫn nguồn cũng không được, vì như thế sẽ thành trang tin tổng hợp. Chỉ có trang thông tin điện tử tổng hợp được làm việc đó.
“Quy định này cũng là để đảm bảo quyền tác giá, quyền sở hữu trí tuệ và cho chính các cơ quan, tổ chức, trong đó có báo chí”, ông Bảo nói.
Lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho rằng, trang thông tin điện tử cá nhân khi trích một mẩu bài báo, một vấn đề nào đó và dẫn link và hoàn toàn có quyền bình luận nhưng phải chịu trách nhiệm về bình luận ấy.
Ông Bảo cũng khẳng định nhiều lần, không ai cấm trang thông tin cá nhân chia sẻ, nhưng cá nhân chia sẻ thông tin thì phải chỉ dẫn đường link đến cơ quan sản xuất thông tin.
“Tôi khẳng định lại, dứt khoát trang thông tin điện tử cá nhân không được trích dẫn toàn bộ và nguyên văn các nguồn tin của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, kể cả có ghi nguồn cụ thể”, ông Bảo nhấn mạnh. “Pháp luật không cấm cá nhân làm trang thông tin điện tử tổng hợp, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện quy định”.