Tranh luận hợp nhất hai cục cảnh sát điều tra
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự
Tách, nhập ra sao, giao thêm nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cho cơ quan nào, vẫn là những vấn đề còn ý kiến nhiều chiều, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, sáng 17/8.
Chưa dễ đồng thuận
Hợp nhất Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng vào Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ là vấn đề chưa dễ đồng thuận.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, Thường trực Ủy ban này tán thành với đa số ý kiến đại biểu Quốc hội về việc hợp nhất Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng vào Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, thành Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng.
Không đồng tình hợp nhất, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cho rằng việc này không phù hợp với pháp luật hiện hành và làm giảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Trên thực tế, đã thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng chuyên trách, chống tham nhũng đang có yêu cầu rất cao, được Đảng và nhà nước quan tâm, ông Khánh nhấn mạnh.
Có tách ra hay không phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói.
Vẫn liên quan đến tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra, Ủy ban Tư pháp tán thành với ý kiến bổ sung Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu ở Bộ Công an, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu ở công an cấp tỉnh trên cơ sở tách các hoạt động điều tra loại tội phạm này từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ.
Thường trực Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị bổ sung cơ quan cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc công an nhân dân là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và đề nghị không tiếp tục giao cho cơ quan cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiến hành một số hoạt động điều tra.
Chỉ giao thêm quyền điều tra cho kiểm ngư
Bổ sung cơ quan Thuế, Ủy ban Chứng khoán và Kiểm ngư là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng là vấn đề còn nhiều băn khoăn.
Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành về số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Cùng băn khoăn như nhiều ý kiến khác là ngư chính của Trung Quốc có quyền rất lớn, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng, nếu không trao cho kiểm ngư Việt Nam tiến hành một số hoạt động điều tra thì rất khó thực thi pháp luật khi mà lênh đênh trên biển mấy ngày mới có thể chuyển vụ việc cho lực lượng có trách nhiệm.
Trên biển có cảnh sát biển nhưng đã phân vùng rõ ràng, cảnh sát biển có trách nhiệm bảo vệ biên giới lãnh thổ, đấu tranh với cướp biển... Còn kiểm ngư có trách nhiệm với cả việc hủy hoại nguồn lợi thủy sản, chất thải trên biển, buôn bán động vật quý hiếm... nên rất khó khăn trong bố trí lực lượng, Thứ trưởng Lê Quý Vương nói.
Một số ý kiến khác tại phiên thảo luận cũng nhất trí giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cho cơ quan kiểm ngư.
"Ý kiến anh Vương có sức thuyết phục, giao nhiệm vụ điều tra cho kiểm ngư còn liên quan đến bảo vệ chủ quyền", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng góp ý.
Liên quan đến mở rộng phạm vi điều tra cho bộ đội biên phòng, Chủ nhiệm Ủy Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, kết quả khảo sát, giám sát cho thấy trong số các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì đa số vụ án được khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra đều do bộ đội biên phòng tiến hành và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu mở rộng phạm vi điều tra một số tội danh cho bộ đội biên phòng; đồng thời cần phải rà soát để tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ điều tra của các cơ quan đóng tại địa bàn biên giới quốc gia, Chủ nhiệm Hiện cho hay.
Tuy nhiên, một số ý kiến tại phiên thảo luận đề nghị cân nhắc thật kỹ, chỉ mở rộng phạm vi điều tra cho bộ đội biên phòng ở biên giới, nơi xa xôi hẻo lánh để không “giẫm chân” lên nhiệm vụ của cơ quan công an.
Chưa dễ đồng thuận
Hợp nhất Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng vào Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ là vấn đề chưa dễ đồng thuận.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, Thường trực Ủy ban này tán thành với đa số ý kiến đại biểu Quốc hội về việc hợp nhất Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng vào Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, thành Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng.
Không đồng tình hợp nhất, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cho rằng việc này không phù hợp với pháp luật hiện hành và làm giảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Trên thực tế, đã thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng chuyên trách, chống tham nhũng đang có yêu cầu rất cao, được Đảng và nhà nước quan tâm, ông Khánh nhấn mạnh.
Có tách ra hay không phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói.
Vẫn liên quan đến tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra, Ủy ban Tư pháp tán thành với ý kiến bổ sung Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu ở Bộ Công an, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu ở công an cấp tỉnh trên cơ sở tách các hoạt động điều tra loại tội phạm này từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ.
Thường trực Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị bổ sung cơ quan cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc công an nhân dân là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và đề nghị không tiếp tục giao cho cơ quan cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiến hành một số hoạt động điều tra.
Chỉ giao thêm quyền điều tra cho kiểm ngư
Bổ sung cơ quan Thuế, Ủy ban Chứng khoán và Kiểm ngư là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng là vấn đề còn nhiều băn khoăn.
Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành về số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Cùng băn khoăn như nhiều ý kiến khác là ngư chính của Trung Quốc có quyền rất lớn, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng, nếu không trao cho kiểm ngư Việt Nam tiến hành một số hoạt động điều tra thì rất khó thực thi pháp luật khi mà lênh đênh trên biển mấy ngày mới có thể chuyển vụ việc cho lực lượng có trách nhiệm.
Trên biển có cảnh sát biển nhưng đã phân vùng rõ ràng, cảnh sát biển có trách nhiệm bảo vệ biên giới lãnh thổ, đấu tranh với cướp biển... Còn kiểm ngư có trách nhiệm với cả việc hủy hoại nguồn lợi thủy sản, chất thải trên biển, buôn bán động vật quý hiếm... nên rất khó khăn trong bố trí lực lượng, Thứ trưởng Lê Quý Vương nói.
Một số ý kiến khác tại phiên thảo luận cũng nhất trí giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cho cơ quan kiểm ngư.
"Ý kiến anh Vương có sức thuyết phục, giao nhiệm vụ điều tra cho kiểm ngư còn liên quan đến bảo vệ chủ quyền", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng góp ý.
Liên quan đến mở rộng phạm vi điều tra cho bộ đội biên phòng, Chủ nhiệm Ủy Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, kết quả khảo sát, giám sát cho thấy trong số các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì đa số vụ án được khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra đều do bộ đội biên phòng tiến hành và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu mở rộng phạm vi điều tra một số tội danh cho bộ đội biên phòng; đồng thời cần phải rà soát để tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ điều tra của các cơ quan đóng tại địa bàn biên giới quốc gia, Chủ nhiệm Hiện cho hay.
Tuy nhiên, một số ý kiến tại phiên thảo luận đề nghị cân nhắc thật kỹ, chỉ mở rộng phạm vi điều tra cho bộ đội biên phòng ở biên giới, nơi xa xôi hẻo lánh để không “giẫm chân” lên nhiệm vụ của cơ quan công an.